Mưa lũ ngập Hà Giang: Thiệt hại nghiêm trọng cỡ nào?

(Kiến Thức) - Mưa lũ ngập Hà Giang đã khiến 5 người chết, 2 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị sập, thiệt hại, ngôi nhà bị ngập và hàng trăm ha lúa và hoa màu bị thiệt hại...

Thông tin mới nhất về mưa lũ ngập Hà Giang, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa cho biết, theo báo cáo nhanh của tỉnh Hà Giang, tính đến 6h sáng 22/7, mưa lũ đã làm 5 người chết, trong đó 3 người tử vong do sạt lở đất gồm hai mẹ con ở xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì và 1 người tại TP Hà Giang, 2 người tử vong do bị lũ cuốn trôi (1 người ở huyện Bắc Quang, 1 người ở huyện Bắc Mê). Mưa lũ cũng khiến 2 người khác bị thương.
Tỉnh Hà Giang cũng cho biết, mưa lũ đã làm 2 nhà bị sập, cuốn trôi; 57 nhà bị thiệt hại; 524 nhà bị ngập; 215 ha lúa và hoa màu, 5ha cây lâm nghiệp, 24 ha ao cá, 11 con gia súc và nhiều gia cầm bị thiệt hại.
Mua lu ngap Ha Giang: Thiet hai nghiem trong co nao?
 Mưa lũ ngập Hà Giang đã khiến 5 người chết, 2 người bị thương.
Ngoài ra, mưa lũ cũng khiến 2 nhà máy thủy điện (Thái An, huyện Quản Bạ và Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên) bị dừng hoạt động do đất đá sạt lở, vùi lấp hệ thống máy móc. Sạt lở 3 điểm tại Quốc lộ 2; ngập lụt 4 điểm trên quốc lộ 4C, 2 điểm trên quốc lộ 34C; sạt lở 2 điểm trên tỉnh lộ 176B và ngập sâu, sạt lở một số tuyến đường liên xã (hiện các tuyến đường đã thông xe).
Ngay sáng 22/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã cử đoàn công tác do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đến Hà Giang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ. Trước đó, Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo đã cử đoàn công tác tới Hà Giang ngày 21/7.
Hiện tỉnh Hà Giang đã huy động các lực lượng vũ trang tìm kiếm các nạn nhân bị thương vong, thăm hỏi, động viên gia đình bị nạn và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ và sạt lở đất gây ra. Đồng thời, huy động nhân lực, thiết bị thông tuyến các tuyến đường bị sạt lở, sơ tán dân khỏi khu vực ngập lụt, sạt lở. Đến nay, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thông xe, nước đã rút.
Trước đó, ngày 20 và ngày 21/7, tại tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa lớn, gây lũ ống, sạt lở đất, ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa của nhân dân, công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là tại các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Mê, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Mua lu ngap Ha Giang: Thiet hai nghiem trong co nao?-Hinh-2
 Mưa lũ gây ngập lụt tại Hà Giang.
Ngày 21/7, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Công điện hỏa tốc số 995 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ tại Hà Giang.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng; biểu dương và đánh giá cao sự chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân địa phương trong ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người bị chết; hỗ trợ cứu chữa người bị thương; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa; rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức hỗ trợ lương thực, không để người dân bị đói. Kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngập sâu. Tập trung khôi phục công trình hạ tầng bị hư hỏng, đặc biệt là công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước, y tế, giáo dục để phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Thủ tướng cùng yêu cầu Bộ GTVTi chỉ đạo kiểm tra, khắc phục nhanh các sự cố trên các tuyến quốc lộ, hỗ trợ địa phương khắc phục các điểm bị sạt lở, ách tắc trên các trục giao thông chính nhằm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt; Bộ NN&PTNT, Công Thương chỉ đạo kiểm tra, kịp thời sửa chữa các hồ đập thủy lợi, thủy điện, các công trình bị sự cố do mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn, sớm khôi phục sản xuất và chủ động ứng phó lũ các đợt mưa lũ tiếp theo...
Ngày 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã ban hành Công văn số 2277/UBND-KTTH, về việc khắc phục hậu quả thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh đã trực tiếp đi kiểm tra tại một số điểm ngập và yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, máy móc giúp đỡ nhân dân và khắc phục thiệt hại và an toàn cho người dân.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin diễn biến mưa lũ tại Hà Giang.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa lũ Trung Quốc: Lũ kỷ lục dồn về đập Tam Hiệp, nước lên cao chưa từng thấy

Nguồn: VTC Now

Xe 16 chỗ đâm xe tải, 8 người chết: Tài xế kể phút “đấu đầu” kinh hoàng

Tài xế xe tải Phan Thanh Tùng (29 tuổi, quê ở Cam Ranh, Khánh Hòa) nói hơn 10 năm trong nghề, chưa bao giờ anh cảm thấy bị ám ảnh như lúc hai chiếc xe va vào nhau chát chúa, tiếng la khóc vang khắp nơi.

Gặp chúng tôi tại hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng xe 16 chỗ đâm xe tải, làm 8 người chết, 7 người bị thương trên Quốc lộ 1, đoạn qua thôn 2, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào sáng 21/7, gương mặt tài xế xe tải Phan Thanh Tùng vẫn chưa hết bàng hoàng.
Xe 16 cho dam xe tai, 8 nguoi chet: Tai xe ke phut “dau dau” kinh hoang
 Tài xế Phan Thanh Tùng 
Chân đi không được, trên người và mặt chi chít vết thương do kính chắn gió xe tải bắn vào, cuộc trò chuyện giữa PV Tiền Phong và anh Tùng đôi lúc ngắt quãng vì cơn đau ập tới. Anh Tùng kể, tối 20/7 anh chở hàng từ Đồng Nai đi Phan Thiết, trên xe còn có một tài xế khác ngồi ở ghế phụ.
Đến gần Km 1767 quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, anh thấy một chiếc xe khách 16 chỗ cứ nhá đèn, nhấp nhô đòi vượt. Anh Tùng vội vàng giảm tốc độ, tấp xe vào bên phải nhưng không kịp.
“Tôi đã giảm tốc độ, nhá đèn báo hiệu và đánh hết lái vào lề phải nhưng vẫn không né kịp. Chiếc xe khách đâm ngay vào bên tài của xe tải khiến tôi bị thương còn đồng nghiệp ngồi bên ghế phụ may mắn không bị gì”, anh Tùng kể.
29 tuổi với 10 năm trong nghề chưa bao giờ anh Tùng trải qua giây phút ám ảnh như hôm 21/7. Lúc hai xe va chạm trực diện vào nhau chát chúa, tiếng la khóc, cầu cứu vang vọng nhưng anh Tùng bất lực vì chân bị kẹp dưới cabin. Sau khi người dân và công an đến, anh mới được đưa đi cấp cứu ở phòng khám Tân Minh.
Xe 16 cho dam xe tai, 8 nguoi chet: Tai xe ke phut “dau dau” kinh hoang-Hinh-2
 Phần đầu xe tải nát bươm, phải mất rất nhiều thời gian, lực lượng chức năng mới di dời được xe tải khỏi hiện trường vụ tai nạn.
“Xuống tới phòng khám, người đầy máu me nhưng tôi vẫn tỉnh táo. Sau tôi còn có nhiều người khác liên tục được đưa vào phòng khám này. Cả đêm đó, tôi không tài nào chợp mắt được vì ám ảnh”, anh Tùng nói.
Sau khi được sơ cứu, tới sáng hôm nay 21/7, anh được chủ xe đón lên công an huyện Hàm Tân lấy lời khai.

Báo cáo nhanh của Ban An toàn giao thông tỉnh Bỉnh Thuận cho thấy, vụ tai nạn thảm khốc làm 8 người chết, 7 người khác bị thương xảy ra lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng nay trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn 2, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Vào thời điểm trên, xe tải 79N-0315 do tài xế Phan Thanh Tùng (SN 1991, trú phường Ba Ngoài, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) điều khiển chạy theo hướng Đồng Nai đi Phan Thiết.

Khi chạy đến đoạn đường nói trên, xe tải này đã đối đầu trực diện với xe khách 16 chỗ ngồi (trên xe có 14 người, gồm 1 lái xe và 13 khách) do tài xế Lê Thanh Trúc (SN 1972, ngụ xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận điều khiển) chạy hướng ngược lại. Vụ tai nạn làm 8 người chết, 7 người khác bị thương đang được cấp cứu.

Qua theo dõi dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, Ban An toàn giao thông Bình Thuận xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn là do xe khách chạy không đúng phần đường, làn đường. Tại thời điểm trước khi xảy ra tai nạn, xe khách chạy với tốc độ 69km/giờ, còn xe tải chạy với tốc độ 60km/giờ. Cả 2 xe đều không vi phạm tốc độ.

Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ở Bình Thuận lúc 1 giờ 11 phút rạng sáng 21/7, cả hai xe ô tô tải và xe khách đều còn hạn đăng kiểm. Theo đó, xe ôtô BKS 86B-010.87 là loại xe Ford 16 chỗ được sản xuất năm 2017 của Doanh nghiệp Tư nhân Anh Trịnh. Thông tin đăng kiểm gần nhất là ngày 5/2/2020, hết hạn đăng kiểm vào ngày 4/8/2020. Xe tải 79N-0315 của Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Trân, sản xuất năm 2008. Thông tin đăng kiểm mới nhất là ngày 20/4/2020, hạn đăng kiểm đến ngày 19/10/2020.


Bắt giam cán bộ Phòng Chính sách dân tộc tỉnh Nghệ An

Liên quan đến sai phạm trong việc thực hiện đề án phát triển KT-XH người Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An), cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam một cán bộ Ban Dân tộc tỉnh.

Tối 21/7,  cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Kim Văn Bốn (SN 1982), trú tại một chung cư ở xã Nghi Phú, TP Vinh để điều tra hành vi tham ô tài sản.

Ông Kim Văn Bốn trước khi bị bắt giữ là cán bộ Phòng Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An).