Đào ao, phát hiện ngôi mộ cổ “viết lại lịch sử” bên bờ Danube

Một ngôi mộ cổ 5.000 năm tuổi và 140 ngôi mộ cổ 1.400-1500 tuổi, chứa đựng nhiều báu vật đáng kinh ngạc đã tiết lộ một đoạn lịch sử chưa từng biết của những người cổ đại từng sống gần bờ sông Danube.

Tại một địa điểm thuộc quận Geisingen-Gutmadingen của Tuttlingen phía Tây Nam nước Đức, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ từ thời kỳ đồ đá mới, có niên đại vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. và chứa đồ gốm đặc biệt từ nền văn hóa Corded Ware.
Cạnh đó là 140 ngôi mộ đầu thời Trung Cổ, có niên đại từ năm 500 đến 600 sau Công Nguyên, chứa hàng hóa bao gồm kiếm, thương, khiên, lược xương, ly uống nước và hoa tai.
Dao ao, phat hien ngoi mo co “viet lai lich su” ben bo Danube
 Một số hiện vật được khai quật từ các ngôi mộ Trung Cổ - Ảnh: Văn phòng nhà nước về Bảo tồn di tích ở RPS / Yvonne Mühlei
"Gutmadingen của chúng tôi có lẽ lâu đời hơn suy nghĩ trước đây" - Live Science dẫn lời thị trưởng Martin Numberger.
Những ngôi mộ cổ được tìm thấy bởi công ty khảo cổ ArchaeoTask GmbH, trong quá trình khảo sát một mảnh đất gần bờ sông Danube để đào một chiếc ao lớn chứa nước mưa.
Sự hiện diện của các ngôi mộ đã khiến các nhà sử học phải sửa đổi lớn trong ghi chép về lịch sử địa phương - vốn cho rằng đến tận năm 1273 khu vực này mới có người ở.
Điều này càng quan trọng khi các đồ vật chỉ đích danh nền văn minh Corded Ware, giúp các nhà khoa học có thể hoàn thiện bức tranh về cách nền văn minh cổ đại này được mở rộng.
Người Corded Ware nổi tiếng với các loại đồ gốm được trang trí hình học bằng cách ép dây vào đất sét rồi để khô. Họ cũng là một cộng đồng nông nghiệp phát triển với nghề chăn nuôi bò, cừu và trồng lúa mạch.
Những ngôi mộ thời Trung Cổ thì thuộc về thời kỳ mà lãnh chúa Đức Odoacer phế truất hoàng đế La Mã Romulus Augustus, một phần của "Thời kỳ di cư" cực kỳ quan trọng ở châu Âu, đánh dấu sự di chuyển của các bộ tộc, cách họ chinh phục lẫn nhau, đẩy nhau sang các lãnh thổ mới... từ đó dần định hình nên châu Âu hiện đại.
Với niên đại và giá trị lịch sử đó, các phát hiện tại Geisingen-Gutmadingen - bao gồm một kho hiện vật cực kỳ phong phú - là một kho tàng khảo cổ vĩ đại.

Phát hiện 5 mộ cổ Ai Cập bảo tồn khó tin, chuyên gia kinh ngạc

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra 5 ngôi mộ được bảo quản kĩ lưỡng và được trang trí nhiều màu sắc ở Saqquara.

Các dòng chữ tượng hình trên 5 ngôi mộ cho biết thông tin về những người được chôn cất trong ngôi mộ. Bên cạnh đó, các bức tranh tường mô tả nhiều hình dáng con người, thức ăn, hình học đầy màu sắc, một vài chi tiết khác giống như một loài côn trùng có cánh.
Phat hien 5 mo co Ai Cap bao ton kho tin, chuyen gia kinh ngac
Bức tranh tường với chữ viết tượng hình phía trên cùng được tìm thấy ở một trong 5 ngôi mộ. Nguồn: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities. 
Các ngôi mộ có niên đại vào triều đại thứ 6 (khoảng năm 2323 đến 2150 trước Công nguyên) hoặc vào thời kỳ Trung gian thứ nhất (2150-2030 trước Công nguyên). Trong triều đại thứ sáu, Ai Cập cổ đại vẫn thống nhất nhưng bị hạn hán, đe dọa sự ổn định của đất nước. Ai Cập sau đó rơi vào khủng hoảng, khi chính quyền trung ương sụp đổ và đất nước bị chia cắt thành nhiều khu vực và được trị vì bởi những người khác nhau trong Thời kỳ Trung gian thứ nhất.

Cận cảnh loài ký sinh trùng chuyên ăn lưỡi ghê gớm nhất hành tinh

Rận ăn lưỡi khét tiếng là loài nguy hiểm, có lối sống khá kỳ dị cùng khả năng "ăn" lưỡi vật chủ và thay thế luôn những chiếc lưỡi đó.

Can canh loai ky sinh trung chuyen an luoi ghe gom nhat hanh tinh
Loài rận ăn lưỡi (Cymothoa exigua) có thể đoạt quán quân về độ rùng rợn trong số những loài ký sinh trùng trên Trái đất. Chúng có lối sống khá kỳ dị cùng khả năng "ăn" lưỡi vật chủ - ở đây là lưỡi của chú cá xấu số.