Một gia đình có 8 người bị giam oan

Sau khi có quyết định đình chỉ điều tra vụ án, chỉ có 1 trong 8 người bị giam oan được bồi thường với số tiền ít ỏi.
 

"Sau nhiều năm gõ cửa các cơ quan chức năng, tôi được bồi thường một khoản tiền nhỏ, những người khác trong gia đình tôi đều không được bồi thường. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để những người bị giam oan được đối xử công bằng". Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, bức xúc trình bày.
Gần 4 năm ngồi tù oan
Theo ông Dũng, tháng 7-1979, ông từ chiến trường Campuchia về nước kết hợp thăm gia đình. Được ít ngày, ông Dũng bị lực lượng chức năng xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) bắt vì nghi cướp tài sản.
Theo đó, khoảng 23 giờ ngày 26/7/1979, xảy ra vụ cướp có vũ trang tại nhà ông Nguyễn Văn Dơ (ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận). Do ông Dơ báo trong đám cướp ngoài súng M16, súng ngắn còn có con dao trắng thường sử dụng bán bánh mì. Nghi vấn Hồ Long Chánh có con dao loại này, công an bắt ngay Chánh để điều tra. Chánh khai thêm Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Chiến (anh ruột ông Dũng), Nguyễn Thành Nghị và Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị). Chính quyền xã đã bắt tiếp số người này.
Ông Nguyễn Văn Dũng (thứ tư, từ trái sang) và người thân trình bày vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động
Ông Nguyễn Văn Dũng (thứ tư, từ trái sang) và người thân trình bày vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động 
Sau khi bị đưa về công an huyện và bị dùng nhục hình buộc phải nhận tội cướp tài sản đem về cho vợ con họ cất giấu, cơ quan điều tra lại bắt tiếp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (chị ông Dũng), Nguyễn Thị Lan (vợ ông Chiến) cùng Nguyễn Thị Kim Chung (con ông Chiến, lúc đó được 2,5 tháng tuổi), Võ Thị Thương (vợ ông Nghị) và cũng dùng nhục hình buộc họ phải nhận có cất giấu tài sản cướp được. Tuy nhiên, nhiều lần đến kiểm tra, công an không thu được gì là tang vật của vụ án nên ngày 11/5/1983, VKSND tỉnh Tây Ninh đình chỉ điều tra vụ án.
Có quyết định đình chỉ điều tra, ông Dũng gõ cửa khắp nơi từ địa phương lên trung ương để kêu oan. Mãi đến tháng 4/2017, VKSND tỉnh Tây Ninh mới mời ông Dũng lên làm việc liên quan đến việc bồi thường án oan nhưng chỉ đồng ý bồi thường với số tiền gần 600 triệu đồng.
"Tôi bị bắt giam oan, bị dùng nhục hình để buộc nhận tội. Danh dự nhân phẩm của tôi bị chà đạp, gia đình ly tán, mất cơ hội làm quân nhân, công dân tốt. Thế nhưng, sau khi được giải oan và hơn 34 năm gõ cửa khắp nơi, tôi chỉ nhận được chừng đó tiền. Họ còn nói chỉ bồi thường nhiêu đó, nếu không đồng ý thì kiện ra tòa" - ông Nguyễn Văn Dũng bức xúc.
Nhất quyết không bồi thường
Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng (con ông Nghị) kể sau khi bị bắt giam 3 năm 9 tháng 14 ngày, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định đình chỉ điều tra. "Khi được trả tự do, Công an xã Đôn Thuận đề nghị đến xã trình diện. Tại đây, công an xã đã thu hết các giấy tờ, trong đó có quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Tây Ninh. Lúc đó, mừng quá nên chúng tôi không đề nghị trả lại các giấy tờ đã nộp. Sau này, tôi và các thành viên trong gia đình đi khiếu nại việc bị bắt oan thì được trả lời không có cơ sở xem xét giải quyết vì không có quyết định đình chỉ điều tra. Nay cha tôi đã chết mà vẫn không được minh oan, bồi thường. Cả gia đình đi đâu cũng bị người ta xem thường, nói có tiền án, tiền sự cướp" - ông Nguyễn Văn Dũng kể.
Bà Võ Thị Thương năm nay cũng đã 92 tuổi, sau hàng chục năm kể từ ngày bị bắt và trả tự do đến nay vẫn chưa được minh oan và nhận được bồi thường. "Thời gian của tôi chẳng còn bao nhiêu, tôi chỉ mong đến khi nhắm mắt được nhà nước minh oan, chứ như ông nhà tôi, thật tội nghiệp..." - bà Thương rưng rưng nước mắt.
Trong vụ án này, còn có chị Nguyễn Thị Kim Chung (SN 1979), phải vào tù cùng cha mẹ khi mới 2,5 tháng tuổi. Đến hôm nay vẫn chưa thể xóa được mặc cảm từng trải qua tuổi thơ trong tù.
Thế nhưng, ngày 17/1, khi chúng tôi liên hệ VKSND tỉnh Tây Ninh để hỏi về những trường hợp này, ông Phan Văn Vũ, Trưởng Phòng Kiểm sát và Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo VKSND tỉnh Tây Ninh, cho biết lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo khi báo chí đến hỏi về việc bồi thường của ông Nguyễn Văn Dũng, chỉ trả lời đang trong quá trình thương lượng, khi nào có kết quả sẽ thông báo. Riêng những trường hợp còn lại thì không giải quyết.
Nhiều điểm cần làm rõ
Sau khi đọc hồ sơ vụ án gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định ông Nguyễn Văn Dũng bị bắt giam, bị dùng nhục hình tra tấn, sau gần 4 năm được trả tự do vì không có hành vi phạm tội, thế nhưng việc bồi thường chỉ làm qua loa, không thương lượng mà tự tính mức bồi thường với số tiền mang tính tượng trưng. Ngoài ra, cơ quan làm oan cho ông Dũng cũng không thực hiện việc xin lỗi tại nơi cư trú và tại đơn vị ông Dũng từng tham gia chiến đấu.
Đối với những người còn lại trong vụ án, ngoại trừ ông Dũng có được trong tay quyết định đình chỉ việc khởi tố, những người khác không có quyết định đình chỉ, nghĩa là dù được tha bổng nhưng họ vẫn mang thân phận của bị can và chịu hàm oan đến nay.
Vụ án có những điểm cần làm rõ, như: Trong quyết định đình chỉ vụ án oan của ông Nguyễn Văn Dũng, có đề cập đến những người này, tất cả họ bị giam oan, bị dùng nhục hình tra tấn là cơ sở để họ được xem xét bồi thường. Ngoài ra, việc Công an xã Đôn Thuận thu hồi giấy tờ của họ có nhằm né tránh bồi thường? Nếu không có quyết định đình chỉ vụ án, làm sao họ được trả tự do?...

Tết đặc biệt của những người “dính” án oan

Đối với ông Huỳnh Văn Nén hay ông Nguyễn Thanh Chấn, dù đã được “nếm” vài cái tết với gia đình, tết năm nay với họ vẫn thật đặc biệt.

Tet dac biet cua nhung nguoi “dinh” an oan
“Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén được trở về với đời thường. Ảnh: H.A.C 
Kỳ 1: “Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén đón tết
Tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, những ngày cuối cùng của năm âm lịch 2016, gia đình người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén - sau 17 năm ngồi tù oan - đang tất bật sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc, hoa mai để chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu 2017 với nhiều mong ước. Đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp ông Nén được ăn tết sum vầy bên gia đình, trong ngôi nhà mới, nhưng lại là cái tết mang nhiều trăn trở nhất. Ông Nén mới được minh oan về tinh thần, còn phần đền bù tổn thất 17 năm ngồi tù thì vẫn đang bàn thảo, cuộc sống phía trước của gia đình ông đang gặp phải vô vàn khó khăn.
Tết sum vầy bên gia đình
Cuộc đời ông Nén, những năm tháng sống khỏe mạnh ông đã để lại trong trại giam. Dù ra tù trong sự minh oan, lấy lại được sự thanh sạch, nhưng vết thương để lại với ông Nén là quá lớn, nó vẫn nhói lên mỗi khi ông nhớ lại. Ông Nén nói: “Những năm tháng tôi đón tết ở trại giam dù có thịt heo, thịt gà, bánh chưng nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy vui. Những lúc đó, tôi chỉ hướng về gia đình và các con tôi. Có tết tôi đã khóc khô nước mắt trong buồn tủi vì thèm được cảm giác ở bên vợ và mấy đứa con” - ông Nén tâm sự. Bây giờ, được ngồi trong căn nhà mới, bên cạnh vợ con, kể lại những câu chuyện về 17 năm tủi hổ trong tù, ông vẫn rơm rớm nước mắt.
Giờ đây, những ngày tháng cô đơn đó của người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén đã qua đi. Ông Huỳnh Văn Nén đã đón cái tết đầu tiên (năm 2016) ở bên gia đình vô cùng ấm áp và ý nghĩa. Căn nhà xập xệ khoảng chừng 50m2 trước đây vợ con ông Nén sinh sống đã được tháo dỡ để xây mới ngay trên nền đất cũ, số tiền khoảng 200 triệu đồng do các mạnh thường quân đóng góp và vay mượn thêm của ngân hàng, còn phần xây dựng là gia đình ông Nén xúm vào phụ để bớt tiền công thợ. Trong ngôi nhà mới, diện tích khoảng 90m2, với 3 phòng ngủ lát gạch men, khang trang, ông Nén không giấu nổi nét mặt hân hoan. Ông Nén chia sẻ: “Đây là ngôi nhà mà vợ chồng tôi hằng mơ ước, tưởng chừng như không bao giờ có được”.
Cái tết thứ hai này bên gia đình, ông Nén sẽ có thêm niềm hân hoan mới khi các con cái của ông đã lập gia đình và sinh con đẻ cái, ông Nén trở thành ông nội của đứa cháu 8 tháng tuổi - là con của anh Huỳnh Thành Công (27 tuổi, con đầu của ông Nén) và chuẩn bị đón đứa cháu thứ 2 sinh vào năm Đinh Dậu 2017 - là con của anh Huỳnh Thành Lượng (26 tuổi, con thứ của ông Nén).
Bà Nguyễn Thị Cẩm - vợ ông Nén chia sẻ: Những ngày này, tôi đang cố gắng buôn bán để kiếm khoản tiền kha khá cho gia đình đón tết. Ông Nén giờ sức khỏe đã yếu, không thể phụ việc tôi chuẩn bị hàng bán bánh canh, hủ tiếu ngoài chợ Tân Minh nữa, nhưng có ổng ở nhà là tôi vui rồi, bao nhiêu khó khăn tôi chịu được hết, 17 năm xa ổng tôi còn chịu được nữa mà” - bà Cẩm cười nói. Hiện tại, trong căn nhà mới của ông Nén còn khá sơ sài, nhưng vợ chồng ông Nén cũng dự định, đến ngày 27 tháng chạp là cả nhà nghỉ làm, ở nhà sum vầy gói bánh tét mang gửi biếu ba Truyện, thầy Thận, biếu anh Nghĩa… là những người đã miệt mài nhiều năm liền kêu oan cho ông Nén; rồi sau đó ra chợ sắm đồ tết cho cháu nội.
Cụ Truyện bộc bạch: “Hơn 17 năm rồi tôi không có tết vì ngày nào cũng u sầu, lo lắng bởi thằng Nén còn ở trong tù. Nay thì tôi thấy mình như trẻ lại và cũng hồi hộp như đám trẻ chờ đón tết trong căn nhà mới của thằng Nén. Tôi cũng hồi hộp không thua gì bọn trẻ khi chờ đứa chắt thứ 2 ra đời để tôi bồng cho sướng cái tay…”. Chúng tôi hỏi trước thềm năm mới, cụ mơ ước gì nhất, cụ Truyện cười móm mém: “Tôi cầu mong có sức khỏe để đi thăm những ân nhân đồng hành cùng thằng Nén. Sau đó, cả nhà 3 thế hệ quây quần bên mâm cơm trong ngày tết là tôi vui lắm rồi…”.
Tet dac biet cua nhung nguoi “dinh” an oan-Hinh-2
Niềm vui của đại gia đình Huỳnh Văn Nén những ngày đầu sum họp. Ảnh: N.Đ.Q 

Giết chủ nợ dã man, phi tang xác ngay trong vườn…nhà mình

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa khám phá thành công vụ án mạng nghiêm trọng sát hại chủ nợ dã man, ném xác xuống giếng hoang khi đang đi đòi khoản nợ 15 triệu. 

Theo cơ quan công an tỉnh Lâm Đồng, hôm qua (28/1), các lực lượng đã giải mã thành công vụ án mạng sát hại chủ nợ, phi tang xác ngay trong vườn nhà.
Theo thông tin ban đầu, ngày 23/1 cơ quan công an nhận thông tin anh Võ Thành Tuấn (27 tuổi, trú thôn Đồng Lạc 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đi đòi nợ một số người nhưng sau đó không thấy trở về nhà.

Ai chịu trách nhiệm vụ “Án oan dưới chân đèo Pha Đin”?

(Kiến Thức) - Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong vụ án này, trước hết là các cơ quan tiến hành tố tụng ở Điện Biên phải xem lại hồ sơ, kiểm điểm xử lý cả ba giai đoạn. Việc thương lượng bồi thường đang diễn ra…

Chất vấn Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình sáng 18/11, Đại biểu Lê Ngọc Hải (Quảng Nam) đã đặt câu hỏi về "Án oan dưới chân đèo Pha Đin" tại tỉnh Điện Biên”.