Mở cỗ quan tài màu đỏ, thứ bên trong khiến các chuyên gia kinh hãi

Các nhà khảo cổ Trung Quốc từng đào được một quan tài màu đỏ tươi với rất nhiều đường nét hoa văn khắc họa với trình độ cao. Bên trong quan tài là một hài cốt phụ nữ.

Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật một ngôi mộ cổkhu tự trị Nội Mông. Chiếc quan tài nằm trong một ngôi mộ nhỏ, có vẻ như là mộ của một người bình thường.
Mo co quan tai mau do, thu ben trong khien cac chuyen gia kinh hai
 
Tuy nhiên, điều khác lạ đầu tiên đập vào mắt là chiếc quan tài có màu đỏ tươi, khác với màu sắc truyền thống là màu đen như thông thường, điều này là rất kỳ lạ bởi màu đỏ tượng trưng cho những điều tốt đẹp, từ thời xưa chỉ được người Trung Hoa dùng trong các đám cưới, phong bao lì xì hoặc các sự kiện chào đón năm mới.
Mo co quan tai mau do, thu ben trong khien cac chuyen gia kinh hai-Hinh-2
 
Theo đánh giá sơ bộ, giá trị khảo cổ của chiếc quan tài cực lớn, sau khi mở quan tài ra, bên trong là một hài cốt nữ ăn mặc rất đẹp và rất nhiều đồ trang sức quý làm bằng vàng, tuy nhiên khi quần áo được vén lên thì từ thi thể chảy ra rất nhiều chất lỏng bí ẩn màu đen, điều này khiến các chuyên ra rất kinh hãi, thậm chí còn bỏ chạy.
Sau khi bình tĩnh lại, lấy mẫu xét nghiệm thì kết quả cho thấy đây là thủy ngân. Thứ này có trong quan tài có thể vừa giúp bảo quản thi thể người chết, mặt khác để ngăn cản bọn trộm mộ cổ có thể xâm phạm vào thi thể.
Mo co quan tai mau do, thu ben trong khien cac chuyen gia kinh hai-Hinh-3
 
Để giữ cho thi thể không bị phân hủy, trước khi chôn cất, từ ngàn năm trước người xưa đã nghĩ ra cách bơm một lượng lớn thủy ngân vào cơ thể. Đây là một phát hiện mà khiến các nhà khoa học cũng bội phục vì sự khôn ngoan của tiền nhân.
Mo co quan tai mau do, thu ben trong khien cac chuyen gia kinh hai-Hinh-4
 
Không những thế, cách ướp xác này còn có một mục đích nữa cũng thông minh không kém, đó chính là ngăn chặn đám đạo tặc trộm mộ. Những ai dám mở nắp quan tài ra đều có nguy cơ bị thủy ngân làm hại, thậm chí mất mạng. Vậy nên các nhà khoa học đã vô cùng may mắn khi nhận ra sớm vấn đề.

"Tái sinh" người đàn bà từ mộ cổ 4.000 năm: Kết quả bất ngờ

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Oscar Nilsson đã phối hợp với Bảo tàng Västernorrlands (Thụy Điển) "tái sinh" người đàn bà thời đồ đá từ một ngôi mộ cổ bí ẩn.

Nhà khảo cổ học nổi tiếng với tài tái tạo khuôn mặt người chết dựa vào hài cốt Oscar Nilsson đã phối hợp với Bảo tàng Västernorrlands (Thụy Điển) "tái sinh" người đàn bà thời đồ đá từ một ngôi mộ cổ bí ẩn nằm sâu trong rừng Đông Bắc Thụy Điển.

Người đàn bà bí ẩn đã được phát hiện cách đây 1 thế kỷ trong một ngôi mộ cổ bằng đá nằm sâu trong rừng phía Đông Bắc Thụy Điển, nằm cạnh một cậu bé 7 tuổi mà các nhà khảo cổ nghi ngờ là con trai của cô.

Ngôi mộ cổ bằng đá bí ẩn trong rừng - Ảnh: Swedish National Heritage / Gustaf Hallström

Các nghiên cứu sơ bộ dự đoán rằng người đàn bà và đứa trẻ thuộc về một nhóm thợ săn du mục đã theo đuổi những đàn động vật di cư dọc con sông Indalsälven dài 430 km. Ước tính niên đại ngôi mộ đã lên tới 4.000 năm.

Nhà khảo cổ Oscar Nilsson, người đã tái tạo hơn 100 khuôn mặt người cổ đại, đã quyết định phục dựng gương mặt của người đàn bà bí ẩn này.

Hộp sọ cổ đại được quét và dùng máy in 3D để tạo ra một bản sao y hệt. Sau nhiều bước đo đạc, tiến sĩ Nilsson lần lượt sắp xếp các lớp đất sét mô phỏng cơ của người phụ nữ. Tất cả những cấu trúc giải phẫu được phục dựng dựa trên các phép đo chi tiết từ hộp sọ.

Quá trình tái tạo hộp sọ - Ảnh: Oscar Nilsson

Sau đó, khuôn mặt tiếp tục được đắp da bằng đất sét dẻo, sau đó khuôn mặt hoàn thiện sẽ được đúc lại bằng silicone có màu da, trong đó tái tạo cả những nếp nhăn một cách cẩn thận.

Người đàn bà khoảng 30 tuổi khi qua đời nên trông khá trẻ trung, nhưng vẫn mang những nét hoang dã, sương gió của một thợ săn du mục.

Thành quả gây bất ngờ - Ảnh: Oscar Nilsson

Điều khó khăn là không có DNA nào có thể khôi phục được từ hộp sọ do điều kiện bảo quản không tốt, nên màu da, màu tóc và vài đặc điểm khác của cô đã được suy đoán dựa theo các dữ liệu di truyền mà các nhà khoa học thu thập được trong khu vực.

Đào ao, phát hiện ngôi mộ cổ “viết lại lịch sử” bên bờ Danube

Một ngôi mộ cổ 5.000 năm tuổi và 140 ngôi mộ cổ 1.400-1500 tuổi, chứa đựng nhiều báu vật đáng kinh ngạc đã tiết lộ một đoạn lịch sử chưa từng biết của những người cổ đại từng sống gần bờ sông Danube.

Tại một địa điểm thuộc quận Geisingen-Gutmadingen của Tuttlingen phía Tây Nam nước Đức, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ từ thời kỳ đồ đá mới, có niên đại vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. và chứa đồ gốm đặc biệt từ nền văn hóa Corded Ware.