May mà nghỉ hưu vì kinh hãi tiệc rượu công sở

(Kiến Thức) -  Gặp anh bạn làm giám đốc lâm trường, anh phấn khởi báo tin đã được nghỉ hưu, nếu không thì căn bệnh mỡ máu, đường máu, men gan, gút... phát hãi.

Tôi rất ấn tượng khi đọc bài “Họp hành qua loa, nhậu nhẹt tưng bừng”. Tôi đồng tình với các ý kiến trong bài viết và cũng xin được có thêm vài điều chia sẻ.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đã là cán bộ, công chức, viên chức, chắc không ai lạ lẫm gì khi cơ quan có cuộc họp, bất kể là họp gì từ tổng kết năm đến hội nghị chuyên đề, đại hội... và nhất là lại có lãnh đạo cấp trên đến dự thì ở hội trường loa râm ran, còn ở nhà bếp lợn kêu eng éc, người ra vào còn nhộn nhịp hơn cả hội nghị. Đấy là cơ quan có trụ sở ở nông thôn, miền núi còn ở thành thị thì cùng với chuẩn bị chương trình nghị sự là đặt ăn ở địa điểm nào, thực đơn ra sao (thậm chí lãnh đạo còn phải duyệt), mấy giờ ăn... 
Có lẽ đó cũng là một cách thể hiện sự quan tâm chu đáo của lãnh đạo với anh em cán bộ công nhân viên cơ quan, đã lo họp là phải lo... ăn đầy đủ và đặc biệt là sự hiếu khách, nhất là khi khách lại là lãnh đạo cấp trên hoặc đại biểu cơ quan bạn, các ban ngành, chính quyền địa phương cùng tham dự. 
Nhưng điều cần nói là cái cách mời uống rượu, bia, đã nâng chén mời là buộc phải cạn hết 100%. Ban đầu là mời cả mâm, rồi riêng từng người, sau đó xách chén đến mời các bàn khác... làm không khí phòng nhậu luôn náo nhiệt, nhộn nhịp người đi đi lại lại.
Hôm gặp anh bạn làm giám đốc lâm trường, anh phấn khởi báo tin đã được nghỉ chế độ hưu trí, nếu không thì căn bệnh mỡ máu, đường máu, men gan, gút... không thể điều trị thuốc men vì hầu như ngày nào cũng tiếp khách mà tiếp khách là phải có rượu. Cán bộ kiểm lâm, thuế, bảo hiểm, công an, lãnh đạo xã, huyện... đến làm việc là... “chào buổi sáng” rồi cơm trưa, cơm tối mà không thể không có rượu và hầu như  cứ triền miên như thế. 
Những chi phí ăn uống tiếp khách, hội nghị... đương nhiên là hạch toán vào giá thành nếu là doanh nghiệp, còn cơ quan thì cứ hồn nhiên mà chi vào ngân sách và sẽ phải biến tấu, phải lẩn vào những nội dung chi khác cho phù hợp. Đó là những khoản chi không thực mà nếu cơ quan quản lý chức năng không có biện pháp khắc phục sẽ có nguy cơ không kiểm soát chính xác được những khoản chi phí này.

Vợ chồng em trai đánh chết vợ chồng anh trai

Vụ đánh chết người xảy ra vào sáng 29/9 tại xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang giữa 2 đôi vợ chồng.

Anh T, một người dân ở địa phương, cho biết vào khoảng 7h ngày 29/9, anh đang đi trên đường thì phát hiện ông Danh Thanh Phương (38 tuổi) đang đè bóp cổ ông Danh Thanh Hậu (41 tuổi, anh ruột ông Phương) bên vệ đường. Trong khi đó, bà Võ Thị Nga (41 tuổi, vợ ông Phương) cũng đang thực hiện hành vi tương tự đối với bà Danh Thị Li Na (30 tuổi, vợ ông Hậu). Anh T. đã can ngăn và khuyên răn vợ chồng ông Phương nhưng không được nên bỏ đi. Sau đó, người dân phát hiện vợ chồng ông Hậu và bà Na đã bị đánh chết.

Đôi tình nhân thương vong trong tiệm làm đầu: Người vợ khai gì?

(Kiến Thức) - Thấy xe máy chồng trong tiệm làm đầu, chị Mai gọi điện, 2 người to tiếng, chị Mai quay xe bỏ đi được ít phút thì vụ nổ xảy ra.

Chiều 29/9, Công an P.An Phú, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương đã lấy lời khai ban đầu của chị Trần Thị Mai (36 tuổi, quê Thanh Hóa) là vợ nạn nhân Trần Văn Cơ (37 tuổi, tài xế container) là người đã tử vong trong tiệm làm đầu.
Gạt ngang dòng nước mắt, chị Mai cho biết chị làm công nhân cho một công ty trong khu công nghiệp VSIP, còn anh Cơ làm tài xế xe container. Anh chị cưới nhau đã được 15 năm và có hai đứa con. Do cuộc sống khó khăn nên đứa con trai đầu 14 tuổi phải gửi về quê ngoại để chăm sóc, đứa con gái nhỏ đang học lớp 1 sống với 2 vợ chồng.

Cần ngăn việc ăn cắp giờ làm việc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc cán bộ công chức ăn cắp giờ làm việc của nhà nước đã được nói nhiều nhưng là căn bệnh khó sửa đổi. Tôi cho rằng, để xảy ra việc này là do Nhà nước ta quản lý quá yếu, cải cách hành chính hình thức, kỷ luật lao động lỏng lẻo, biên chế cồng kềnh, chất lượng cán bộ yếu... Cứ tình trạng này, không làm việc mà vẫn có lương còn kéo dài.