Màn đại xòe cổ xác lập kỷ lục Việt Nam

Hơn 2.000 người sẽ tham gia vào màn đại xòe cổ lớn nhất - xác lập kỷ lục Việt Nam tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vào cuối tháng 9.

Đây là hoạt động được tổ chức cùng thời điểm với Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án "Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ văn hóa - du lịch giai đoạn 2013 - 2020" và các hoạt động tuần văn hóa, thể thao, du lịch Nghĩa Lộ năm 2013.
Sáu điệu xòe cổ sẽ được trình diễn trong màn đại xòe cổ, bao gồm: Khắm khen (Nắm tay nhau), Đổn hôn (Bước tiến lùi), Phá xí (Bổ bốn hay chia bốn), Nhôm khăn (Tung khăn), Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu), Ỏm lọm tốp mư (Vỗ tay đi vòng tròn). Các nghệ nhân, diễn viên nòng cốt sử dụng đạo cụ để biểu diễn (Khăn xòe). Màn xòe cổ dự kiến sẽ kéo dài khoảng 20-25 phút.
Ảnh minh họa. Nguồn: baothainguyen.org.vn.
Ảnh minh họa. Nguồn: baothainguyen.org.vn. 
Nghĩa Lộ là một thị xã phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, nổi tiếng với hoa ban, gạo Mường Lò, xôi ngũ sắc, thổ cẩm, ngòi Thia và đặc biệt là điệu xòe Thái uyển chuyển. Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án "Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ văn hóa - du lịch giai đoạn 2013 - 2020" nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thị xã văn hóa - du lịch; tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện đề án.
Màn đại xòe cổ nhằm khai thác, bảo tồn, tôn vinh, quảng bá nét văn hóa truyền thống đặc thù của nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn.
Việc tổ chức Lễ công bố quyết định, màn xòe cổ và các hoạt động trong tuần văn hóa thể thao, du lịch thị xã Nghĩa Lộ năm 2013 sẽ gắn kết với các hoạt động văn hóa du lịch của các huyện trong khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái. Trong tuần văn hóa, thể thao, du lịch Nghĩa Lộ năm 2013 sẽ có nhiều hoạt động như: Hội chợ thương mại và ẩm thực; Hội chọi trâu; tổ chức một số tour du lịch...

Vì sao Long Biên là chợ tuyệt nhất châu Á?

(Kiến Thức) - Website du lịch Gobackpacking bình chọn chợ Long Biên, Việt Nam là một trong 5 chợ tuyệt vời nhất ở khu vực châu Á.

Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển năng động nhất thế giới. Khu chợ phân đầu mối thực phẩm lớn nhất ở trung tâm Thủ đô Hà Nội là chợ Long Biên.
Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển năng động nhất thế giới. Khu chợ phân đầu mối thực phẩm lớn nhất ở trung tâm Thủ đô Hà Nội là chợ Long Biên. 
Hàng ngày, ngay từ sáng sớm tinh mơ, chợ thực phẩm Long Biên đã tấp nập người bán, người mua. Khu chợ chật kín các loại phương tiện giao thông từ khắp cửa ngõ thủ đô đổ về đây để mua bán thực phẩm.
Hàng ngày, ngay từ sáng sớm tinh mơ, chợ thực phẩm Long Biên đã tấp nập người bán, người mua. Khu chợ chật kín các loại phương tiện giao thông từ khắp cửa ngõ thủ đô đổ về đây để mua bán thực phẩm. 

“Kỷ lục” bất ngờ về nơi chôn cất thi hài Minh Mạng

Sử dụng 13.000 thợ và lính, xây trong ba năm, Hiếu Lăng – nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng là công trình kiến trúc đặc sắc của cố đô Huế.

Tuy xây dựng trong vòng 3 năm, nhưng Hiếu lăng lại có thời gian chuẩn bị không hề ngắn tí nào: 14 năm. Nối ngôi vua Gia Long, sau 7 năm ở vị trí đứng đầu đất nước, Minh Mạng đã cho người đi tìm nơi để xây dựng lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nơi này cách cố đô Huế 12 km. Nhưng phải 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Ảnh: Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet).
Tuy xây dựng trong vòng 3 năm, nhưng Hiếu lăng lại có thời gian chuẩn bị  không hề ngắn tí nào: 14 năm. Nối ngôi vua Gia Long, sau 7 năm ở vị trí đứng đầu đất nước, Minh Mạng đã cho người đi tìm nơi để xây dựng lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nơi này cách cố đô Huế 12 km. Nhưng phải 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Ảnh: Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet).
Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Ảnh: Mở đầu thần đạo là Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái, phân tầng cao thấp, trang trí rất đẹp. Đây được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, sau đó đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. (Ảnh: X.T).
Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Ảnh: Mở đầu thần đạo là Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái, phân tầng cao thấp, trang trí rất đẹp. Đây được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, sau đó đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. (Ảnh: X.T).