Mạo danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp biên soạn, bán sách là vi phạm nghiêm trọng

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, hành vi mạo danh người giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp biên soạn sách, bán sách là hành vi vi phạm nghiêm trọng, cần điều tra, xử lý nghiêm.

Bộ Tư pháp cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện trường hợp mạo danh tên tuổi lãnh đạo Bộ Tư pháp để biên soạn in sách, bán sách. Cụ thể, tháng 6/2021, Nhà Xuất bản Lao động đã liên kết Nhà sách Dân Hiền xuất bản và phát hành cuốn sách "Chỉ dẫn tra cứu và áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính" (gồm 2 tập), mạo danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh là chủ biên. Sau khi sự việc bị phát giác, Nhà Xuất bản Lao động quyết định đình chỉ phát hành 2 cuốn sách nói trên, yêu cầu Nhà sách liên kết thu hồi toàn bộ số sách đưa ra để chào hàng và quảng cáo thăm dò thị trường.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, về hành vi làm và bán sách giả: Việc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức có uy tín để thực hiện hành vi gian dối nhằm trục lợi là điều không mới từ trước đến nay.
Mao danh Thu truong Bo Tu phap bien soan, ban sach la vi pham nghiem trong
Hai cuốn sách mạo danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh là chủ biên. 
"Tuy nhiên hành vi mạo danh người giữ chức vụ Thứ trưởng để viết và lưu hành sách giả mà lại là sách mang nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật và có đối tượng hướng đến bao gồm cả cán bộ quản lý nhà nước là một sự việc hiếm có. Cũng vì vậy, tính chất nghiêm trọng của hành vi này không nhỏ và mang nhiều hệ lụy. Cuốn sách này có tên "Chỉ dẫn tra cứu và áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)". Tức là nội dung trong sách phải mang tính chuyên môn rất cao và hướng đến đối tượng sử dụng là những người nghiên cứu giảng dạy pháp luật; những người thường xuyên trực tiếp áp dụng pháp luật như luật gia, luật sư, cán bộ công chức và các sinh viên luật. Đối với những người nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức vững vàng thì có thể phát hiện chất lượng sách không đảm bảo ngay khi mới sử dụng" - luật sư Hùng nhận định.
Theo luật sư Hùng, với những người mới học luật hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ về pháp luật thì rất dễ khiến họ có những nhận thức sai lệch do sử dụng cuốn sách giả này. Từ nhận thức pháp luật sai lệch dẫn đến sau này hoạt động áp dụng pháp luật cũng sai lệch theo và thậm chí là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật. Như vậy sẽ rất nguy hiểm. Mặc khác, các đối tượng đã biết lợi dụng danh nghĩa Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh để trục lợi. Với một người có uy tín như vậy đứng tên tác giả thì càng thu hút người đọc hơn.
Mao danh Thu truong Bo Tu phap bien soan, ban sach la vi pham nghiem trong-Hinh-2
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội)  
"Lĩnh vực pháp luật đòi hỏi cung cấp thông tin phải tuyệt đối chính xác. Nếu tinh thần của pháp luật không được phổ biến đầy đủ, chính xác, kịp thời đến xã hội sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước. Trong trường hợp này, Nhà xuất bản còn để một số lượng sách giả đã được bán rộng rãi trên thị trường thì rủi ro như trên đã hiện hữu. Đối với những người làm ra quyển sách này thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt vi phạm hành chính, người làm ra sách giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức theo Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người có hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một các trường hợp: Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên, sách giả tương đương số lượng với sách thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Cụ thể là truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất buôn bán hàng giả” theo Điều 192 Bộ luật Hình sự. Mức cao nhất trong khung hình phạt của tội này là phạt tù 15 năm" - luật sư Hùng phân tích.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng nêu quan điểm: "Về hành vi mạo danh tổ chức cá nhân: Trong trường hợp trên, việc mạo danh Thứ trưởng Bộ Tư pháp không có ý nghĩa trong việc định tội danh hay định khung hình phạt. Và chỉ với hành vi mạo danh một tổ chức cá nhân khác cũng không cấu thành vi phạm pháp luật về hành chính hay hình sự. Tuy nhiên, việc mạo danh cơ quan, tổ chức, cá nhân trên thực tế thường gắn với các hành vi khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sản xuất buôn bán hàng giả (mạo danh cơ quan, tổ chức), làm giả giấy tờ tài liệu con dấu… Đối với các hành vi này, việc mạo danh, lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức cá nhân là các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Trường hợp trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp bị các đối tượng lợi dụng danh nghĩa cá nhân nhằm mục đích làm và bán sách giả. Do đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh có thể đã bị các đối tượng làm sách giả xâm phạm nhất định về uy tín, danh dự, nhân phẩm. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu các đối tượng làm sách giả phải bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm về danh dự nhân phẩm cho mình".
>>>>> Xem thêm video: Sách lậu tràn lan trên thị trường

Nguồn: VTV 24.

Mạo danh Bộ trưởng GTVT và những pha “nhờ bóng quan lớn” nhận kết thảm

Mới đây, Bộ GTVT đã sa thải Phạm Khắc Dũng (nhân viên của Bộ Giao thông Vận tải) mạo danh Bộ trưởng Bộ GTVT để gửi nhiều kiện hàng từ Hà Nội và TP.HCM. Trước đó, nhiều đối tượng mạo danh lãnh đạo, cán bộ cũng bị xử lý nghiêm minh.

Mao danh Bo truong GTVT va nhung pha “nho bong quan lon” nhan ket tham
 Nhân viên mạo danh Bộ trưởng: Anh Phạm Khắc Dũng (nhân viên của Bộ Giao thông Vận tải) gửi một số kiện hàng ghi "Bộ trưởng Giao thông Vận tải" cho bạn tại TP HCM trên chuyến bay VN7211 với suy nghĩ được hỗ trợ chuyển nhanh, tránh hư hỏng. Ngày 13/4, Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải đã sa thải nhân viên Phạm Khắc Dũng vì hành vi mạo danh Bộ trưởng.
Mao danh Bo truong GTVT va nhung pha “nho bong quan lon” nhan ket tham-Hinh-2

Mạo danh Phó giám đốc Công an tỉnh: Trần Việt Hoàng (SN 1975, ngụ TPHCM) đi ôtô hiệu Mercedes, áo quần bảnh bao, mạo danh là Phó Giám đốc công an tỉnh. Hoàng đã lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người bằng thủ đoạn “chạy” việc. Ngày 22/4, Công an tỉnh Bình Định đã bàn giao đối tượng bị truy nã Trần Việt Hoàng đến Công an tỉnh Kon Tum để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định. 

Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt cọc mua hàng online

Công an TP HCM vừa phát đi cảnh báo người dân về các thủ đoạn lừa đảo qua hình thức đặt cọc hoặc các web giả mạo sàn thương mại điện tử có lượng khách hàng giao dịch lớn như Shopee.

Theo Công an TP HCM, hiện nay TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội nên người dân phải thay đổi hành thức mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến trên các ứng dụng hoặc các website, trang thương mại điện tử để bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19.

Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng xấu đã làm giả các trang thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Một số thủ đoạn phổ biến như sau:

Thủ đoạn lừa đảo qua hình thức đặt cọc

Nắm được nhu cầu cần mua sắm các hàng hóa thiết yếu của người dân trong thời gian giãn cách xã hội như: thực phẩm, vật tư y tế… các đối tượng xấu đã xâm nhập vào các nhóm Zalo, Facebook của các khu dân cư, các cộng đồng kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Sau đó, chiêu dụ người mua bằng cách đăng tin bán các sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường và nhận ship đến địa chỉ của khách hàng.

Lấy lý do tránh tình trạng khách bùng hàng cũng như bảo đảm giữ giá tốt nhất của đơn hàng đó, các đối tượng không ngừng thúc giục, yêu cầu người mua phải chuyển khoản đặt cọc trước.

Cong an canh bao thu doan lua dao dat coc mua hang online
Công an cảnh báo người dân chiêu lừa qua hình thức nhận cọc