Mcredit báo lãi 6 tháng lao dốc 87%, gánh nợ gấp 8 lần vốn

(Vietnamdaily) - Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) ghi nhận kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 không mấy sáng sủa trong khi nợ phải trả tăng cao.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, Mcredit chỉ đạt vỏn vẹn 43 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lao dốc 87% so mức 328 tỷ đồng của cùng kỳ 2023.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu của Mcredit cũng giảm 3,6% so cùng kỳ, xuống còn 3.038 tỷ đồng.
Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Mcredit cũng giảm mạnh từ mức 21,92% của cùng kỳ xuống còn 1,39%.
Nợ phải trả cũng gấp tới 8,19 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng tới 24.881 tỷ đồng, so mức 21.086 tỷ của cùng kỳ. Trong đó dư nợ trái phiếu chỉ chiếm 1.093 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật cũng giảm từ mức 14,42% xuống còn 13,35%.
Mcredit bao lai 6 thang lao doc 87%, ganh no gap 8 lan von
 Một số chỉ tiêu tài chính của Mcredit
Trước đó, năm 2021, Mcredit đạt hơn 479 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế với ROE 28,83%. Tuy nhiên sang năm 2022 các chỉ số này cải thiện mạnh khi lãi tăng gấp đôi lên 960 tỷ đồng và ROE đạt tới 40,65%. 
Năm 2023, Mcredit bắt đầu thoái trào khi giảm tới gần 79% lợi nhuận sau thuế về còn 240 tỷ đồng, ROE cũng vỏn vẹn 8,2%.
Mcredit bao lai 6 thang lao doc 87%, ganh no gap 8 lan von-Hinh-2
 
Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), MCredit là công ty hàng đầu duy nhất có thể tăng dư nợ cho vay một cách nhất quán từ mức thấp kể từ năm 2021. VCSC cho rằng có thể là do MCredit tận dụng mạng lưới toàn quốc của Tập đoàn MB và Tập đoàn Viettel và chiến lược tập trung vào mảng thẻ và hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
MCredit là công ty duy nhất trong số các công ty tài chính tiêu dùng lớn có thể cải thiện ROE trong giai đoạn 2018-2022 nhờ tăng trưởng năng động để chiếm thị phần trong khi vẫn đảm bảo chất lượng tài sản.
Theo VCSC, tỷ lệ nợ xấu của MCredit có dấu hiệu cải thiện trong 2 quý vừa qua nhờ chiến lược xử lý nợ tích cực.
VCSC kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng sẽ được cải thiện vào năm 2024, nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian còn lại của năm 2024, nâng cao quy trình thẩm định tín dụng và hoạt động kinh tế cải thiện và lãi suất giảm so cùng kỳ sẽ hỗ trợ khả năng trả nợ của khách hàng tài chính tiêu dùng.
Bất chấp những thách thức còn tồn tại trong hoạt động thu hồi nợ do khuôn khổ pháp lý chưa toàn diện, các công ty tiêu dùng cho biết, hoạt động thu hồi nợ đang dần trở lại với kết quả tích cực và các công ty tài chính tiêu dùng đang chuyển hướng sang dịch vụ nội bộ hơn là sử dụng dịch vụ thuê ngoài, nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Các công ty tài chính đua nhau báo lỗ đậm

Kinh tế trong năm 2023 khó khăn, kéo theo thị trường tài chính tiêu dùng không mấy tươi sáng, làm cho lợi nhuận của các công ty tài chính sụt giảm rõ rệt. 

 

Công ty tài chính gặp khó năm 2023

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) ghi nhận lỗ sau thuế năm 2023 hơn 2,965 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ hơn 2,376 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm 22%, còn 10,275 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn là 14.33%.

FE Credit, HD Saison và MCredit: Nợ xấu có dấu hiệu cải thiện, lợi nhuận sẽ phục hồi

(Vietnamdaily) - Tỷ lệ nợ xấu của FE Credit, HDS và MCredit có dấu hiệu cải thiện trong 2 quý vừa qua nhờ chiến lược xử lý nợ tích cực. Còn lợi nhuận các công ty tài chính tiêu dùng sẽ phục hồi trở lại trong năm 2024.

Mặc dù tăng trưởng cho vay tiêu dùng bán lẻ dần cải thiện trong quý 1/2024, Chứng khoán Vietcap (VCSC) kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh hơn trong thời gian còn lại của năm 2024, nhờ nền kinh tế đang cải thiện dẫn đến tiêu dùng bán lẻ phục hồi.

Cho vay tiêu dùng tăng trưởng chậm trong 12 tháng qua

Lãi PDR giảm, thị giá tăng mạnh, cổ đông nội bộ muốn bán cp

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu PDR tăng mạnh trong 1 tháng qua nên Phó Chủ tịch Phát Đạt và con của Chủ tịch muốn bán bớt cổ phiếu khi lợi nhuận doanh nghiệp này cũng đang sụt giảm.

Bà Nguyễn Thị Minh Thư, con ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) đăng ký bán bớt hơn 1,08 triệu cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, bà Thư sẽ giảm sở hữu từ 7,06 triệu cổ phiếu (0,81%) xuống còn 5,97 triệu cổ phiếu (0,68%). Thời gian giao dịch dự kiến từ 6/9 đến 4/10.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Minh Thư đã đăng ký bán số lượng cổ phiếu trên trong thời gian từ 20/6 đến 19/7 nhưng không giao dịch do thay đổi kế hoạch tài chính.

Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Danh, Phó Chủ tịch HĐQT PDR cũng đăng ký bán bán 617.754 cổ phiếu trong thời gian từ 6/9 đến 4/10 để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Nếu giao dịch thành công, ông Danh sẽ giảm sở hữu xuống 3,39 triệu cổ phiếu (0,39%).

Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 8, cổ phiếu PDR đã có mức tăng rất khả quan tới gần 22% chỉ trong vòng 1 tháng qua, lên mức 21.550 đồng/cp. Thanh khoản cũng rất dồi dào khi bình quân lên tới 11,6 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. 

Việc hai cổ đông đăng ký bán cổ phiếu PDR trong bối cảnh công ty bất động sản này vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 suy giảm. Cụ thể, lãi ròng 6 tháng đầu năm của PDR giảm 66% so với nửa đầu năm trước, còn hơn 102 tỷ đồng. So với mục tiêu lãi sau thuế 880 tỷ đồng năm 2024, mức lãi sau thuế sau 6 tháng đầu năm của PDR mới thực hiện được gần 12%.

Theo giải trình của PDR, hiện nay tình hình kinh tế nhìn chung vẫn còn khó khăn trong đó có ngành bất động sản, việc đầu tư và phát triển các dự án bất động sản của công ty chưa được thuận lợi.

Lai PDR giam, thi gia tang manh, co dong noi bo muon ban cp
 

Trong quý 2/2024, PDR đã hoàn tất chào bán thêm hơn 134 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ thực hiện 5,5:1. Vốn điều lệ PDR qua đó nâng lên 8,7 ngàn tỷ đồng. 

Chưa dừng lại ở đó, HĐQT PDR cũng vừa thông qua quyết định dừng triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Theo dự định ban đầu, PDR sẽ phát hành thêm gần 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 15%, được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023 trên BCTC đã được kiểm toán.

Tuy nhiên, HĐQT PDR quyết định dừng triển khai phương án trên để ưu tiên tập trung thực hiện việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ vay theo phương án đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 hồi tháng 4, nhằm đảm bảo việc hoán đổi nợ được thực hiện theo đúng thời hạn Công ty đã cam kết với đối tác. 

Về việc hoán đổi nợ, PDR muốn phát hành thêm 34 triệu cổ phiếu ở giá 20.000 đồng/cp để hoán đổi khoản nợ vay 30 triệu USD từ Công ty ACA Vietnam Real Estate III LP (quỹ đầu tư có gốc từ các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản) trong một hợp đồng vay chuyển đổi từ tháng 3/2022, có thời hạn 3 năm, trả lãi suất cố định 8%/năm trên dư nợ vay.

Đây là khoản nợ nước ngoài được quyền hoán đổi dư nợ gốc thành cổ phiếu phổ thông cho bên cho vay khi Công ty thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ vay và không có tài sản đảm bảo. Thời hạn hoán đổi sẽ vào ngày tròn 2 năm kể từ ngày giải ngân tối đa 50% giá trị khoản nợ.

PDR dùng số tiền vay này để tài trợ dự án khu thương mại – dịch vụ, căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thị trấn Phước Hải.

Giá hoán đổi được điều chỉnh từ 119.800 đồng/cp theo hợp đồng xuống còn 20.000 đồng/cp, theo tỷ lệ 1:20.000. Nếu lượng cổ phiếu được hoán đổi đúng như dự kiến, tỷ lệ sở hữu sau phát hành theo đó sẽ chiếm khoảng 3,89% vốn PDR.

Mục đích PDR phát hành là để tái cơ cấu tài chính, ngoài ra còn giảm chi phí vay, tăng vốn điều lệ và thu hút cổ đông nước ngoài đồng hành cùng doanh nghiệp. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Bên nhận cổ phiếu sẽ không được hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% theo phương án đã đề cập ở trên.