![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cả một thời tuổi trẻ vất vả lo kinh tế để chồng rảnh rang theo đuổi học hành, khi chồng công tác trên thành phố thì một tay chăm mẹ già, quán xuyến gia đình và nuôi dạy 2 con nhỏ...
Sự hi sinh của bà Hằng cho chồng, cho con biết bao nhiêu mà kể xiết. Ai cũng bảo chỉ thời gian ngắn nữa thôi bà sẽ tha hồ mà hưởng phúc bởi người tử tế như ông Lâm khi nghỉ hưu sẽ phải bù đắp cho vợ nhiều lắm. Vậy mà khi ông vừa trở về bên bà chưa được bao lâu thì ngã bệnh hiểm nghèo.
Những ngày cuối đời của ông, bà hết lòng chăm sóc. Vậy mà một hôm, ông Lâm nắm chặt tay vợ xin lỗi bà rồi thú nhận lâu nay mình đã có vợ bé con riêng bên ngoài. Bà Hằng choáng váng nhưng rồi cuối cùng cũng chấp nhận cho ông thỏa ước nguyện cuối đời là cho vợ bé, con riêng về nhận họ hàng.
Ảnh minh họa.
Tôi đem chuyện kể với mẹ chồng, cứ nghĩ bà cũng sẽ giống tôi oán trách ông Lâm và chỉ trích sự bao dung “dại dột” của bà Hằng. Không ngờ mẹ chồng tôi tiết lộ một bí mật khác: Chuyện chồng có vợ bé thực ra bà Hằng đã biết từ rất lâu. Cuộc hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy của ông bà lâu nay gắn kết bằng cái nghĩa vợ chồng chứ không phải bằng tình yêu nữa. Chính vì bà Hằng là người vợ đảm đang hết lòng vì chồng con, là cô con dâu hiếu nghĩa với nhà chồng không có gì chê trách được mà ông Lâm không thể bội nghĩa, dứt tình với bà.
Trước đây, khi ổn định công việc trên thành phố, ông Lâm cũng đã về quê bàn với bà đưa con cái ra đó sống. Nhưng bà thấy trách nhiệm với cha mẹ hai bên còn nặng, bản thân cũng không thích hợp với cuộc sống phố xá nên đã kiên quyết ở lại quê. Vậy là ông Lâm đành sống cảnh gối chiếc chăn đơn một mình nơi thành phố. Một lần ông Lâm về quê thăm vợ con với dáng vẻ tươm tất khác thường, bà Hằng đã nhận ra sự thay đổi ở chồng. Rồi những lần về sau đó, con người ông toát lên niềm hạnh phúc viên mãn, bà lờ mờ đoán được sự việc.
Mẹ chồng tôi kể, ngày ấy thay vì ghen tuông, đau khổ, bà Hằng lại cảm thấy yên tâm vì cuộc sống của ông bớt thiệt thòi. Đối với bà, ông chẳng ngược đãi, ruồng bỏ, vẫn đối xử tốt, giữ cho bà một gia đình không xáo trộn, con cái được lớn lên trưởng thành trong gia đình bình yên, thế là đủ. Những ngày cuối đời, ông vẫn tìm về bên bà, vẫn xem gia đình này là bến bờ duy nhất. Người phụ nữ bên ngoài kia bao nhiêu năm nay đã thay bà chăm sóc ông mà không đòi hỏi danh phận, cũng chẳng lúc nào có suy nghĩ tìm về giành giật tài sản với mẹ con bà. Ước nguyện cuối đời của ông là để đứa con riêng biết được gốc gác, tổ tông họ hàng của mình. Đó cũng là quyền chính đáng của mỗi đứa trẻ, bà nỡ lòng nào từ chối.
Đó cũng là sự lựa chọn của bà bao năm nay cũng như việc đón nhận và tha thứ lỗi lầm của ông Lâm.
Tôi cưng vợ mình như trứng mỏng. Điều đó ai cũng biết. Và giờ đây, tôi ngoại tình. Ai cũng biết điều đó. Trước đây tôi hay lên án những người đàn ông ngoại tình. Tôi cho đó là những gã đàn ông mất nhân tính, thiếu trách nhiệm, lăng nhăng trăng gió. Còn người phụ nữ, dù sao thì họ cũng là phái yếu, cần được bảo vệ.
Với tôi khi đó, giả sử vợ mình có lầm lỗi gì thì tôi cũng sẵn sàng bỏ qua. Bởi, phụ nữ vốn là như thế. Họ là phái yếu; hơn nữa, họ là phái đẹp. Nếu như cuộc sống này không có phái đẹp thì bọn đàn ông thô lỗ chúng tôi sẽ sống thế nào? Chắc chắn là sống không bằng chết!
Với quan điểm sống rõ ràng như vậy, tôi không bao giờ dám mơ đến hai chữ “ngoại tình”.
Ấy vậy mà sau 16 năm chung sống, tôi công khai ngoại tình và cho rằng, ngoại tình có lý do của nó, chỉ có người ở trong chăn mới biết chăn có rận, người ngoài nhìn vào có phán xét thì cũng là phiến diện, hời hợt.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cho nên tôi khẳng định điều khiến đàn ông ngoại tình không phải là sự xuống cấp về nhan sắc hay sức khỏe của người bạn đời. Sẽ không ai tin, nếu tôi nói rằng, ngược lại, chính sự “bất biến” của người vợ mới khiến các anh ngoại tình, lăng nhăng với người phụ nữ khác.
16 năm trước, nếu đi làm về mà không có cơm, tôi sẽ rất vui sướng khi được chở bà xã đi ăn tiệm. Còn bây giờ, khi về tới nhà mà thấy bếp núc vắng lặng, vợ đi spa, shopping hay lê la hàng quán chưa về, tôi không còn thấy chút gì vui vẻ, thay vào đó là sự bực bội, tức tối. Tất nhiên, nếu ở nhà không có người hoan nghênh, chào đón mình, thì tôi sẽ đi tìm điều đó ở nơi khác.
16 năm trước, nếu thấy bộ áo váy của “ai đó” vứt ở phòng khách, tôi sẽ cầm lên, nhẹ nhàng hôn lên làn vải mỏng manh ấy và khoan khoái cảm nhận được mùi da thịt của người phụ nữ mình yêu thương. Còn bây giờ, nếu vẫn thấy y chang như vậy, tôi sẽ bừng bừng nổi giận và cho rằng, đúng là một người phụ nữ bầy hầy, dơ dáy.
16 năm trước, nếu lên bàn ăn có món canh chua mà người phụ nữ của mình thay vì rót nước mắm lại rót nhằm xì dầu, tôi sẽ vui vẻ đứng dậy, tự mình lấy cái chén khác để rót nước mắm và còn khen vợ “sáng tạo” một thứ nước chấm mới cho món canh chua truyền thống. Còn bây giờ, nếu điều đó lặp lại, tôi chỉ muốn hắt chén nước chấm vào mặt người đàn bà đểnh đoảng, không tiến bộ…
Vợ tôi là một người phụ nữ như vậy. 16 năm qua, điều thay đổi lớn nhất là Thúy đã già đi, xấu đi, tính tình cũng xấu xí hơn. Đã dở thì phải học hỏi, đằng này lúc nào cô ấy cũng cho là mình đúng, mình chuẩn, mình có lý.
Thú thật là nếu không có hai đứa con thì có lẽ mối dây ràng buộc vợ chồng của hai đứa tôi đã đứt từ lâu rồi. 16 năm trước, tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng, sẽ có một ngày, mình sẽ ngán ngẩm, không còn hứng hú gì đối với người phụ nữ này.
Vậy mà bây giờ, điều đó thể hiện ra cả cử chỉ, hành vi, lời nói. Tôi đã không ngủ với vợ từ lâu. Tôi nói thẳng với cô ấy: “Nhìn em bây giờ, anh chẳng có chút hứng thú nào”. Vợ tôi trừng mắt ngó tôi, sau đó lẳng lặng đi lấy quyển nghị quyết gì đó và cắm đầu, cắm cổ đọc.
Vợ tôi là phụ nữ hai giỏi toàn diện. Năm nào cũng có tờ giấy khen đem về lồng trong khung kính, treo trang trọng trong phòng. Mỗi lần như vậy, tôi lại nói: “Ai phát cho bà tờ giấy này sao không hỏi ý kiến tôi? Bà có nấu được bữa cơm nào cho ra hồn đâu mà hai giỏi? Con cái bà có chăm sóc, dạy dỗ gì đâu mà hai giỏi? Nhà cửa bà có biết dọn dẹp ngăn nắp gì đâu mà hai giỏi? Cha mẹ bà có hiếu để gì đâu mà hai giỏi?...”.
Tôi còn kể ra một lô, một lốc những thứ tương tự như thế. Nhưng vợ tôi chẳng nao núng. Cô ta bĩu môi rồi lặng lẽ ôm đống tài liệu vô phòng, đóng cửa nghiên cứu đến nửa đêm.
Thế đó, làm sao mà người đàn ông như tôi không ngoại tình? Mà không chỉ một mình tôi. Bây giờ phụ nữ như thế rất… rất nhiều. Người ta đòi tự do, bình đẳng, giải phóng, nữ quyền... Kết cục là đã biến những người phụ nữ trở thành một thỏi nam châm cùng cực với người đàn ông của mình. Mà một khi hai thỏi nam châm cùng cực chúng sẽ đẩy nhau.
Tôi đã bị đẩy đến chỗ ngoại tình như vậy. Tôi không biện hộ, cũng không tin tưởng vào người phụ nữ mà mình đang có quan hệ ngoài luồng. Bởi họ cũng như nhau cả thôi. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, cưới nhau rồi mật vỡ tơi bời…
Tôi có hai người con, một trai và gái. Trên chồng cháu có chị chồng. So sánh về hoàn cảnh, kinh tế của gia đình chị chồng cháu có phần khá giả hơn, vững vàng hơn một chút. Chị chồng cháu không phải là người hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết bo bo cho bản thân. Vì thế, mỗi khi có dịp chị cháu thường mua tặng các em đồ này thức nọ, khi thì chiếc áo cho mẹ, lúc là cặp sách, đồ chơi cho các con. Tôi nghĩ, chị cho em, bác cho cháu quà cũng là bình thường. Có quan tâm, yêu mến nhau thì người ta mới làm vậy.
Không ngờ, chính những món quà đó lại khiến con dâu tôi phải khổ sở. Cháu cũng ra sức mua quà để… tặng lại, coi như một cách “trả nợ” nhà chị chồng. Nhưng, như thế chưa đủ. Cháu còn để tâm xem món quà đó trị giá bao nhiêu thì khi trả lại cũng phải tương ứng. Có một lần, chị chồng mua tặng em dâu chiếc áo sơ mi. Về nhà, con dâu tôi cũng nhận áo nhưng sau đó thì phải hỏi bằng được… giá tiền chiếc áo thế nào. Ngày hôm sau, cháu đi tìm mua ngay cho chị một thỏi son môi và để cả cái hóa đơn tính tiền xêm xêm trị giá cái áo mang đến tặng chị chồng.
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là sự tình cờ. Về sau, sự việc lặp đi lặp lại rất nhiều lần, thì tôi mới biết hóa ra con dâu không muốn nợ nần ai. Sinh nhật con mình, anh chị em tặng quà cho cháu đồ gì, giá bao nhiêu cháu đều ghi nhớ để rồi sinh nhật các cháu, con dâu kiểu gì cũng… tìm cách “trả lại” y chang Nếu ai không tặng thì… đến lượt cháu cũng… sẽ quên để đáp trả. Dần dà, chị chồng cháu ngại, không dám tặng gì cho nhà em trai nữa vì sợ… lại phải nhận quà.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sau cưới con dâu và con trai sống chung với vợ chồng tôi. Chúng tôi đều đã về hưu, vẫn còn sức khỏe nên cứ hy vọng có thể đỡ đần các con ít nhiều, nhất là trong việc chăm sóc các cháu nội. Nhưng, phải thú thật, từ lúc cháu ra đời đến nay đã 5 tuổi, chúng tôi chưa từng có cơ hội nào để chăm cháu đúng nghĩa. Đơn giản bởi con dâu tôi rất khách sáo, cháu không bao giờ nhờ ông bà nội giúp đỡ cho. Sau khi sinh con phải đi làm, cháu mới 5 tháng đã bị mẹ đem gửi một bác hàng xóm già cạnh nhà. Ai đời chỉ cách nhau có một bức tường, bên này thì bà nội ngồi chơi xơi nước, bên kia thì cháu nội phải đi gửi người ngoài.
Tôi thương cháu mà nói kiểu gì con dâu cũng không chịu để cháu lại cho bà trông. Cháu một mực bảo: “Thôi bà ạ, con chẳng giúp gì cho bà thì thôi, còn bắt bà trông con cho con. Bây giờ, bà và ông cứ an tâm vui tuổi già, thích làm gì thì làm, xem phim thì xem. Con nhờ người ngoài cho tiện”. Đến lúc cháu nội đủ tuổi đi học mẫu giáo con dâu lại nhất quyết gửi con vào trường tư thay vì trường công chỉ bởi một lý do duy nhất: ở trường tư có dịch vụ trông trẻ ngoài giờ.
Con dâu con trai tôi đều bận rộn, nhiều hôm tối xẩm mới tan làm, nếu gửi ở trường công phải đón lúc 4h 30 là không thể. Nhưng, khó gì đâu, tôi và ông cháu đều có thể đưa đón cháu thay mẹ nó được mà. Một lần nữa, con dâu tôi lại không chịu. Cháu thà đóng thêm tiền ở trường tư để họ trông thêm con cho tới khi cháu về tới nơi.
Cứ như vậy cái gì làm được là con dâu kiên quyết tự làm. Sống cùng một nhà mà chưa bao giờ con mở lời mẹ ơi giúp con cái này, hộ con cái kia. Thương con, tôi toàn phải là người “xin việc” trước nhưng phần lớn đều nhận ở con cái khoát tay, lắc đầu “con không phiền ông bà”. Chồng tôi nhiều lúc bực bội, chẳng biết nói với ai bèn quay sang mắng tôi: “Thôi, ăn có mời, làm có khiến, nó cần phải nhờ bà. Đằng này, bà xin mà nó còn mắng cho. Thôi thì kệ, xem nhà nó tự lập được tới mức nào”.
Quả đúng, con dâu tôi quyết tâm “tự lập” trong mọi việc thật. Thường ngày, chúng tôi chỉ giao tiếp mỗi lúc ăn cơm tối, còn sau đó, con dâu tôi lên phòng, đóng cửa lại. Nhiều hôm cháu nội ốm, khóc cả đêm, tôi chạy lên xem cháu thế nào thì con dâu chỉ bảo: “Bà cứ nghỉ, con tự lo được”. Thậm chí kể cả khi đã mệt rũ, cháu cũng không nhờ vả bà thay phiên cho. Lại có lần, tôi thấy cháu nội về nhà phàn nàn cô giáo nhắc mẹ đóng tiền học mà mãi mẹ không đến đóng. Tôi hỏi thì con dâu mới thú nhận hóa ra mấy tháng qua con dâu bị chậm lương, chồng cũng đang gặp khó khăn nên hiện chưa có tiền. Không chỉ cháu nội bị thiếu tiền học mà các khoản khác của con cũng đều bị cắt giảm.
Tôi sửng sốt, trách con sao không nói với bố mẹ một tiếng. Chúng tôi già nhưng vẫn có lương hưu, có chút tiền tiết kiệm, lẽ nào không thể đưa cho con hay sao. Con dâu tôi giải thích: “Không, con tự lo được. Bố mẹ cứ an tâm”. Quả nhiên sau đó, tôi thấy con gọi điện tứ tán để vay tiền. (chắc là con ngại khi bố mẹ biết chuyện kinh tế gia đình con đang gặp khó). Mọi việc rồi cũng xong nhưng sao tôi thấy xót xa vô cùng. Chẳng lẽ, con dâu thà vay người ngoài chứ không chịu làm phiền người thân.
Tôi cứ giữ mãi tâm tư trong lòng, mới rồi định bụng đợi con dâu về thì nói thẳng hết cho con nghe. Tối đó, cơm nước xong xuôi, tôi mới nhẹ nhàng lên phòng con, nhưng vừa tới cửa thì nghe tiếng con dâu đang nói chuyện với ai đó. Đầu dây bên kia chắc là của một cháu nào đó mới lập gia đình. Con dâu tôi nói: “Em nhé, có một bí quyết là ngay từ đầu phải rành mạch với nhà chồng. Tuyệt đối không nhờ vả, không xin xỏ bởi mình nhờ họ một chút là sau rách việc lắm. Có khi nhờ đón con một buổi mà sau này về già, ông bà cứ kể hoài là nhờ có ông bà cháu mới được thế này. Lúc đó, mình há miệng mắc quai. Chi bằng tự thân vận động. Đố ông bà nào dám kể công. Nợ tiền thì dễ chứ nợ tình thì khó trả lắm em ạ”…
Im lặng một lát, chắc là nghe cô bạn tâm sự gì đó, con dâu tôi lại nói tiếp: “Chủ trương của chị là sống biết điều, không lạnh lùng nhưng cũng không quá vồ vập. Ai cho sao thì mình trả lại vậy”.
Tôi nghe đến đây thì chẳng còn biết nói gì với con dâu được nữa. Con dâu ơi, liệu con có thể nghĩ rằng, sống rành mạch là có thể trả hết nợ ân tình của bố mẹ?