Mốt nấu chè giải nhiệt, chị em chung mua cả tạ thốt nốt Miền Tây

Trung tuần tháng 6, thốt nốt chính thức vào mùa cũng là thời điểm các tiểu thương nhộn nhịp rao bán thốt nốt tươi. Với vị ngọt mát, dẻo thơm, thốt nốt chưa bao giờ hết hót trên khắp chợ mạng.

Chị Ngân Hạnh, một tiểu thương chuyên bán hàng online, chia sẻ, thốt nốt ngon nhất là vào tháng 4, tháng 5 âm lịch. Đây là thời điểm thốt nốt nhiều nước, cùi dày và sản lượng thu hoạch của người dân cũng nhiều nhất.

Như thường lệ, tới mùa, chị Hạnh cùng nhiều tiểu thương khác sẽ nhập thốt nốt về rao bán trên trang cá nhân của mình cũng như các nhóm chợ online.

“Thốt nốt chưa bao giờ hết hót bởi mùi vị thơm ngon hấp dẫn riêng biệt, thứ quả này khiến người ta ăn một lần sẽ nhớ mãi. Thốt nốt có mùi thơm ngậy giống như mùi dừa non. Nước thốt nốt vị ngọt mát dùng để nấu chè, làm đường, nấu rượu vang. Cùi bên trong của thốt nốt có thể dùng ăn trúc tiếp như trộn sữa chua, rim đường ăn giải khát vào mùa hè nóng nực này thì không còn gì thích bằng”, chị Hạnh chia sẻ.

Mot nau che giai nhiet, chi em chung mua ca ta thot not Mien Tay
Thốt nốt tươi có thể chế biến được nhiều món

Thốt nốt mang hương vị hấp dẫn đặc biệt như vậy nên giữa tháng 6, khi chị Hạnh vừa rao bán mẻ thốt nốt tươi đầu tiên, có rất nhiều khách đặt hàng. Với những khách đã quen ăn thốt nốt, họ đặt 5-7 cân một lúc, có người đặt chục cân để về làm chè ăn dần. 

Tiểu thương này cho hay, năm nay giá thốt nốt có giảm so với mọi năm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện chị Hạnh bán thốt nốt tươi giá 55.000 đồng/kg, trung bình mỗi ngày chị chốt khoảng 30 đến 40 đơn, giao từ 70 đến một tạ thốt nốt. Năm nay vừa vào mùa, thốt nốt đã bán rất chạy bởi thời tiết oi nóng, các bà nội trợ tìm mua thốt nốt nhiều hơn để về nấu chè thanh nhiệt cơ thể. 

Mot nau che giai nhiet, chi em chung mua ca ta thot not Mien Tay-Hinh-2
Mot nau che giai nhiet, chi em chung mua ca ta thot not Mien Tay-Hinh-3
Mot nau che giai nhiet, chi em chung mua ca ta thot not Mien Tay-Hinh-4

Không chỉ dùng ăn trực tiếp, thốt nốt còn được nhiều người mua về nấu đường dùng quanh năm. Chị Ngọc Hân, một bà nội trợ ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là người ưa chuộng thốt nốt tươi, kể: “Hè năm nào mình cũng háo hức đợi tới mùa thốt nốt để mua về nấu chè, trộn sữa chua cho các con ăn, giải nhiệt cơ thể. Các con mình rất thích món chè thốt nốt. Đặc biệt, vì thích vị ngọt mát của thốt nốt nên mình thường mua mười mấy, hai mươi cân thốt nốt về nấu đường. Năm nào có thời gian mình còn mua nhiều hơn để nấu làm quà tặng người thân và đồng nghiệp”, chị Hân nói. 

Cùng “nghiện” vị ngọt mát của thốt nốt tươi, chị Khánh Hòa ở Thanh Xuân, Hà Nội, chia sẻ: “Thốt nốt vừa vào mùa, thấy người ta rao bán trên chợ mạng mình liền đặt mua 6 cân về bỏ tủ lạnh để chế biến dần. Thường thì nước thốt nốt mình sẽ dùng để nấu chè. Cùi thốt nốt mình cắt nhỏ ngâm đường làm đồ ăn vặt, thỉnh thoảng buồn miệng lại mang ra nhâm nhi hoặc trộn cùng sữa chua mọi người trong nhà đều nghiện ăn”.

Bà nội trợ này nói thêm, những người bị nóng trong, ăn chè nấu bằng đường thốt nốt không bị nhiệt như những đường khác bởi đường thốt nốt rất lành, tốt cho sức khỏe.

Bốn phụ nữ nông thôn nghĩ ra tuyệt chiêu bán rau độc đáo

Bốn phụ nữ nông thôn mặc váy kết bằng các loại rau củ tự tin thể hiện màn catwalk đang là câu chuyện gây chú ý trên mạng xã hội.

Đoạn video được ghi tại một quận thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong đó bốn người phụ nữ trên con đường đất thể hiện màn catwalk với nền nhạc sôi động.

Mở đầu đoạn video là cảnh một phụ nữ cầm chiếc sừng lớn và giới thiệu: “Chúng ta hãy chào đón những bông hoa xuất sắc của làng bước lên sân khấu”.

Đáng chú ý, những người phụ nữ đều mặc váy kết từ lá và các loại rau, tay mang theo các loại nông sản địa phương như cà, bầu bí và dưa chuột... Họ trông khá chuyên nghiệp khi trình diễn catwalk với nét mặt nghiêm túc và hơi lắc đầu khi thu hút máy quay. Một người trong nhóm còn đội mũ rơm, mang đôi quanh gánh bằng tre, thể hiện hình ảnh điển hình của người nông dân Trung Quốc.

Được biết đoạn video dài một phút do người phụ nữ họ Xu sản xuất và tải lên Douyin - một phiên bản Tiktok của Trung Quốc. Đây là nỗ lực của những người phụ nữ nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của họ. “Rau hữu cơ của chúng tôi không bán chạy. Vì vậy, tôi đã nghĩ đến việc dùng mạng xã hội để quảng cáo rau… Chúng tôi đã làm quần áo bằng lá cây và mũ đội đầu với những gì chúng tôi có thể tìm thấy tại chỗ”, chị Xu cho hay.

Bon phu nu nong thon nghi ra tuyet chieu ban rau doc dao-Hinh-2

Người mở màn video là mẹ chồng của chị Xu.

“Người đi đầu tiên là mẹ chồng tôi. Tôi là người thứ ba. Tất cả chúng tôi đều cùng một gia đình”, chị nói trong video với tư cách là người dẫn chuyện. Xu hy vọng video có thể giúp cuộc sống của cô và những người nông dân tốt đẹp hơn.

Phía dưới đoạn video, người xem đều khen ngợi cách làm sáng tạo và những người phụ nữ thì rất đáng yêu: “Tôi có cảm giác như đang xem phiên bản nông thôn Trung Quốc của Tuần lễ thời trang Paris”,"Khuôn mặt của những chị em nông dân này tràn đầy niềm tự hào về mùa bội thu". "Họ thật dễ thương. Ý tưởng rất độc đáo”,…

Vài năm trở lại đây, các video với chủ đề khai thác cuộc sống nông thôn ngày càng phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong đó, youtuber Lý Tử Thất đã trở thành nhân vật nổi tiếng khi thể hiện sự giản dị, bình yên trong cuộc sống nông thôn. Một số vlogger cũng sử dụng nền tảng phát trực tiếp để bán các sản phẩm nông nghiệp của họ.

Nói về trào lưu này, trên Tân Hoa xã, Giáo sư triết học Đại học Sơn Tây, nhận định: “Người dùng Internet dùng khoảng thời gian rảnh của họ để xem cuộc sống vùng nông thôn. Nó đã giúp họ giảm bớt áp lực cuộc sống”.

Trồng mít không hạt, bác nông dân Cần Thơ thu tiền tỷ

Nhờ trồng giống mít không hạt, ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn) thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Từ một giống mít "lạ", một nông dân ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ đã thực sự thoát nghèo ở tuổi thất thập. Không những vậy, người nông dân ấy còn được bình chọn là 1 trong 24 gương mặt tiêu biểu của cả nước sau 30 năm đổi mới lĩnh vực nông nghiệp.

Trong mit khong hat, bac nong dan Can Tho thu tien ty
Ông Út Mẫn bên cây mít không hạt của mình.