Mất Ukraine, Nga buộc phải mua động cơ tàu chiến Trung Quốc

Kể cả khi muốn nhưng ngành công nghiệp đóng tàu chiến Nga vẫn buộc phải nhập khẩu động cơ diesel do Trung Quốc sản xuất để  trang bị cho các tàu chiến hiện đại nhất của mình.

Trang Mil Today dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga ngày 7/9 cho biết: "Quan chức hải quân và các nhà máy đóng tàu đang đánh giá khả năng lắp động cơ diesel do Trung Quốc chế tạo cho tàu tên lửa Đề án 22800 Karakurt.
Đề xuất được nhà thầu Marine Propulsion Systems (MPS) đưa ra, bất chấp việc mẫu động cơ này từng 4 lần hỏng hoàn toàn khi được trang bị trên tàu hải quân và cảnh sát biển Nga".
Kế hoạch của MPS gồm mua ba động cơ diesel CHD622V20CR, mỗi chiếc có công suất 4.800 mã lực, cùng hệ thống hộp số WVS2240 do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, công ty này cũng đề xuất trang bị ba máy phát điện chạy bằng động cơ diesel DGA-320-V-А1-MPS cho tàu chiến lớp Karakurt.
Mat Ukraine, Nga buoc phai mua dong co tau chien Trung Quoc
 Tàu tên lửa thuộc Đề án 22800 Karakurt của Nga.
Hiện cả đại diện MPS và nhà sản xuất động cơ tàu chiến Trung Quốc đều từ chối bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, quan chức hải quân Nga cho biết các tàu tên lửa Karakurt hiện nay sử dụng động cơ Zvezda M507A, biến thể nâng cấp sâu của mẫu M507 ra đời dưới thời Liên Xô.
Chính vì vậy, nếu kế hoạch trang bị động cơ Trung Quốc được thực hiện đòi hỏi phải thay đổi đáng kể thiết kế, cũng như chỉnh sửa đáng kể khung thân các tàu đã hoàn thiện.
Không chỉ có kế hoạch dùng động cơ Trung Quốc cho tàu tên lửa Karakurt, trước đó Nga đã ký hợp đồng mua động cơ TBD620V12 cũng do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho 2 tàu chiến thuộc Project 21980 Grachonok.
Thông tin này được trang mạng Military Parade dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty Motor & Turbine có trụ sở ở Đức từ chối cung cấp động cơ theo hợp đồng đã được ký từ trước.
"Trung Quốc đã ký một hợp đồng với Nga vào cuối tháng 3/2015 cung cấp động cơ cho hai tàu chiến Project 21980 Grachonok mang số hiệu 01221 và 01222. Cả hai tàu đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Vympel. Các tàu sẽ trang bị động cơ TBD620V12 được sản xuất tại Trung Quốc", nguồn tin này cho biết thêm.
Ngoài việc cung cấp động cơ tàu chiến cho Nga, Trung Quốc còn cung cấp 2 bộ phận giảm tốc và hai bộ khớp nối cho các tàu chiến Nga.
Cùng với việc phải nhập khẩu loạt động cơ Trung Quốc, ông Ilyas Mukhutdinov, Phó giám đốc kỹ thuật Tập đoàn đóng tàu Almaz (Nga) thừa nhận, sau khi dừng hợp tác với Ukraine và Đức không xuất khẩu động cơ cho Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga vẫn chưa thể làm chủ công nghệ sản xuất động cơ dùng cho tàu thủy.
Không chỉ phải nhập khẩu động cơ, truyền thông Trung Quốc còn thẳng thắn chê Nga không sản xuất được động cơ tàu chiến. Theo mạng quân sự Sina, Nga vừa hạ thủy chiến hạm Đề án 20385 hồi giữa năm 2017 - con tàu được khởi đóng từ tháng 2/2012.
Như vậy phải cần tới trên 5 năm Nga mới có thể hạ thủy con tàu vẻn vẹn 2.500 tấn. Trong khi đó, tiến độ của ngành đóng tàu Trung Quốc nhanh hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy, Sina còn còn cho biết, Nga không làm chủ được công nghệ chế tạo động cơ diesel dùng cho tàu chiến. Và lựa chọn không thể tốt hơn đối với công nghiệp đóng tàu Nga lúc này chính là nhập khẩu động cơ đến từ Trung Quốc.

Hơn 300 Đặc công Việt Nam tranh tài kỹ năng chiến đấu tại Ninh Thuận

Tham dự Hội thao kỹ, chiến thuật Đặc công toàn quân năm nay, có hơn 300 vận động viên đến từ 15 đơn vị thuộc lực lượng đặc công trong toàn quân tham gia tranh tài ở nhiều phần thi khác nhau.

Sáng 7-9, tại Lữ đoàn Đặc công nước 5, Binh Chủng Đặc công khai mạc Hội thao kỹ, chiến thuật Đặc công toàn quân năm 2018. Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Tư lệnh Binh chủng Đặc công dự và phát biểu khai mạc.
Tham dự hội thao có 300 vận động viên đến từ 15 đơn vị thuộc lực lượng đặc công các quân khu, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Lữ đoàn Đặc công 126 (Quân chủng Hải quân) và các đơn vị, nhà trường của Binh chủng Đặc công.

Mục kích xe địa hình tấn công "quái dị" của đặc nhiệm Nga

(Kiến Thức) - Để tăng cường năng lực tác chiến cho các đơn vị đặc nhiệm hoạt động ở cực bắc lạnh giá, Moscow đã trang bị các xe trượt tuyết vượt địa hình cực "dị" cho các đơn vị đặc nhiệm Nga hoạt động thường xuyên tại đây. 

Muc kich xe dia hinh tan cong
Theo đó xe vượt địa hình chiến đấu mới của đặc nhiệm Nga được trang bị cho các đơn vị ở khu vực Viễn Đông và vùng lãnh thổ lân cận với khu vực Bắc Cực vốn quanh năm chìm trong băng tuyết. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
  Loại phương tiện này có tên đơn giản là "xe tấn công trên tuyết". Cách thức cấu tạo của nó cũng khá đơn giản với hệ thống chuyển động bánh xích ở phía sau và hệ thống trượt định hướng ở phía trước. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
 Theo đó mẫu xe vượt địa hình tấn công này sử dụng thiết kế tương tự như các dòng xe trượt tuyết thông thường, sử dụng hệ thống treo bánh xích phía sau và ván trượt phía trước giúp xe có thể vượt qua nhiều bề mặt địa hình phức tạp ngay cả khi di chuyển ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
 Cấu tạo của xe khá đơn giản, thậm chí không có kính chắn gió hay cửa xe, lái chính và lái phụ của xe sẽ được ngồi an toàn trong một hệ thống khung chống lật trong khi đó xạ thủ nóc xe hoàn toàn không có thiết bị bảo hiểm gì trong trường hợp xe bị lật. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
 Kết hợp cùng với các mô-tô trượt tuyết, loại phương tiện tấn công này có thể tạo nên lợi thế không nhỏ cho lực lượng tham chiến, nhất là với địa hình khắc nghiệt như ở vùng cực bắc hay Viễn Đông nước Nga. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
  Điểm tạo nên điểm nhấn trên dòng xe trượt tuyết của Đặc nhiệm Nga là việc nó được vũ trang khá mạnh với bộ đôi súng máy PKP Pecheneg, trên với một ở trên nóc xe và một ở vị trí lái phụ. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
Với bộ đôi súng máy PKP, xe trượt tuyết của Đặc nhiệm Nga chắc chắn sẽ trở thành thứ vũ khí nguy hiểm trên chiến trường Bắc Cực trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
 Không những có thể được sử dụng làm một phương tiện chiến đấu, loại phương tiện đặc biệt này của Nga còn rất có tác dụng trong việc sử dụng làm phương tiện hậu cần, vận tải, chuyển thương binh. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
 Xe có cơ cấu điều khiển giống với kiểu điều khiển trên các loại xe hơi dân dụng phổ biến ngày nay. Đây là điều cực kỳ quan trọng giúp mọi người lính đều có thể điều khiển được xe tấn công trên tuyết như lái xe hơi thông thường, không cần phải qua huấn luyện. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Muc kich xe dia hinh tan cong
  Trong khi đó, các loại xe mô-tô trượt tuyết lại có cách thức điều khiển không giống xe máy thông dụng. Điều này khiến binh lính lái mô-tô trượt tuyết cần được huấn luyện qua về cách thức sử dụng xe - mất thời gian hơn và dẫn đến nhiều khó khăn khi thực chiến. Nguồn ảnh: Vectorkel.

Nga mang "thiên nga trắng" ra Địa Trung Hải tập trận, Mỹ nín thở

(Kiến Thức) - Bất chấp các mối đe dọa từ Washington, Moscow đang ngày càng đổ nhiều vũ khí hơn vào cuộc tập trận hỗn hợp trên Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria nhằm ngăn cản mọi hành động tấn công Syria từ phía liên quân do Mỹ đứng đầu.

Nga mang
Theo Sputnik, Không quân Nga vừa triển khai ít nhất 2 máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-160 biệt danh "thiên nga trắng" tới Syria tham gia đợt tập trận hỗn hợp giữa hải quân và không quân Nga trên vùng biển Địa Trung Hải từ hôm 5/9. Nguồn ảnh: Wiki.