Mức đãi ngộ không tưởng của người đầu tiên bay vào vũ trụ

Thông tin về chuyện tiền nong trong ngành công nghiệp vũ trụ không được Liên Xô tiết lộ. Nhưng dựa trên thông tin từ những người trong cuộc, cộng thêm các tài liệu được giải mật, chúng ta dần vén màn được bí mật này.

Cuốn nhật ký của Nikolai Kamanin – một quản lý cấp cao chịu trách nhiệm đào tạo phi hành gia đã tiết lộ chi tiết về mức đãi ngộ của các phi hành gia. Trong đó, người đầu tiên bay vào vũ trụ - Gagarin dĩ nhiên gây chú ý hơn cả. Theo lời Kamanin, Gagarin nhận được ít hơn ông 100 rúp. Vậy con số cụ thể là bao nhiêu?
Được biết, khi mức lương trung bình ở Liên Xô là 80 rúp, các nhà du hành vũ trụ đã được nhận 350 – 450 rúp một tháng. Riêng Yuri Gagarin nhận được 632 rúp mỗi tháng. Khoản này bao gồm tất cả các tiền thưởng. Không chỉ vậy, sau khi kết thúc hành trình, Gagarin từng nhận được khoản thưởng 15.000 rúp (gấp 187 lần mức lương trung bình hàng tháng khi đó).
Đầu thập niên 1960, lương của phi hành gia ở Liên Xô được trả bằng tiền mặt và nhiều hình thức khác. Họ được xem như anh hùng dân tộc và được hưởng loạt đặc quyền có một không hai. Gagarin được tặng một căn hộ 4 phòng đủ tiện nghi, hiện đại. Cha mẹ của phi hành gia này cũng được nhận một ngôi nhà riêng. Ông còn được mua một chiếc Volga đời mới dù vốn dĩ tiền thưởng đã đủ mua 3 chiếc như vậy.
Ảnh: RIA
Ảnh: RIA
Nhưng vào 7 năm sau, tiền thưởng cho các phi hành gia được xét dựa trên mức độ phức tạp của các chuyến bay. Một chuyến bay vào không gian bình thường sẽ nhận ít nhất 2.000 rúp. Nhưng nếu hoàn thành các nhiệm vụ khác như bay quanh Mặt trăng, hạ cánh trên Mặt trăng thì sẽ nhận 5.000 – 15.000 rúp.
Có người cho rằng, nếu Gagarin không phải người đầu tiên thì nhiệm vụ của ông sẽ không nhận được nhiều đãi ngộ như vậy. Bởi sau này, vào năm 1975, Georgy Grechko đã bay suốt 30 ngày nhưng chỉ nhận được 5.000 rúp, ít hơn nhiều với người tiền bối của mình. Nhưng người Nga nói, những nhà du hành, phi hành gia của họ tham gia nhiệm vụ không phải vì tiền, đó chỉ là yếu tố rất nhỏ!
Nếu so sánh lương các phi hành gia trên thế giới, Nga vẫn là nơi có mức khá thấp. NASA hay ESA thì quả chênh lệch. Lương của nhà du hành vũ trụ người Nga là khoảng 129.000 – 166.000 rúp/tháng (tương đương 2.000 USD). Nhưng ở NASA sẽ là 8.000 – 9.000 USD/tháng, ESA là 7.000 – 8.000 USD/tháng.
Tuy nhiên, ngoài tiền lương, phi hành gia ở Nga còn có thưởng. Mỗi chuyến bay thực tế vào vũ trụ, họ nhận thêm 55 – 120% lương. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, thời gian làm việc, làm thêm giờ, kỹ năng, thành tích, hiệu suất cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lương, thưởng của các phi hành gia. Nếu một du hành gia Nga nào lập kỷ lục thế giới ở bất cứ lĩnh vực nào khi đang thực hiện nhiệm vụ, họ sẽ nhận được số tiền gấp 50 tháng lương của mình.
Không chỉ vậy, phi hành gia Nga còn có tiền trợ cấp hàng ngày là 400 USD khi làm việc trong không gian. Người Mỹ chỉ hận được 5 USD cho khoản này. Những món đồ xa xỉ như ô tô, căn hộ sẽ được trao tặng như phần thưởng mỗi khi phi hành gia hoàn thành sứ mệnh.

Ngỡ ngàng 8 sự thật về loài bạch tuộc, không phải ai cũng biết

Sinh vật biển bí ẩn này không chỉ là món ăn ngon hay chỉ để ngắm nhìn. Chúng là những sinh vật thông minh, có cấu trúc giải phẫu độc đáo. Dưới đây là một số đặc điểm hấp dẫn của loài động vật này.

Ngo ngang 8 su that ve loai bach tuoc, khong phai ai cung biet
1. Bạch tuộc đã xuất hiện từ rất lâu: Hóa thạch lâu đời nhất được biết đến về tổ tiên bạch tuộc thuộc về một loài động vật sống cách đây khoảng 330 triệu năm, rất lâu trước khi có khủng long. Được phát hiện trong thành tạo đá vôi Bear Gulch của Montana và được mô tả vào năm 2022, mẫu vật này có mười chi, trong khi bạch tuộc hiện đại chỉ có tám chi. Lâu trước khi sự sống trên cạn phát triển, bạch tuộc đã định hình hình dạng của mình trong hàng triệu năm sau đó. Ảnh:BBC 

Người dân bắt được 'thuỷ quái' dự báo động đất trên biển

Con cá mái chèo khổng lồ dài 4,5 mét đã trôi dạt vào bờ biển và thu hút sự chú ý của người dân tại thị trấn Hinundayan, Nam Leyte.

Nguoi dan bat duoc 'thuy quai' du bao dong dat tren bien
Mặc dù bị thương, con "thuỷ quái" này vẫn thở được. Arnel Resma Casido, người sống gần biển, đã đến xem khi hàng xóm hét lên về con cá khổng lồ gần bờ. Các nhà khoa học cho biết cá mái chèo sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét so với mặt nước biển. Đây là loài sinh vật có xương dài nhất thế giới, có thể đạt chiều dài lên đến 17 mét và nặng tới 270 kg. (Ảnh cắt từ clip)