Mãn nhãn máy bay cánh ngược SR-10 Nga tung cánh

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Sputnik hôm 14/2 đăng tải đoạn clip máy bay huấn luyện cánh ngược SR-10 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Mời độc giả xem clip:
Máy bay huấn luyện cánh ngược SR-10 là dự án do Cục thiết kế tư nhân KB SAT (NGa) phát triển thực hiện chuyến bay đầu tiên từ sân bay Oreshkovo, vùng Kaluga. Theo các nguồn tin, chuyến bay được đánh giá là đã thành công hoàn toàn.
Các phương tiện truyền thông mạng xã hội ngay sau đó bày tỏ niềm vui với máy bay phản lực của KB SAT và cho rằng đó sẽ là "quả bom" nếu được đưa vào sản xuất.
Man nhan may bay canh nguoc SR-10 Nga tung canh
 Máy bay huấn luyện cánh ngược SR-10.
Mô hình của máy bay huấn luyện SR-10 lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm hàng không MAKS năm 2009. Nó được thiết kế nhằm cạnh tranh với dòng máy bay Yak-152 của Cục thiết kế Yakovlev để giành một vị trí trong Không quân Nga.
Máy bay SR-10 có chiều dài 9,59m, sải cánh 8,40m, cao 3,55m, trọng lượng cất cánh tối đa 2,7 tấn, trang bị một động cơ phản lực Ivechenko AI-25V cho tốc độ bay cận âm 900km/h, bán kính hoạt động khoảng 600-700km, trần bay 6.000m.

Lai lịch chiến hạm HQ-03 của HQND Việt Nam

(Kiến Thức) - Khu trục hạm HQ-03 vốn là tàu chiến cũ được Mỹ viện trợ cho VNCH, sau 1975 Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ được và tái sử dụng. 

Lai lich chien ham HQ-03 cua HQND Viet Nam
Khu trục hạm HQ-03 vốn là tàu chiến cũ được Mỹ cung cấp cho VNCH sử dụng, sau ngày 30/4/1975, con tàu được Hải quân Nhân dân Việt Nam thu giữ và tái sử dụng cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Ảnh cực hiếm HQ-03 trong hoạt động chiến đấu chống quân Khmer Đỏ ở vùng biển Tây Nam đất nước.  

Cận cảnh trực thăng đầu tiên Liên Xô sản xuất hàng loạt

(Kiến Thức) - Với số lượng 2.594 chiếc, trực thăng Mi-1 được xem là mẫu trực thăng đầu tiên được Liên Xô đưa vào sản xuất hàng loạt và dùng rộng rãi.

Can canh truc thang dau tien Lien Xo san xuat hang loat (X, bai TET)
Mil Mi-1 là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên trên thế giới và cũng là đầu tiên của Liên Xô được đưa vào sản xuất hàng loạt cho mục đích quân sự. Tất nhiên trong lĩnh vực mới mẻ này vào thời điểm đó Liên Xô vẫn thua kém so với Mỹ. Từ đầu năm 1945 Quân đội Mỹ đã đưa vào trang bị những chiếc Sikorsky H-5 trong khi đó phải đến tận năm 1950 Liên Xô mới đưa vào trang bị những chiếc Mil Mi-1 đầu tiên.