Một năm sau cuộc chiến Gaza: Giải pháp nào cho tương lai của Israel?

Một năm qua là hồi chuông cảnh tỉnh cho Israel khi những hạn chế trong chiến lược truyền thống của đất nước này được nêu bật. Sự sụp đổ của những nền tảng cũ đòi hỏi Israel một cách tiếp cận mới.

Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?
Theo nhận định của trang National Interest, hiện nay, thực tế đang diễn ra một cách phức tạp khi khả năng thực hiện giải pháp hai nhà nước đang ngày càng xa vời, trong khi ý tưởng về việc thành lập nhà nước Palestine lại thu hút sự ủng hộ của quốc tế ngày càng lớn. Tình hình này phản ánh những mâu thuẫn trong bối cảnh hiện tại. Nhà nước Palestine độc lập tồn tại chủ yếu trên lý thuyết, được củng cố bởi các tuyên bố quốc tế và hành động ngoại giao, nhưng vẫn chưa hiện thực hóa trong bối cảnh các điều kiện tại khu vực tiếp tục xấu đi.
Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?-Hinh-2
Israel đang đối mặt với tình thế khó khăn. Việc cố gắng giải quyết vấn đề Palestine bằng vũ lực có thể dẫn đến những hậu quả ngoại giao nghiêm trọng. Tương lai chính trị, kinh tế của Israel, thậm chí cả sự tồn tại lâu dài của nước này, phụ thuộc vào hội nhập khu vực.
Điều này lại cần phải có sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng giềng, trong đó có Ả Rập Xê Út. Việc bình thường hóa quan hệ với vương quốc này, một cường quốc Sunni trong khu vực, sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự thành công của chiến lược hội nhập của Israel.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ả rập Xê Út nhấn mạnh trong một bài báo gần đây của tờ Financial Times: “Ả Rập Xê Út sẽ nỗ lực không ngừng để một nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem được thành lập và sẽ không thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel nếu không có điều kiện này”.
Trong khi việc bình thường hóa vẫn phụ thuộc vào giải pháp hai (hoặc ba) nhà nước, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù Israel đang tiến hành một chiến dịch trừng phạt và đẫm máu ở Gaza, với nhiều báo cáo về vi phạm nhân quyền, nhưng khả năng bình thường hóa quan hệ vẫn không phải là không có hy vọng.
Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?-Hinh-3
Điều này, cùng với những tín hiệu tương tự từ các chính phủ khu vực và quốc tế, gửi đến một thông điệp rõ ràng: Nếu Israel muốn có được hội nhập khu vực, họ phải tìm cách giải quyết vấn đề Palestine một cách hợp lý để có thể cùng tồn tại với nước láng giềng một cách hoà bình.
Do đó, những sự kiện trong năm qua nhấn mạnh sự cần thiết để Israel xem xét lại chiến lược hiện tại của mình và ưu tiên hội nhập khu vực hơn là thống trị quân sự. Việc làm này mang lại cho Israel nhiều lợi ích ngoài tăng trưởng kinh tế. Bằng cách hoà mình vào khuôn khổ kinh tế và an ninh của khu vực, Israel có thể chuyển mình từ một quốc gia bị cô lập trong khu vực thành một đối tác quan trọng không thể thiếu.
Điều này sẽ bao gồm các thỏa thuận thương mại, các dự án hạ tầng kết nối Israel với các nước láng giềng và đầu tư vào sự ổn định khu vực. Những sáng kiến như Hành lang Kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (IMEC) có thể tạo ra các tuyến thương mại mới và củng cố vai trò của Israel như một nhân tố chính trong thương mại khu vực.
Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?-Hinh-4
National Interest nhấn mạnh, thực ra, Jerusalem biết rõ điều này. Chính Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là người khởi xướng sự chuyển mình trong nền kinh tế của đất nước. Đáng chú ý, trong lần xuất hiện gần đây tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Netanyahu đã cầm một bản đồ cho thấy các quốc gia được tô màu xanh, bao gồm Ai Cập, Sudan, Ả Rập Saudi và thậm chí cả Ấn Độ, được gọi là “Phước lành” - một bản đồ trùng khớp hoàn hảo với bản đồ của các nước trong Hành lang Kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (IMEC), hay như học giả Mohammed Soliman gọi là liên minh Indo-Abrahamic Tây Á.
Trên thực tế, Thủ tướng Netanyahu gọi sáng kiến này là “dự án hợp tác lớn nhất trong lịch sử” và là một dự án “mở ra một kỷ nguyên mới của sự hội nhập và hợp tác khu vực cũng như toàn cầu, chưa từng có và độc đáo về quy mô”. Tương tự, Israel Katz, Bộ trưởng Ngoại giao của nước này (và từng là Bộ trưởng Giao thông trong một thập kỷ), từ lâu cũng kêu gọi xây dựng hệ thống đường sắt để tạo ra “một liên kết hàng hóa giữa châu Á và châu u như một sự thay thế cho kênh đào Suez”.
Theo một cách nhất định, có thể nói rằng IMEC cùng với việc Israel hội nhập vào nền kinh tế và hạ tầng giao thông rộng lớn hơn của Trung Đông chính là mục đích thực sự của Hiệp định Abraham. Tuy nhiên, để tiến về phía trước, Israel cần phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn còn lại, đặc biệt là vấn đề Palestine.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, thực tế là Israel phải sẵn sàng nhượng bộ dù đó là quyết định khó khăn. Các khu định cư ở Bờ Tây, lệnh phong tỏa Gaza và cách đối xử với người Palestine đều là những vấn đề cần phải được giải quyết nếu Israel muốn giành được lòng tin của các nước láng giềng. Sự nhượng bộ này sẽ gặp phải thách thức về chính trị, nhưng đó là cần thiết để xây dựng các mối quan hệ có thể dẫn đến hòa bình lâu dài.
Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?-Hinh-5
Một năm qua là hồi chuông cảnh tỉnh cho Israel khi những hạn chế của chiến lược truyền thống của đất nước này được nêu bật. Sự sụp đổ của những nền tảng cũ như đoàn kết nội bộ, chia rẽ bên ngoài và sự hỗ trợ của phương Tây giờ đây đòi hỏi Israel một cách tiếp cận mới.
Hội nhập khu vực không chỉ là một nhu cầu chiến lược; nó còn là một cơ hội để Israel định hình lại vai trò của mình ở Trung Đông và xây dựng một tương lai hòa bình và thịnh vượng. Bằng cách giải quyết vấn đề Palestine, đưa ra những nhượng bộ cần thiết và đầu tư vào các quan hệ đối tác kinh tế với các nước láng giềng, Israel có thể chuyển mình từ một quốc gia luôn trong tình trạng chiến tranh thành nhân tố quan trọng trong một khu vực ổn định và thịnh vượng hơn.
Sự lựa chọn khác, một tương lai tiếp tục xung đột, cô lập và giảm bớt sự hỗ trợ từ các đồng minh, là không hợp lí. Đối với Israel, ngay lúc này chính là thời điểm thích hợp để hành động.
Mot nam sau cuoc chien Gaza: Giai phap nao cho tuong lai cua Israel?-Hinh-6

Bát hương thiếu hai thứ này thì cầu khấn quanh năm cũng vô ích

Theo quan niệm phong thủy, bát hương thờ Phật, Gia tiên hay Thần Tài nhất định phải đặt 2 thứ này vào trong thì việc thờ tự mới linh nghiệm.

Bát hương là một trong những vật phẩm quan trọng nhất trên ban thờ. Bát hương dùng để cắm hương, thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu với đấng sinh thành, ông bà tổ tiên đã khuất.

Choáng với kiểu kết hôn chớp nhoáng, chia tay trong tuần ở Indonesia

Mỗi lần kết hôn, cô dâu người địa phương sẽ nhận được tiền "sính lễ" từ 300 - 500 USD (khoảng 7,5 triệu đồng đến 12,4 triệu đồng) từ du khách.

Choang voi kieu ket hon chop nhoang, chia tay trong tuan o Indonesia
Các ngôi làng tại Indonesia nổi tiếng với nền văn hóa địa phương đặc sắc đang thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các du khách từ Trung Đông. Tuy nhiên, tại những khu nghỉ dưỡng vùng núi, một hình thức dịch vụ gây tranh cãi đã nở rộ gần đây, đó là dịch vụ tổ chức kết hôn chớp choáng, trao đổi tình - tiền. (Ảnh minh họa)

Nỗ lực ngoại giao của Mỹ để ngăn chặn chiến tranh Trung Đông

Đánh giá Trung Đông đang ở “thời khắc quan trọng”, Mỹ và các đồng minh đang tiến hành các hoạt động ngoại giao không ngừng nghỉ để xoa dịu căng thẳng trong khu vực.

Trung Đông dường như đang "nín thở" chờ xem Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này sẽ trả đũa như thế nào, sau khi Israel bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hamas và Hezbollah.

Ám ảnh sức tàn phá khủng khiếp của bão Milton nhìn từ trên cao

Những bức ảnh được hãng Reuters đăng tải dưới đây phần nào cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của bão Milton sau khi đổ bộ vào Mỹ.

Aftermath of Hurricane Milton's landfall in Florida
Sau khi đổ bộ vào Florida tối 9/10 (giờ địa phương), bão Milton đã tàn phá khắp bang này, khiến ít nhất 10 người chết và hàng triệu người chịu cảnh mất điện. (Nguồn ảnh: Reuters)
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in Venice
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết tại một cuộc họp báo trong Nhà Trắng rằng, tính đến sáng 11/10, ít nhất 10 người thiệt mạng ở Mỹ do ảnh hưởng của bão Milton. Trong đó, một loạt trận lốc xoáy đã khiến 5 người thiệt mạng tại quận St Lucie trên bờ biển phía đông Florida.
Bão Milton tấn công Florida
Theo PowerOutage.us, hơn 3,2 triệu ngôi nhà và doanh nghiệp ở Florida đã mất điện vào chiều 10/10.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in Venice
Thống đốc Ron DeSantis cho biết tiểu bang đã tránh được "kịch bản tồi tệ nhất", song ông cảnh báo rằng thiệt hại vẫn còn đáng kể và lũ lụt vẫn là mối lo ngại.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in Venice
Những bức ảnh được hãng Reuters đăng tải dưới đây phần nào cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của bão Milton sau khi đổ bộ vào Mỹ.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in Clearwater, Florida
Một góc nhìn từ trên không cho thấy hàng rào bị hỏng xung quanh một sân tennis, sau cơn bão Milton, ở Clearwater, Florida, ngày 10/10.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in St. Pete Beach, Florida
Đống đổ nát trên phố sau khi cơn bão Milton đi qua ở bãi biển St. Pete, Florida, ngày 10/10.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in Bradenton, Florida
Nhiều tòa nhà bị hư hại ở Bradenton, Florida, nhìn từ trên cao ngày 10/10.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in St. Petersburg, Florida
Mái vòm của sân vận động Tropicana ở St. Petersburg, Florida, bị xé toạc.
Aftermath of Hurricane Milton's landfall, in St. Petersburg, Florida
Một góc nhìn từ trên không cho thấy sân vận động Tropicana bị bão phá hủy nghiêm trọng thế nào.
Hậu quả của cơn bão Milton đổ bộ vào Siesta Key
Cảnh ngổn ngang trên đường phố ở Siesta Key sau bão.
Hậu quả của cơn bão Milton đổ bộ vào Siesta Key\
Ô tô đi qua con đường ngập nước ở Siesta Key ngày 10/10.
Thiệt hại cho một ngôi nhà sau khi cơn lốc xoáy quét qua khu phát triển The Preserve khi cơn bão Milton di chuyển qua Florida
Một ngôi nhà bị hư hại khi lốc xoáy quét qua khu phát triển The Preserve tại Wellington, Florida, ngày 10/10.
Hậu quả của cơn bão Milton đổ bộ vào đất liền, tại St. Petersburg, Florida
Cần cẩu đổ sập vào tòa nhà ở St. Petersburg.
Hậu quả của cơn bão Milton đổ bộ vào đất liền, tại St. Petersburg, Florida
Cảnh ngổn ngang bên trong sân bay Albert Whitted bị hư hại sau cơn bão Milton ngày 10/10.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Siêu bão Goni đổ bộ vào Philippines (Nguồn video: THĐT) 

Thủ tướng Lebanon nói gì về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah?

Thủ tướng Lebanon Najib Mikati đã bày tỏ hy vọng rằng một lệnh ngừng bắn có thể sớm đạt được để chấm dứt giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah.

Reuters đưa tin ngày 26/9, Mỹ, Pháp và một số đồng minh đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức trong 21 ngày trên khắp khu vực biên giới Israel - Lebanon.
Thủ tướng Najib Mikati hoan nghênh lời kêu gọi ngừng bắn nhưng cho biết chìa khóa để thực hiện điều này là liệu Israel có cam kết thực thi các nghị quyết quốc tế hay không.