Mua máy xét nghiệm hơn 7 tỉ đồng, Quảng Nam nói không có khuất tất

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam khẳng định không hề có khuất tất trong việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động.

Tối 24/4, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết vào ngày 24/3, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định phê duyệt kinh phí mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động với mức giá 7,56 tỉ đồng nhưng sau đó sở thương thảo với nhà cung cấp nên giảm xuống còn hơn 7,2 tỉ đồng.
Mua may xet nghiem hon 7 ti dong, Quang Nam noi khong co khuat tat
 Máy xét nghiệm Realtime PCR tự động ở Quảng Nam Ảnh: Báo Quảng Nam
Ông Hai khẳng định việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động được thực hiện đúng theo quy định hiện hành, không có khuất tất gì. "Về giá cả thì các tỉnh đã mua trước, thị trường khảo sát cũng như vậy, trong khi đó việc mua sắm phải kịp thời phục vụ chống dịch nên UBND tỉnh mới phê duyệt kế hoạch chỉ định thầu chứ bình thường thì không làm theo phương thức đó. Làm sao biết họ đã mua của hãng sản xuất là bao nhiêu! Khi công an vào cuộc điều tra mới biết được" – ông Hai cho hay.
Cũng theo ông Hai, tại khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu có quy định gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách nằm trong nhóm được chỉ định thầu. Khi chỉ định thầu, bên mời thầu sẽ được quyền chọn nhà thầu và giao thầu.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 24/4, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh báo cáo.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam, trong thời gian qua, Ban chỉ đạo tỉnh Quảng Nam đã đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chủ trương, dự toán và kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 với tổng kinh phí 62,88 tỉ đồng.
Tối 24/4, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết sáng cùng ngày đã giao cho Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính báo cáo bằng văn bản cho UBND tỉnh. Sau ngày 3/5, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ nắm cụ thể, trường hợp cần thiết sẽ giao Thanh tra tỉnh thanh tra toàn bộ việc mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19, nếu có sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Ông Thanh cho rằng trước mắt cần tập trung cho công tác phòng chống dịch đảm bảo an toàn tối đa cho nhân dân.

Phó trưởng Công an TP Thái Bình “xoay” kiểu gì để “thoát tiếng” bao che Đường Nhuệ?

(Kiến Thức) - Một thông tin thu hút sự chú ý liên quan đến vụ Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ) bị khởi tố chính là việc một số công dân đã có phản ánh, thậm chí có đơn tố cáo đích danh trung tá Cao Giang Nam, Phó trưởng CATP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) có dấu hiệu bao che Đường Nhuệ.

Mới đây, ngay sau khi Cơ quan CSĐT, CATP Thái Bình khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại trụ sở CAP Trần Lãm ngày 18/11/2014, bà Đinh Thị Lý (SN 1964, trú tại tổ 3, phường Trần Lãm, TP Thái Bình), mẹ anh Mai Thế Duy (SN 1988, người bị Đường Nhuệ cùng đàn em đánh thương tật 15%) đã có đơn tố cáo đích danh ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT CATP Thái Bình bao che cho Đường “Nhuệ”.
Trong đơn, bà Lý đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục làm rõ việc ông Cao Giang Nam chỉ đạo vụ án lơi lỏng, không có tinh thần tấn công tội phạm, sợ sệt không khởi tố, thậm chí bao che cho Đường Nhuệ”.

Hành trình của 2 người Anh nhiễm Covid-19 vào Đà Nẵng và Hội An

Sau khi đến Đà Nẵng, 2 người  Anh nhiễm Covid-19 lưu trú tại một khách sạn trên đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng), đi chơi thể thao ở Bà Nà và vào TP Hội An (Quảng Nam).

Chiều 8/3, sau cuộc họp khẩn kéo dài nhiều giờ, lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy hai du khách người Anh (đều là nam giới) dương tính với Covid-19.