Mất tiền vì mua... cổ vật

Tại cơ quan điều tra, đối tượng này khai nhận là Lê Phước Nhàn, trú huyện Bến Cầu (Tây Ninh), là thủ phạm của các vụ lừa đảo bán đồ giả cổ trên địa bàn huyện Kbang vừa qua.

Mới đây, chị Đỗ Thị H. trú tại huyện Kbang (Gia Lai) đang ở nhà thì có 2 người đàn ông ăn mặc như công nhân bước vào nhà. 2 vị khách này tự giới thiệu là đang lái máy xúc cho một công trình ở gần đây.
Sau đó, một người lôi từ trong túi ra một chiếc bình hồ lô bằng kim loại mạ đồng và 2 con cóc 3 chân mạ đồng. Điều đáng nói, những đồ vật này lấm lem đất đỏ, như mới được đào từ dưới đất lên. Một trong 2 vị khách kể lại, mới đây trong khi đang điều khiển máy xúc trên công trình, họ vô tình phát hiện được các cổ vật này. Sợ cơ quan chức năng phát hiện, sẽ thu giữ nên cả 2 đã cất giấu và tìm người để bán.
Mat tien vi mua... co vat
Ảnh minh họa. 
Anh ta kể tiếp cho chị H. nghe, sáng nay đã có người trả số cổ vật trên với giá 8 triệu đồng, nhưng họ chưa bán. Anh ta vừa nói dứt lời thì điện thoại di động lại tiếp tục đổ chuông. Cố tình mở loa ngoài cho chị H. nghe, qua câu chuyện chị H. nghe giọng một người phụ nữ đã trả 8 triệu đồng để mua số cổ vật trên nhưng chưa được, nay trả thêm 2 triệu đồng nữa. Tuy nhiên, chị ta hẹn phải cuối giờ chiều mới có đủ tiền.
Sau đó, 2 vị khách bàn bạc với nhau một lúc ngỏ ý để đến chiều sẽ bán số đồ trên với giá 10 triệu đồng. Thấy có vẻ kiếm lời được khi mua số đồ trên, nên chị H. ngỏ ý mua với giá 8 triệu đồng. Sau một lúc chần chừ, tỏ vẻ không mặn mà với giá 8 triệu đồng, nhưng rồi cả 2 vị khách cũng đồng ý bán số đồ cổ trên cho chị H.
Mấy ngày sau, thấy nghi ngờ chị H. mới đem số đồ trên ra rửa sạch thì mới biết mình bị lừa. Bởi, sau khi rửa sạch lớp đất đỏ các loại đồ vật này chỉ là kim loại mạ đồng được bày bán nhiều ngoài chợ, với giá chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng.
Biết mình bị lừa, nạn nhân đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng. Cùng thời điểm này, công an huyện Kbang cũng nhận được các đơn báo mất tiền khi mua phải đồ cổ rởm tương tự như chị H.
Sau đó, từ nguồn tin quần chúng các lực lượng chức năng đã phát hiện có 2 đối tượng nghi vấn đi môtô, đặc điểm nhận dạng như các bị hại trình báo. Khi phát hiện có lực lượng công an, các đối tượng liền phóng xe tẩu thoát. Song, một đối tượng đã bị bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng này khai nhận là Lê Phước Nhàn, trú huyện Bến Cầu (Tây Ninh), là thủ phạm của các vụ lừa đảo bán đồ giả cổ trên địa bàn huyện Kbang vừa qua.
Từ lời khai của Nhàn, lực lượng công an cũng đã bắt giữ đối tượng còn lại là Phan Văn Viễn cùng trú tại huyện Bến Cầu. Được biết, với thủ đoạn trên 2 đối tượng đã thực hiện trót lọt 5 vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền không nhỏ...

Kỳ nhân ở xứ Thanh và bộ cổ vật hiếm có

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Văn Nhân (khu phố Bình Tân, phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được đánh giá có nhiều bộ sưu tập cổ vật bậc nhất xứ này.

Từ bộ sưu tập cây cảnh triệu đô đến những đồng tiền cổ, ông Nguyễn Văn Nhân (khu phố Bình Tân, phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được đánh giá có nhiều bộ sưu tập bậc nhất xứ này. Ông bảo, chơi cổ vật để lưu giữ giá trị của lịch sử truyền thống dân tộc chứ không phải bán kiếm lời.

Pho tượng phật nguyên khối đào được ở Huế chỉ là đồ giả cổ

Theo cơ quan chức năng, pho tượng phật bằng đá nguyên khối được người dân Huế đào được trong lúc làm vườn là đồ giả cổ.

Liên quan đến việc người dân ở Huế đào được pho tượng phật bằng đá nguyên khối nghi cổ vật, ngày 4/4 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Lộc và chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra và có những đánh giá bước đầu.

Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng mọi viên chức, kể cả Bộ trưởng

TS Giáp Văn Dương cho rằng bỏ biên chế là “luật chơi” mới của ngành giáo dục, cần áp dụng với mọi viên chức, kể cả từ Bộ trưởng trở xuống.

Vấn đề bỏ công chức, viên chức giáo viên đang nhận được sự chú ý của dư luận. TS Giáp Văn Dương, người sáng lập trường học Giapschool, chuyên gia về giáo dục; người từng có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy tại Áo, Vương quốc Anh, Singapore đã đưa ra những quan điểm riêng về vấn đề này.
Bo bien che giao vien: Nen ap dung moi vien chuc, ke ca Bo truong
 
PV: Mới đây Bộ GD-ĐT đã thông tin về việc sẽ thí điểm bỏ viên chức, công chức giáo viên, ông có chia sẻ gì về vấn đề này?
TS Giáp Văn Dương: Tôi cho rằng đây là một luật chơi mới của ngành giáo dục. Để công bằng, thì luật chơi này cần được áp dụng cho mọi viên chức trong ngành, từ Bộ trưởng đến các cán bộ quản lý, chứ không phải chỉ áp dụng cho giáo viên. Cụ thể, các viên chức của ngành cũng ký hợp đồng làm việc với cơ quan chủ quản và nếu 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì phải chuyển việc. Người đại diện của cơ quan chủ quản cũng phải có cơ chế quản lý như vậy để đảm bảo công bằng.
Từ góc nhìn dài hạn, tôi ủng hộ việc bỏ biên chế, nhưng cách thức thực hiện cụ thể thì phải cân nhắc và làm thật chi tiết, minh bạch, rõ ràng mới có thể mang lại kết quả tốt.
Vậy vì sao tôi lại ủng hộ bỏ biên chế suốt đời, không chỉ trong ngành giáo dục mà còn mọi ngành nghề khác? Vì đó đang là một xu hướng trên thế giới. Đã là xu hướng thì không có cách nào chống được. Thống kê cho thấy, một người Mỹ trung bình đổi việc 15 lần trong cuộc đời họ. Ở Việt Nam, giới trẻ, đặc biệt là những người làm ngoài ngành giáo dục cũng thay đổi công việc thường xuyên. Chính sự thay đổi này làm cho họ trở nên năng động và phát triển năng lực cá nhân. Vì thế, không có lý do gì để một người cả đời chỉ làm một việc, chỉ vì người đó làm trong ngành giáo dục.
Chưa kể, Việt Nam hiện có 11 triệu người ăn lương ngân sách. Đây là con số quá lớn, không ngân sách nào gánh được. Do đó, về lâu dài cần giảm và tiến tới loại bỏ chế độ công chức suốt đời của tất cả các ngành, tất cả các cấp bậc, chứ không chỉ với giáo viên và với giáo dục.
Với một nước, tôi cho rằng chỉ cần khoảng mươi người có biên chế suốt đời là đủ. Đó là ai? Theo thông lệ của thế giới thì đó là những thẩm phán của Tòa án Tối cao, những người được lựa chọn kỹ càng, có biên chế suốt đời để không tránh bị tác động của bên ngoài, để luôn cất lên tiếng nói độc lập trong việc bảo vệ công lý và diễn giải hiến pháp. Còn lại, tất các các công chức nhà nước, trên nguyên tắc đều có thể chuyển qua hợp đồng làm việc hết.
PV: Hiện nay giáo viên không được dạy thêm, nếu bỏ công chức, viên chức, đời sống của người giáo viên sẽ bấp bênh, khó khăn hơn rất nhiều. Vậy điều đó liệu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy?
TS Giáp Văn Dương: Bỏ chế độ biên chế sẽ tạo điều kiện để giáo viên giỏi có được chỗ làm tốt tương xứng, nhờ đó mà tăng thu nhập.
Nhìn vào thang bậc lương tôi thấy, mức lương công chức hiện rất thấp. Nhưng muốn có thu nhập cao hơn thì không thể bám chặt vào biên chế. Ngân sách có hạn, lương quy định theo bậc chỉ có vậy. Muốn lương cao, phải nâng cao năng lực, chấp nhận cạnh tranh, phải sang khu vực tư nhân, khu vực quốc tế.
Như vậy phải thoát khỏi ràng buộc về biên chế. Do đó, bỏ biên chế chính là tạo điều kiện cho các nhà giáo giỏi có mức thu nhập cao hơn.
Bỏ biên chế cũng là cách làm cho các giáo viên trẻ có thêm cơ hội làm việc trong hệ thống giáo dục thay vì mòn mỏi chờ đợi. Họ sẽ thay thế những người ngoài một suất biên chế thì chẳng còn gì khác. Kiến thức, phương pháp giảng dạy đã lạc hậu; tính cách, đạo đức, lối sống cũng có thể không còn phù hợp. Những người như thế, nếu chỉ nhờ nắm chặt một suất biên chế mà ở đó mấy chục năm, thì vừa gây hại cho giáo dục, vừa tước mất cơ hội làm việc của giáo viên trẻ.
Các trường tư thục và quốc tế, không có chế độ công chức trọn đời. Tất cả đều là hợp đồng làm việc hết. Nhưng chất lượng giáo dục tốt hơn hẳn. Thu nhập của giáo viên cũng cao hơn. Không có ai băn khoăn chuyện có biên chế hay không có biên chế.
Quan sát các ngành nghề khác nhau tôi thấy, khi được tự chủ, cạnh tranh, dứt bỏ thói quen bám chặt vào biên chế nhà nước, thì thu nhập của người lao động cao hơn hẳn. Vì thế, tôi cho rằng bãi bỏ biên chế trọn đời sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực, thúc đẩy cạnh tranh và do đó nâng cao thu nhập cho nhà giáo.
Riêng với các giáo viên ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, sẽ có người lập luận: Đã ở vùng khó khăn, chả được gì, đến cái biên chế cũng không được thì có phải là bất công không. Tôi cho như thế là không nhìn thẳng vào bản chất vấn đề. Nếu biết người ta ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những nơi khó khăn không ai muốn đến, thì làm việc phải có thời hạn, ba năm thôi chẳng hạn, để họ về, họ tìm chỗ khác tốt hơn. Chứ dùng biên chế để bắt họ làm việc ở đó cả đời thì không phải là giúp họ, mà thực sự là đang lợi dụng họ.
Còn chuyện lương hưu thì tôi cho rằng đó là câu chuyện của bảo hiểm xã hội. Bao nhiêu người ở khu vực tư nhân, bao nhiêu giáo viên tư thục và quốc tế, họ không có biên chế, nhưng họ đóng bảo hiểm xã hội, nên vẫn sẽ có lương hưu.
Rào cản của việc bỏ chế độ biên chế suốt đời với giáo viên chủ yếu là rào cản tâm lý, và lo ngại rằng sẽ xảy ra chuyện không công bằng, sẽ không minh bạch khi thực hiện, chứ không phải là bản thân việc bỏ biên chế hay không. Đó chỉ là những vấn đề kỹ thuật, có thể giải quyết được.
Và nếu như vậy tại sao không thành lập hội đồng trường để hoạt động như hội đồng quản trị ở các trường tư. Hiệu trưởng sẽ do hội đồng trường bổ nhiệm và giám sát. Nếu hiệu trưởng làm việc không hiệu quả thì cũng sẽ bị bãi nhiệm.
Như thế, lo ngại hiệu trưởng quyền lực quá lớn sẽ không còn. Hiệu trưởng cũng sẽ phải phấn đấu, cạnh tranh; chất lượng nhân sự ngành giáo dục vì thế cũng sẽ tăng lên. Còn nhiều cái hay nữa. Vấn đề là Bộ giáo dục có dám làm đến nơi đến chốn, công bằng minh bạch hay không thôi./.
PV: Xin cảm ơn ông!