Một năm hiếm có, nông dân thu hàng chục nghìn tỷ từ sầu riêng

Sầu riêng bán với giá cao chót vót giúp nông dân thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Năm 2025, dung lượng thị trường sầu riêng Trung Quốc ước đạt 20 tỷ USD - cơ hội lớn cho "vua trái cây Việt", song cần đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nông dân thu lãi tiền tỷ
Những ngày này, ở Tây Nam Bộ bước vào mùa thu hoạch sầu riêng nghịch vụ. Sầu được thu mua tại vườn với mức giá 100.000-130.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, sầu Ri6 có giá 95.000-110.000 đồng/kg; sầu Thái giá lên tới 105.000-125.000 đồng/kg tùy loại.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, sắp tới giá sầu riêng có thể tăng cao hơn nữa. Bởi, nguồn cung sầu ở các vùng trồng không còn nhiều. Năm ngoái, từng có thời điểm sầu riêng trái vụ tại vườn giá vọt lên 200.000 đồng/kg.
Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Huỳnh Tấn Lộc - Giám đốc HTX Sầu riêng Riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang) - cho biết, giá sầu riêng đang cao chót vót, nhà vườn có bao nhiêu thương lái mua hết bấy nhiêu.
Theo ông Lộc, Tây Nguyên là vựa sầu riêng lớn nhất ở nước ta. Thời điểm này gần như đã hết mùa, chỉ còn Gia Lai cho thu hoạch trái. Ở khu vực Tây Nam Bộ lại bước vào mùa sầu nghịch vụ, song hàng không dồi dào như vụ thuận. Nguồn cung khan hiếm, thị trường Trung Quốc vẫn “ăn mạnh” đã đẩy giá sầu riêng tăng dựng đứng những ngày gần đây.
Mot nam hiem co, nong dan thu hang chuc nghin ty tu sau rieng
Nông dân Tây Nguyên thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái sầu riêng (Ảnh: Nguyễn Huế). 
“Ngoài lượng sầu của HTX, tôi vẫn thu mua sầu tại các nhà vườn theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Dịp này, lượng sầu gom mua mỗi ngày dao động từ 1-2 container”, ông nói.
Với ông Lộc, đây là một năm hiếm có khi giá sầu vô cùng đắt đỏ, người trồng sầu trúng đậm. Khoảng 1 năm trở lại đây, giá sầu riêng luôn neo cao do xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc thuận lợi. Năng suất sầu riêng trung bình đạt 20-25 tấn/ha, thậm chí có nhà vườn đạt 30 tấn/ha. Với giá cao như vậy, trừ chi phí sản xuất từ 200-300 triệu đồng/ha, người trồng sầu riêng thu lãi từ 1-1,5 tỷ đồng tùy năng suất và giá bán.
Ông Vũ Đức Côn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, thông tin, năng suất sầu riêng tại tỉnh này đạt 18-20 tấn/ha. Tổng sản lượng sầu riêng niên vụ 2023 đạt trên 214.000 tấn, vượt xa con số dự báo là 195.000 tấn hồi đầu vụ.
Với giá bán dao động ở mức 55.000-75.000 đồng/kg, doanh thu từ sầu riêng đạt con số cao kỷ lục gần 15.000 tỷ đồng. Trừ chi phí, nông dân trồng sầu riêng lãi từ 0,8-1 tỷ đồng/ha.
Ở xã Hòa Nam (Di Linh, Lâm Đồng), chỉ với 4ha sầu riêng, vụ thu hoạch vừa qua anh Nguyễn Văn Thắng thu về hơn 5 tỷ đồng. Đây là con số cao hiếm có kể từ ngày anh bén duyên với loại trái cây này.
Bà Đoàn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nam, cho biết, năm nay sản lượng sầu riêng toàn xã đạt khoảng 7.000 tấn, mang lại cho người dân trên 500 tỷ đồng. Bình quân, mỗi hộ trồng sầu riêng có thu nhập từ 1,2-1,5 tỷ đồng. Trong xã có khoảng chục hộ dân có nguồn thu từ 4-10 tỷ đồng từ sầu riêng.
Không lo dư cung, chỉ lo chất lượng
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến tháng 10 năm nay, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử. Trong đó, khoảng 95% sầu riêng của nước ta được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Chia sẻ về câu chuyện diện tích sầu riêng tăng nóng thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thừa nhận, diện tích sầu tăng mạnh nhưng chỉ 51% số đó cho thu hoạch.
Ước tính, tổng diện tích sầu riêng của cả nước hiện lên tới 131ha, sản lượng năm nay đạt khoảng 1 triệu tấn.
Theo ông Tiến, nhu cầu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc với trên 1,4 tỷ dân là rất lớn. Thế nên, diện tích và sản lượng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Chúng ta cần quan tâm tới chất lượng và thị trường.
Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương đánh giá thị trường tiến tới ổn định diện tích, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của sầu riêng, ổn định đầu ra sản phẩm, Thứ trưởng cho hay.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cũng khẳng định, bà con nông dân cần tính tới câu chuyện phát triển bền vững, tăng cường chất lượng sản phẩm và về giống.
Theo các dự báo, đến năm 2025, dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng của ngành sầu riêng thế giới giai đoạn 2019-2025 được dự báo khoảng 7,2%/năm.
Hiện sầu riêng Việt Nam chỉ chiếm 5% trong tổng lượng sầu thị trường Trung Quốc nhập khẩu. Do đó, không cần lo về thị trường đầu ra trong những năm tới nếu sầu riêng của chúng ta đảm bảo chất lượng.
Ông Nguyên cũng nhận xét, xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn đối thủ Thái Lan nhờ có sầu riêng tươi quanh năm, vận chuyển sang Trung Quốc lại nhanh hơn nên hàng đảm bảo tươi ngon với mức giá rẻ hơn.
“Chúng ta mới xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc được hơn một năm. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn lạ lẫm với thương hiệu sầu Việt. Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta năm nay ước đạt 2,2-2,5 tỷ USD”, ông nói.
Năm tới, sản lượng tăng, mã số vùng trồng được cấp nhiều hơn, nếu quảng bá tốt thương hiệu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu "vua trái cây Việt" có thể đạt hơn 3 tỷ USD, tiến tới bắt kịp Thái Lan.

Đóng bảo hiểm mức 5 triệu đồng/tháng, lương hưu được bao nhiêu?

Để tính được mức lương hưu hàng tháng của người lao động, cần xác định tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo Luật BHXH, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Vùng đất ở Lâm Đồng, dân hái sầu riêng ví như "quả tiền tỷ"

Những ngày này, thủ phủ trồng sầu riêng huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) rộn ràng không khí thu hoạch với niềm vui sầu riêng được mùa, được giá.

Đây cũng là mùa sầu riêng “bội thu” của người dân địa phương sau khi loại quả đặc sản này được chính thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ năm 2022.

Với vườn trồng sầu riêng rộng hơn 2 ha trên một triền đồi thuộc địa phận xã Đoàn Kết (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), gia đình ông Tạ Đức Minh đang huy động lực lượng đi “cắt sầu”.

Đây là lượt thu hoạch thứ 2 kể từ đầu vụ tới giờ, nâng tổng sản lượng sầu riêng của vườn ông Minh lên gần 20 tấn, mặc dù từ nay đến cuối vụ phải còn 1 - 2 lượt thu hoạch nữa.

“Nhà tôi thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy, cũng may cả hai lần cắt sầu riêng đều bán được giá nên thu nhập khá ổn, bù lại chi phí và công chăm sóc cả năm qua và dư dả đôi chút để đầu tư làm việc khác”, ông Minh chia sẻ.

Vung dat o Lam Dong, dan hai sau rieng vi nhu

Doanh nghiệp tham quan, tìm hiểu vùng trồng sầu riêng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (ảnh tư liệu).

Sầu riêng được mùa, được giá

Tương tự, tại địa bàn xã Hà Lâm - “thủ đô” sầu riêng của huyện Đạ Huoai, cảnh thu hoạch, vận chuyển sầu riêng từ vườn rẫy ra các vựa thu mua rất nhộn nhịp từ sáng đến tối trong gần một tháng qua.

Bà Nguyễn Thị Thúy Vân (ngụ tại thôn 1, xã Hà Lâm) phấn khởi cho biết, vụ thu hoạch năm nay giá sầu riêng tăng cao và ổn định từ đầu mùa đến nay.

Gia đình bà có 7 ha sầu riêng giống Ri6, giống Thái, dự tính năm nay thu từ 110 - 120 tấn, với mức giá sầu riêng trung bình trên 50.000 đồng/kg như hiện tại, gia đình bà sẽ thu về hơn 6 tỷ đồng. Đây cũng là doanh thu lớn nhất sau 10 năm gia đình bà gắn bó với cây sầu riêng.

Theo bà Lại Thị Tường Vy, chủ vựa thu mua sầu riêng Tuấn Vy (xã Hà Lâm) cho biết, so với những năm trước sản lượng sầu riêng năm nay tăng cao hơn nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu của thương lái. Thậm chí, bạn hàng ở Trung Quốc còn cử người về các vựa thu mua để kiểm tra chất lượng trước khi đóng hàng lên xe và họ cũng đánh giá rất cao chất lượng sầu riêng của Đạ Huoai.

Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lâm Nguyễn Trọng Bằng cũng cho biết, năm nay sản lượng sầu riêng toàn xã ước đạt từ 16.000 - 17.000 tấn.

Với mức giá sầu riêng đang ổn định từ đầu vụ cho đến nay, ước tổng doanh thu từ sầu riêng mang lại cho người dân địa phương khoảng 800 tỷ đồng. Bình quân, mỗi hộ trồng sầu riêng ước đạt nguồn thu nhập từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng nên nhà vườn rất phấn khởi.

Đảm bảo an ninh trật tự

Vung dat o Lam Dong, dan hai sau rieng vi nhu

Sầu riêng xuất khẩu.

Thống kê của ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai, (tỉnh Lâm Đồng) toàn huyện đang có gần 6.000 ha sầu riêng; trong đó, diện tích thu hoạch trái đạt 3.501,8 ha.

Năng suất sầu riêng ước đạt khoảng 12 tấn/ha, sản lượng ước đạt 40.000 tấn trong vụ mùa năm nay. Trong thời gian qua, diện tích sầu riêng VietGAP gắn với các mã vùng trồng tại huyện Đạ Huoai không ngừng tăng lên.

Theo dự tính, vụ mùa sầu riêng năm nay sẽ kéo dài đến giữa tháng 7 mới kết thúc. Để niềm vui được trọn vẹn, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và người dân đang tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự mùa vụ, phòng chống trộm cắp tại các vườn sầu riêng có giá trị kinh tế cao.

Thượng tá Nguyễn Thanh Nam, Trưởng công an huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, trong vụ sầu riêng năm nay đơn vị đã xây dựng kế hoạch phòng chống tội phạm và chủ động ngăn chặn những hành vi vi phạm trên địa bàn; trong đó, lực lượng công an cơ sở sẽ rà soát lập danh sách đối tượng hình sự trên địa bàn để răn đe.

Đồng thời, công an huyện tổ chức tuần tra thường xuyên, không để các đối tượng đến cơ sở thu mua, vườn rẫy của dân hoạt động bảo kê, mua bán không lành mạnh. Qua đó nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống nạn trộm cắp trong cao điểm thu hoạch của loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng.

Chân dung tỷ phú lao đao tìm người kế thừa gia sản 32.000 tỷ

Sở hữu khối tài sản lên tới 32.000 tỷ đồng song tỷ phú Lâm Bách Hân từng “mất ăn mất ngủ” vì chuyện tìm người kế nghiệp.

Tỷ phú Lâm Bách Hân là nhà sáng lập tập đoàn bất động sản Lai Sun Group, sở hữu những tòa địa ốc đắt giá nhất Hong Kong và đồng sáng lập đài truyền hình ATV - một trong hai đài truyền hình lớn nhất Hong Hong.
Ông sinh năm 1914 ở Sinh Vu, Quảng Đông, là con thứ 9 trong một gia đình có 13 anh chị em. Cha Lâm Bách Hân là một chủ ngân hàng nổi tiếng ở Hong Kong. Ông thường được tham dự các buổi họp thảo luận về kinh doanh. Cũng từ đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm và không ít lần thể hiện tham vọng kinh doanh của mình.