Mẹo chọn mực khô chuẩn xịn, không chất bảo quản

Khi đi du lịch biển và muốn mua mực khô về làm quà, chị em nên lưu ý những điểm dưới đây để chọn được loại sản phẩm chất lượng tốt.

Mẹo chọn mực khô ngon, không chất bảo quản
Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng. Phần lưng có màu hồng nhạt tự nhiên. Trên thân có những chấm đen mờ đúng với da mực.
Mực khô ngon khi nướng và xé thịt bên trong cũng có màu hồng nhạt, dẻo dai, không bị vụn. Nếu có màu trắng bệch có thể là mực ươn được đem phơi khô.
Đặc biệt, khi mua mực, bạn nên tự tay chọn từng con. Khi cầm mực lên không thấy mùi tanh và không bị ướt tay. Thân mực phải khô ráo.
Mực khô được phơi theo 2 cách là phơi phiên hoặc phơi treo. Mực câu thường được phơi treo nên có chân thẳn, mình dày. Còn mực cào thường phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn nên giá cũng cao hơn mực cào.
Những con mực khô thân thẳng, mình dày khi nướng sẽ ngon hơn. Đây là những con mực tươi ngon được đem đi phơi nên ăn sẽ ngọt hơn.
Không nên chọn con mực quá to hoặc quá nhỏ. Chỉ lựa những con có kích thước vừa phải, thịt càng dày càng tốt, thân thẳng. Loại này khi nướng sẽ nổ thành từng thớ thịt, xé ra rất bông, vị đậm đà.
Khi mua mực khô, phần đầu phải gắn chắc vào thân, râu còn nhiều, thẳng và có màu trắng hồng.
Meo chon muc kho chuan xin, khong chat bao quan
 
Phân biệt mực giả - mực thật
Mực giả được làm bằng cao su và chất tổng hợp. Loại mực này vẫn có mùi như mực thật. Nhưng khi nướng sẽ có mùi khét của cao su và rất dễ cháy.
Dùng tay xé hay kéo miếng mực thấy có độ đàn hồi như dây chun. Xé ra rất nhẵn không có độ bông như mực thật.
Mực thật có thớ thịt rõ ràng. Khi nướng chín, thịt mực rất dễ xé và có độ bông, tơi.
Cách bảo quản mực khô
Mực mua về nên dùng giấy báo bọc kín sau đó cho vào túi nilon buộc chặt lại và để trong ngăn đá tủ lạnh với mức nhiệt -18 độ C.
Mực mua về nên sử dụng trong vòng 4 tháng, Khoảng 3-4 tuần nên đem mực ra phơi nắng 10-15 phút để tránh mực bị ẩm, mốc.
Không để chung mực khô với các thực phẩm tươi sống khác, tránh ẩm mốc, nhiễm khuẩn.

Những món đặc sản tên độc lạ của Trà Vinh khiến thực khách tò mò

(Kiến Thức) - Đặt chân tới Trà Vinh, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng vùng đất giao thoa văn hóa đa dạng của người Kinh – Khmer – Hoa này, bạn còn được thưởng thức những món đặc sản tên độc lạ như loi choi sả ớt, chù ụ, cháo ám…

Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo

Loi choi sả ớt: Theo người dân địa phương cho biết, con loi choi có hình dạng giống chiếc đũa, chiều dài chỉ tầm khoảng 20cm, có thân tròn và trắng. Loi choi thường sống ở các bãi bồi, cồn đất mới nổi hoặc bãi bùn ven sông.

Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-2
Không phải ngẫu nhiên mà món ăn được chế biến từ loi choi lại trở thành một đặc sản Trà Vinh nức tiếng mà bởi vì không phải mùa nào cũng có và không dễ dàng đánh bắt vì số lượng loi choi thực sự rất ít. Loi choi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nhưng món ăn ngon và nổi tiếng nhất vẫn là món loi choi sả ớt.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-3
Bún suông Trà Vinh đã làm say lòng không biết bao nhiêu du khách mỗi khi tới đây. Cứ đến Trà Vinh mọi người lại truyền tai nhau đi ăn bún suông cho mọi người biết rằng mình đã đặt chân đến nơi đây.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-4
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nước dùng của bún suông sẽ đặc biệt hơn so với các loại bún khác bởi màu ngả hơi nâu do có cho thêm me và tương hột. Nước dùng có vị chua thanh thanh, lại thoang thoảng mùi thơm của tôm tươi.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-5
Bánh Tét Trà Cuôn là một trong những đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh, đây là loại bánh tét trứ danh được chính tay người Trà Cuôn tạo ra và cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp tết của người dân nơi đây.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-6
Bánh tét Trà Cuôn được gói bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng chứ không dùng lá dong. Người Trà Cuôn luộc bánh bằng cách hấp cách thủy thay vì ninh trong nước như các loại bánh tét khác. Bánh này có mùi thơm rất hấp dẫn, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm…
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-7
Chù ụ thuộc họ nhà cua, nhìn hơi xấu xí với thân hình vuông nhỏ. Đây là đặc sản của vùng Ba Động. Không cần nhiều gia vị, bạn có thể thưởng thức chù ụ nướng than.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-8
Chù ụ đưa lên lửa sẽ dần chuyển sang màu đỏ, hương thơm hấp dẫn. Khi chín, trộn chúng với ít rau răm, chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh, đảm bảo ngon miệng.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-9
Mắm bò hóc: Miền Tây nước quanh năm nên phong phú các loại cá làm nguyên liệu mắm bò hóc, được người Khmer xem như đặc sản đãi khách quý. Từ loại mắm này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon khác. Món nhanh nhất và nguyên chất nhất là mắm sống trộn với chanh, ớt, tỏi thêm chút đường gia giảm độ mặn, tăng thêm quyến rũ cho món ăn.
Nhung mon dac san ten doc la cua Tra Vinh khien thuc khach to mo-Hinh-10
Cháo ám: Mất khá nhiều công sức để có nồi cháo ám ngon. Cá lóc để nấu cháo phải tươi, mập đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào với hành thơm nức mũi. Trứng cá lóc đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Trong món cháo ám còn có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng.          

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Loạt biến chứng kinh hoàng của bệnh bạch hầu ai cũng cần biết

(Kiến Thức) - Tính đến trưa ngày 24/6, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 12 người dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó đã có một cháu nhỏ tử vong. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Loại bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời.

Tính đến trưa ngày 24/6, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 12 người dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Đặc biệt trong đó đã có một cháu nhỏ tử vong.

Trường hợp mắc bệnh bạch hầu tử vong mới đây là cháu Sùng Thị H. (SN 2011, ngụ cụm 2, thôn 6, xã Quảng Hòa). Vào ngày 19/6 vừa qua, cháu H được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở. Bệnh nhân sau đó tiếp tục chuyển biến nặng và được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM. Đến sáng 20/6, cháu H. tử vong do bệnh bạch hầu ác tính biến chứng vào tim.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM): "Trẻ em mắc bệnh bạch hầu gặp biến chứng nặng hoặc tử vong chủ yếu là do khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ chưa đủ, hơn nữa trẻ nhỏ thường không biết cách miêu tả triệu chứng bệnh vì thế thời gian phát hiện bệnh thường muộn hơn người lớn, dẫn đến việc điều trị bệnh ở giai đoạn đã muộn".

Tuy nhiên, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết nếu bệnh bạch hầu ở trẻ được phát hiện sớm và kịp thời thì các biến chứng sẽ không nghiêm trọng hơn so với người lớn, lúc này mức độ nguy hiểm sẽ ngang nhau.