Mới nhất vụ sập mỏ đá: 7 người tử nạn

Theo thông tin mới nhất, trong vụ sập mỏ đá con số người tử nạn đã gia tăng lên 7 người.

Cụ thể, sự việc xảy ra khoảng lúc 10h 30 phút ngày 22/1. Khi các lao động đang làm việc tại mỏ đá ở thôn Đông Sơn, xã Yên Lâm (thuộc doanh nghiệp Tuấn Hùng quản lý, khai thác) thì bất ngờ một khối đá lớn tụt xuống, vùi lấp nhiều lao động.
Moi nhat vu sap mo da: 7 nguoi tu nan
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hoàng Lam. 
Theo ông Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết, tại thời điểm xảy ra sự việc sập mỏ đá, có 9 người ở hiện trường, 8 người bị đá vùi lấp, 1 người may mắn thoát nạn.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo huyện và xã đã triển khai ngay lực lượng đến ứng cứu, điều động y bác sỹ, xe cứu thương đưa người bị thương đi cấp cứu.
3 máy múc và khoảng gần 200 người cùng thiết bị máy móc khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân.
Trong số 3 người bị thương đi cấp cứu, có 2 nạn nhân tử vong, 2 nạn nhân đã được tìm thấy tại hiện trường. Ba người đang bị vùi lấp cũng được xác định là đã tử vong.
Phía cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 7 nạn nhân tử vong tại hiện trường gồm: Phạm Văn Phi (SN 1983), Lê Văn Quãng (SN 1981), Đinh Văn Hoàng (SN 1982), Trương Văn Danh (SN 1983), Phạm Văn Trường (SN 1988), Hà Văn Đức (SN 1979) đều quê ở xã Thiết Ống, huyện Bá Thước; Trần Văn Năm (SN 1963), quê ở xã Yên Lâm; người bị thương nặng đang được đưa đi cấp cứu là Trần Như Dũng (SN 1961) là quản lý doanh nghiệp Tuấn Hùng.
Theo xác định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân do thời tiết mưa, ẩm gây sạt lở đất đá.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết vụ việc.
Trước mắt, chính quyền địa phương, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ mỗi người tử vong là hơn 20 triệu đồng; người bị thương là hơn 10 triệu.
Hiện vụ việc sập mỏ đá đang được cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết.

Thực hiện các giải pháp đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững

Chiều 22/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Đại hội Đảng 12) của Đảng làm việc tại Hội trường tiếp tục thảo luận về các văn kiện.

Thuc hien cac giai phap dua dat nuoc phat trien nhanh, ben vung
Đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính trình bày tham luận. (Ảnh: TTXVN) 
Chiều 22/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội Đảng 12) làm việc tại Hội trường tiếp tục thảo luận về các văn kiện. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Chủ tịch nước điều hành phiên thảo luận.
Phiên họp buổi chiều đã có 11 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan: Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng bộ thành phố Cần Thơ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Bộ Tài chính, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Đảng bộ tỉnh Điện Biên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát biểu tham luận.
Các ý kiến tập trung vào thảo luận về các giải pháp vận dụng sáng tạo học thuyết về chủ nghĩa xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá về kinh tế, xã hội; vận dụng ba đột phá chiến lược để xây dựng nền y tế Việt Nam hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; cải cách tư pháp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường hoạt động đối ngoại; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới.
Tái cơ cấu ngân sách nhà nước, đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng kết quả thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngân sách nhà nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trong tham luận về chủ đề "Tái cơ cấu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước," Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng quan điểm, mục tiêu và kiến nghị các giải pháp cần được nhấn mạnh hơn trong Nghị quyết Đại hội đối với giai đoạn 2016-2020 về phát triển và cơ cấu lại ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo cơ cấu ngân sách hướng tới phát triển, cần bổ sung các chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu ngân sách để đảm bảo ngân sách bền vững, phấn đấu cơ cấu thu ngân sách 80% là thu từ nội địa; các khoản thu từ dầu thô, thuế nhập khẩu, bán quyền sử dụng đất giảm hơn 5% trong tổng thu ngân sách.
Nếu đạt được cơ cấu này mới đảm bảo được ổn định và phát triển về ngân sách trong tình hình giá dầu thô biến động hiện nay và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế bởi hiện nay, Việt Nam thực hiện cắt giảm 11.600 dòng thuế, đến hết năm 2015 đã cắt được 8.300 dòng thuế.
Cần tiết kiệm trong thu chi thường xuyên để dành ngân sách cho đầu tư phát triển. Thay vì dành cho đầu tư và trả nợ chỉ khoảng 12% hiện nay, hướng phấn đấu phục hồi lại ở mức độ 20-25% vào năm 2020.
Về cơ cấu chi, tốc độ chi cho đầu tư phát triển phải tăng nhanh hơn chi thường xuyên và đảm bảo cơ cấu chi vào khoảng 24-25% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Đồng thời cơ cấu lại chi thường xuyên dưới 60%; đảm bảo bội chi cả giai đoạn 2016-2020 bình quân dưới 4% để đảm bảo được nợ công dưới 65%, đảm bảo tính bền vững của ngân sách.
Kiến nghị các giải pháp, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng cần đổi mới thể chế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế... đồng thời cải cách toàn diện, triệt để, mạnh mẽ thủ tục hành chính, tất cả thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp để tạo môi trường cạnh tranh về kinh doanh phát triển để tạo nguồn thu bền vững.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cần đưa ra yêu cầu mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xã hội hóa, giao quyền tự chủ đầy đủ, nhất là tự chủ về tài chính cho khối đơn vị sự nghiệp công, sao cho đối với ngành y tế trước năm 2018 và ngành giáo dục trước năm 2019 phải tự chủ được tối thiểu 80%, tiếp tục dồn nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, đối tượng nghèo, cận nghèo nhưng với vùng đô thị có điều kiện phải tập trung xã hội hóa ngay.
Thứ trưởng Bộ Tài chính nhận định cần phát triển thị trường tài chính, tăng chuyển động vốn để doanh nghiệp huy động trực tiếp từ nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, bớt lệ thuộc vào tình hình tín dụng.
Thực hiện phấn đấu hoàn thành cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giải pháp phát triển doanh nghiệp dân doanh, nghiên cứu xây dựng luật khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh, xây dựng chính sách thuế và cơ cấu tính thuế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ chế và các quỹ khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thay cho cơ chế quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
Thuc hien cac giai phap dua dat nuoc phat trien nhanh, ben vung-Hinh-2
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Ninh trình bày tham luận. (Ảnh: TTXVN) 
Qua thực tiễn của Quảng Ninh, đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã làm rõ thêm về nội dung "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở."
Đại biểu cho biết: sau khi phân tích những hạn chế, yếu kém, làm rõ nguyên nhân, yếu tố tác động về tổ chức, bộ máy, cơ chế vận hành, năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện của các tổ chức trong hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quyết liệt đề án đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế.
Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhóm giải pháp mang tính đột phá: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối, tránh trùng chéo; cải cách hành chính theo hướng tách dần dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhân dân; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác lựa chọn, đánh giá bổ nhiệm cán bộ; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chia sẻ những bài học kinh nghiệm của địa phương, đồng chí Đỗ Thị Hoàng nhấn mạnh: Kết quả đạt được chưa nhiều nhưng là quyết tâm của cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh, thể hiện ở tư tưởng chủ động dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó, không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, những việc chưa có quy định nhưng thực tế đòi hỏi cần mạnh dạn đề xuất và thực hiện thí điểm.
Kết quả đó là bài học phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương.
Đó là bài học về sự chủ động, linh hoạt sáng tạo, quyết liệt bảo đảm hài hòa lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực sức chiến đấu của tổ chức Đảng, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cải cách hành chính và tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và đảng viên.
Từ những thực tiễn của địa phương, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đề xuất một số giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Theo đó, cần tăng cường phân cấp triệt để về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế gắn với thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đổi mới công tác cán bộ, sớm ban hành quy chế thi tuyển các chức danh lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị; bổ sung các quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp gồm "phần cứng" ổn định theo ngạch bậc và phần " mềm" theo hiệu suất, sáng kiến; sớm chỉ đạo xây dựng và thực hiện thí điểm nhất thể hóa một số tổ chức, chức danh lãnh đạo của cơ quan tổ chức có chức danh, nhiệm vụ tương đồng...
Tăng cường hoạt động đối ngoại đối với các tỉnh biên giới
Đồng chí Trần Văn Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã trình bày tham luận với chủ đề "Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo quốc phòng-an ninh và tăng cường hoạt động đối ngoại đối với các tỉnh biên giới." Theo đó, để tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo quốc phòng-an ninh và tăng cường đối ngoại, cần tiếp tục đổi mới sâu rộng, toàn diện phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện tốt Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức hội, hội quần chúng bám sát nhiệm vụ chính trị, phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, của tỉnh và của tổ chức cấp trên; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đồng thời, để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp các cơ quan trong hệ thống chính trị; phát huy vai trò chủ động, tích cực của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tuyên truyền, vận động; nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị để phát huy sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc.
Liên quan đến việc đảm bảo quốc phòng-an ninh, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, nòng cốt là lực lượng vũ trang cần nắm chắc tình hình, nhận định, dự báo đúng tình hình, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra, giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Cùng với đó, tỉnh Điện Biên kiến nghị Đảng, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm hơn nữa về cơ chế, chính sách, giúp các tỉnh có biên giới có điều kiện mở rộng và tăng cường hoạt động đối ngoại; thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, khai thác tiềm năng, lợi thế của khẩu biên giới đất liền; tăng cường hợp tác trao đổi nắm tình hình; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ, với khai thác có hiệu quả kinh tế đối ngoại, tiềm năng lợi thế cửa khẩu; xây dựng biên giới ổn định, hòa bình và phát triển.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng
Thuc hien cac giai phap dua dat nuoc phat trien nhanh, ben vung-Hinh-3
Đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tham luận. (Ảnh: TTXVN) 

Họp Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc

Từ ngày 17 đến ngày 21/1, phiên họp lần thứ 6 Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 17 đến ngày 21/1, phiên họp lần thứ 6 Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin mới vụ hàng ngàn chậu hoa tết bị phá nát trong đêm

Không những phá hoa mà kẻ gian còn bẻ luôn luống xà lách giống khiến những loại cây này mất luôn gía trị sử dụng.

Hiện tại các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Thống Nhất, Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ việc cả ngàn chậu cảnh đã đến mùa “thu hoạch” phục vụ cho nhu cầu Tết Nguyên Đán 2016 của gia đình Nguyễn Thị Huê (58 tuổi) và Nguyễn Phước Tiến (32 tuổi) tại ấp Phúc Nhạc 2, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, Đồng Nai bất ngờ bị kẻ gian phá hoa trong đêm.
Tin moi vu hang ngan chau hoa tet bi pha nat trong dem
Bà Huê rơi nước mắt vì hoa cho dịp Tết Nguyên Đán bị phá quá nhiều. 
Theo bà Huê, vào sáng ngày 17/1, bà đến vườn hoa cách nhà 500m để chăm sóc hoa chờ tết đem ra thị trường thì đã “chết đứng” khi phát hiện cây bị đập nát, chậu nằm lăn lóc. Các cây chỉ còn trơ gốc không thể cứu vớt.
Bà Huê bức xúc: “Công chăm sóc mấy tháng trời giờ đến thời điểm Tết Nguyên Đán thì lại bị phá hoaị, tôi thật sự không biết phải thế nào. Chỉ mong sớm tìm được kẻ gây ra sự việc để tôi có thể xem được ai mà ác như vậy và kẻ như vậy thì phải chịu xử lý nghiêm của pháp luật”.
Vườn bà Huê có trên 1 ngàn chậu cây cảnh bị phá hư. Xót của, tiếc công, người phụ nữ 58 tuổi nhặt cây trồng lại nhưng vài ngày sau lá héo úa, lụn thân nên phải bỏ. Không những phá hết cây để cây chết, không phục hồi được mà kẻ gian còn bẻ ngọn, vặt trụi lá những cây khác khiến dù không bị héo rũ thì cây cũng không còn giá trị.
Ngoài ra, luống rau xà lách giống cũng bị bẻ gãy hết bông. “Xưa nay nhà chúng tôi sống hòa thuận, có xích mích với ai đâu mà sao họ nỡ ra tay quá thể với chúng tôi như vậy. Tôi cũng không rõ mục đích họ làm vậy để được gì nữa”, bà Huê nói.
Tin moi vu hang ngan chau hoa tet bi pha nat trong dem-Hinh-2
Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra. 
Thu nhập chủ yếu của gia đình bà Huê là thửa ruộng 1.000 m2 và diện tích nhỏ được bà thuê trồng rau. Để tạo nguồn thu nhập, gia đình bà đầu tư hàng chục triệu đồng trồng hoa bán Tết. Sau 3 tháng chăm sóc, 2.000 chậu cây đến thời kì rộ bông và sắp đem bán tết thì bị tàn phá gần 2/3. Do đã nhận hàng chục triệu tiền đặt hàng của các thương lái trong vùng từ đầu vụ, giờ hoa đã bị phá hoại hết buộc bà Huê phải vay tiền hoàn trả.
Cũng theo bà Huê thì 5 năm trước gia đình bà cũng gặp cảnh tương tự nhưng không phải phá hoa mà là phá toàn bộ ống nhựa dùng tưới nước cho cây.
Còn gia đình anh Nguyễn Phước Tiến (32 tuổi) sống gần khu vườn bà Huê cũng chung cảnh ngộ. Nhà anh tiến trồng 4.000 chậu cúc vạn thọ, mào gà, trong khuôn vườn được bao bằng thép B40 nhưng kẻ gian đã cắt thép và vào vườn phá trên 300 chậu cây.
Anh Tiến kể: “Rạng sáng 17/1, tôi nghe chó sủa dữ dội nên dậy bật đèn kiểm tra. Không phát hiện gì, tôi vào nhà ngủ tiếp. Sáng ra vườn thì thấy hàng rào bị cắt đứt, những chậu vạn thọ bị đạp gãy, nhổ gốc, nằm lăn lóc. Những 300 chậu cây, thiệt hại cũng không hề nhỏ”.
Ngày 23/1, Công an huyện Thống Nhất phối hợp cùng chính quyền xã Gia Tân 3 ghi nhận, tổ chức điều tra làm rõ vụ việc.
Tin moi vu hang ngan chau hoa tet bi pha nat trong dem-Hinh-3
Bị bẻ nát ngọn.