Mật ong hoa sâm giá tiền triệu, thợ săn ong rừng tiết lộ sự thật

Được quảng cáo là loại sản phẩm hiếm có khó tìm chỉ có ở Tây Nguyên, mật ong hoa sâm đang gây sốt trên thị trường và được hét giá từ 1,2-1,6 triệu đồng/lít.

Từ lâu, mật ong rừng được khai thác trong các cánh rừng tự nhiên thường được người tiêu dùng ưa chuộng và lùng mua dù phải trả số tiền cao hơn nhiều so với các loại mật khác.

Nếu như mật ong khoái, mật ong hoa bạc hà, mật ong hoa cà phê… là những loại mật ong rừng quen thuộc với người tiêu dùng thì thời gian gần đây xuất hiện loại mật ong có tên gọi khá lạ - mật ong hoa sâm.

Loại mật ong này được quảng cáo như một thần dược đang được rao bán rầm rộ trên chợ mạng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.

Mat ong hoa sam gia tien trieu, tho san ong rung tiet lo su that

Mật ong hoa sâm Ngọc Linh đang được rao bán rầm rộ trên chợ mạng.

Rao bán loại mật đặc biệt này trên chợ mạng, chị Lê Hà, trú tại Kon Tum cho biết, mật ong hoa sâm là loại mật ong rừng cực kỳ quý hiếm, được khai thác tại vùng núi Ngọc Linh, thuộc huyện Đắk Glei nên được gọi là mật ong đắng Ngọc Linh.

Theo chị Hà, sở dĩ mật ong rừng này có giá cao và rất quý là bởi vì con ong chuyên hút mật của hoa sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu quý khác tại vùng núi Ngọc Linh nên mật cực kỳ thơm, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại mật ong khác.

Ngoài vị ngọt đặc trưng của mật ong rừng còn có vị hơi đắng thanh khi nếm, mật ong hoa sâm có màu nâu đậm hoặc màu đen chứ không phải màu vàng cánh gián như các loại mật thông thường khác. Đặc biệt, chị Hà còn cho biết khi nếm thử loại mật này còn có mùi thơm của nhân sâm.

Mat ong hoa sam gia tien trieu, tho san ong rung tiet lo su that-Hinh-2

Loại mật này đang được thổi giá lên tới 1,6 triệu đồng/lít, gấp 3 lần loại mật ong thông thường.

Với giá bán 1,6 triệu đồng/lít, chị Hà cho rằng hiện nay đang mùa hoa sâm nên người dân mới khai thác được. Mỗi năm, chị chỉ có vài chục lít chứ không có nhiều.

Cũng rao bán mật ong hoa sâm với giá 1,2 triệu đồng/lít, chị Nguyễn Thơm (trú tại Kon Tum) cho biết, sâm Ngọc Linh sinh trưởng ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, con ong hút mật của loại sâm này và tạo mật trên vùng đất có sâm Ngọc Linh nên rất khó khai thác. Mùa mật cũng trùng với mùa hoa sâm, từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.

“Tổ mật ong hoa sâm thường rất nhỏ, mỗi tổ ong chỉ cho sản lượng mật từ 399-600ml/năm, sản lượng toàn vùng cũng chỉ khoảng 200 lít mật/vụ nên lúc nào cũng khan hàng, không đủ bán”, chị Thơm nói.

Mat ong hoa sam gia tien trieu, tho san ong rung tiet lo su that-Hinh-3

Thực chất đây chỉ là loại mật ong đắng bình thường.

Theo chị Thơm, mật ong hoa sâm rất tốt, được coi như một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh, ai ho nhiều chỉ cần ngậm mật ong này vài bữa là khỏi. Ngoài ra, loại mật này còn có tác dụng giúp an thần, ngủ ngon, tăng sức đề kháng và giảm đau.

Tuy nhiên, khi được hỏi, bản thân nhìn thấy cây sâm Ngọc Linh có mật không thì chị Thơm không trả lời được.

“Tôi gom mua mật của dân. Dân đi khai thác được trong vùng trồng sâm, nói là ong hút mật hoa sâm nên có vị đắng nhẫn nhẫn chứ thực sự nó hút mật hoa gì thì tôi cũng không biết vì tôi không phải con ong”, chị Thơm nói.

Là thợ săn ong rừng hơn 10 năm, anh Thanh Hà cho biết, bản thân đã đi khắp các cánh rừng của Việt Nam, từ Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, vào tận Quảng Bình, Quảng Trị hay mãi trong Bình Định nhưng chưa bao giờ nghe nói có loại ong hút mật hoa sâm, cũng chưa bao giờ khai thác được tổ ong mật có mùi nhân sâm.

Mat ong hoa sam gia tien trieu, tho san ong rung tiet lo su that-Hinh-4

Anh Hà khẳng định mật ong đắng rất tốt nhưng khi gán mác là mật ong hoa sâm Ngọc Linh và bán với giá 1,6 triệu đồng/lít thì người bán đã đội giá lên gấp 3 lần so với bình thường. Ảnh: Thanh Hà.

“Tôi khẳng định 100% không có loại mật ong hoa sâm Ngọc Linh vì sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm, có rất ít và chỉ sống ở vùng đệm, dưới tán rừng. Trong khi đó, ong rừng lấy mật thường chỉ lấy hoa hứng nắng ở các khu rừng già. Vì vậy, đây chỉ là loại mật ong đắng rừng già thông thường chứ không có mật ong hoa sâm Ngọc Linh như đồn thổi, quảng cáo”, anh Thanh Hà nói.

Theo anh Thanh, cùng là một loại mật, nhưng để bán được giá cao nên thương lái “tâng bốc” lên nhằm lấy lòng tin của người tiêu dùng. Sản phẩm vì thế cũng được đội giá lên gấp 2-3 lần so với giá thị trường. Vì vậy, người tiêu dùng hết sức cảnh giác với các “chiêu trò” quảng cáo này.

Mat ong hoa sam gia tien trieu, tho san ong rung tiet lo su that-Hinh-5

Anh Hà từng khai thác được tổ ong đắng nặng 17kg và vắt được khoảng 10 lít mật. Ảnh: Thanh Hà.

Về mật ong đắng, anh Hà cho biết, tại Việt Nam có 3 khu rừng có loại mật này và loại hoa đắng mà ong lấy mật chỉ có ở rừng già, mọc thành từng khu và nở trong đúng 1 tháng duy nhất trong năm, cho loại mật thơm ngon đặc biệt, vị đặc trưng không lẫn với loại mật ong rừng nào.

“Loại mật này có vị đắng ngọt và thơm vô địch. Nếu thơm ít thì chắc chắn bị pha tạp. Giá tại cửa rừng tôi bán là khoảng 500.000 đồng/lít. Ra các mối khác và đến tay người tiêu dùng vào khoảng 700-800.000 đồng mà thôi. Với giá 1,2-1,6 triệu đồng/lít là bị thổi giá lên quá nhiều”, anh Hà cho hay.

Theo anh Hà, người tiêu dùng nên chọn mua mật ong ở những địa chỉ quen biết, uy tín, không nên chạy theo quảng cáo, đồn thổi mà mua phải mật kém chất lượng với giá quá cao.

Măng cụt ngập chợ, cách chọn để 10 quả ngon ngọt cả 10

Đang vào mùa măng cụt, bà nội trợ dễ dàng tìm mua loại trái cây này ở hầu khắp các chợ. Thế nhưng, để chọn được măng cụt ngon, chị em nhớ dắt túi 8 không khi mua sắm sau để chọn 10 quả ăn ngon ngọt như 10.

Bán trái cây nhiều năm tại chợ đầu mối 365 Hà Đông nên chị Trần Thị Hường (Thanh Oai, Hà Nội) rất có kinh nghiệm lựa chọn các loại hoa quả ngon, trong đó có măng cụt. 

“Trước mình cũng không biết nhiều đâu, toàn mua phải những quả không tươi ngon và tẩm hóa chất. Nhưng sau nhiều năm buôn bán trái cây, mình dần nhận ra và phân biệt được quả ngon hay không ngon cũng như quả sạch hay không sạch. Giờ thì mình sành sỏi rồi”, chị Hường chia sẻ. 

Nhậu đêm mùa Euro, ghẹ sữa om lá lốt mời chồng

Mùa ghẹ sữa rơi đúng vào 3 tháng mùa hè, các bà nội trợ thường mua về nấu canh hoặc nấu riêu, làm món ghẹ sữa tẩm bột chiên giòn, ghẹ om lá lốt để uống bia xem bóng đá.

Từ giữa tháng 6, chị Mai Linh ở Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai Hà Nội bắt đầu rao bán ghẹ sữa. Chị Mai Linh bán ghẹ sữa đã 5 năm nay. Món ăn này lúc nào cũng hút khách bởi ghẹ sữa vị dễ ăn, dễ chế biến, được hội chị em nội trợ rất thích.

“Quê mình vùng biển, từ nhỏ đã quen ăn ghẹ sữa. Nhưng mấy năm gần đây, ghẹ sữa mới được rao bán nhiều trên chợ mạng cũng như chợ dân sinh. Hiện mình sinh sống ở Hà Nội, vì bản thân đang bán hàng online nên tới mùa ghẹ mình tranh thủ nhờ người nhà chuyển ghẹ ra ngoài này để bán kết hợp với các mặt hàng khác", chị Linh. nói.

Tiểu thương bán nghìn cốc nước mía, trăm quả dừa xiêm mỗi ngày nắng nóng

Những ngày nắng nóng như thiêu đốt tại Hà Nội, nhu cầu mua nước mía, nước dừa và các loại nước giải khát tăng cao, chủ cửa hàng bận túi bụi làm hàng cho khách.

Có mặt tại cửa hàng nước mía của bà Nguyễn Phương Liên trên đường Khâm Thiên những ngày này, không khó để bắt gặp hàng dài người đứng chờ mua nước mía.

Theo bà Liên, trời càng nắng nóng, nhu cầu mua nước mía của người dân càng tăng cao, gia đình bà phải huy động 4-5 người làm vẫn không kịp bán.