Maldives bắt giữ cựu Tổng thống và nhiều quan chức tòa án

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày, ra lệnh các lực lượng an ninh bắt giữ cựu Tổng thống Maumoon Abdul Gayoom và nhiều quan chức tòa án.

Ngày 5/2, Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày, ra lệnh các lực lượng an ninh bắt giữ cựu Tổng thống Maldives Maumoon Abdul Gayoom, Chánh án Tòa án Tối cao Abdulla Saeed và thẩm phán của tòa Ali Hameed.
Cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen Abdul Gayoom trong cuộc họp báo ở New Delhi, Ấn Độ ngày 11/4.
Cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen Abdul Gayoom trong cuộc họp báo ở New Delhi, Ấn Độ ngày 11/4. 
Truyền thông Maldives cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp có hiệu lực từ tối 5/2. Trong thời gian này, ngoài một số quyền nhất định bị hạn chế, các hoạt động chung, dịch vụ và kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng, mọi khu nghỉ dưỡng và các chuyến bay vẫn duy trì hoạt động bình thường.
Tổng thống Yameen cũng bảo đảm toàn bộ người dân Maldives và cộng đồng quốc tế sinh sống và tới thăm nước này được an toàn. Tình trạng khẩn cấp sẽ không ảnh hưởng đến du khách tới quần đảo ở Ấn Độ Dương này.
Trong khi đó, các lực lượng an ninh Maldives đã bắt giữ ông Gayoom cùng con rể tại nhà riêng ở thủ đô Male với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.
Trong một phát biểu đăng trên trang mạng xã hội Twitter, cảnh sát cho biết đã bắt giữ Chánh án Saeed và Thẩm phán Hameed để phục vụ cuộc điều tra đang diễn ra.
Hiện lực lượng chức năng chưa công bố thông tin chi tiết về các cáo buộc liên quan đến 2 thẩm phán này.
Maldives đang phải đối mặt với tình trạng rối ren sau khi Tòa án Tối cao hôm 1/2 ra phán quyết về việc thả các thủ lĩnh chính trị đối lập, trong đó có cựu Tổng thống Mohamed Nasheed và cựu Phó Tổng thống Ahmed Adeeb.
Tòa án này cho rằng các cựu quan chức trên cần phải được thả cho đến khi có thể tiến hành các phiên tòa xét xử công bằng.
Ngoài ra, Tòa án Tối cao Maldives cũng ra phán quyết yêu cầu chính phủ khôi phục 12 ghế nghị sỹ bị cách chức do rời khỏi đảng của Tổng thống Yameen.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Yameen đã từ chối tuân thủ phán quyết trên của Tòa án Tối cao.
Sáng 5/2, Tổng thống Yameen đã viết 3 lá thư gửi Tòa án Tối cao giải thích những thách thức trong việc thực thi phán quyết của tòa.
Hiện phe đối lập đang chiếm đa số ghế tại Quốc hội, điều này có nghĩa họ có thể buộc tội Tổng thống Yameen.
Ngày 4/2, Bộ trưởng Tư pháp Maldives đã yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật không tuân thủ bất cứ mệnh lệnh nào vi phạm Hiến pháp nước này sau khi có thông tin cho rằng Tòa án Tối cao có thể buộc tội Tổng thống Yameen.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ với Nga sau đảo chính?

Cải thiện quan hệ nồng ấm với Nga đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Đó là nhận định của nhà báo Dorian Jones trên tờ Eurasia Net có trụ sở tại Istanbul. Thực tế, cả Moscow và Ankara đều đang trong tiến trình bình thường hóa quan hệ sau sự việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga hôm 24/11/2015. Sau một thời gian dài căng thẳng, quan hệ hai nước dần dần có những biểu hiện tan băng, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin vào ngày 9/8 sắp tới.

TNK bắt giữ 11 lính đảo chính âm mưu khống chế ông Erdogan

(Kiến Thức) - Lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 11 lính tham gia vào kế hoạch khống chế Tổng thống Erdogan trong đêm đảo chính bất thành.

Video đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn video The Guardian):

Đột nhập thành phố Raqqa 4 tháng sau khi sạch bóng IS

(Kiến Thức) - Gần 4 tháng sau khi được giải phóng khỏi tay phiến quân IS, thành phố Raqqa (Syria) hiện giờ vẫn không khác gì một vùng chiến sự. Người dân phải rất cẩn thận khi đi trên đường để tránh vấp phải bom mìm bị cài cắm trước đây.

Theo DW, hầu hết thành phố Raqqa, nơi từng được coi là “thủ phủ” của phiến quân IS tại Syria, hiện nay vẫn ngổn ngang với những đống đổ nát và những tòa nhà bị tàn phá nặng nề trong các cuộc giao tranh. (Nguồn ảnh: DW)
Theo DW, hầu hết thành phố Raqqa, nơi từng được coi là “thủ phủ” của phiến quân IS tại Syria, hiện nay vẫn ngổn ngang với những đống đổ nát và những tòa nhà bị tàn phá nặng nề trong các cuộc giao tranh. (Nguồn ảnh: DW)

Người dân sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau để di chuyển trong thành phố Raqqa, chẳng hạn như xe đạp, xe máy hoặc chiếc xe tự chế như trong bức ảnh này.
 Người dân sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau để di chuyển trong thành phố Raqqa, chẳng hạn như xe đạp, xe máy hoặc chiếc xe tự chế như trong bức ảnh này.

Một gia đình gồm 5 người ngồi chen chúc trên chiếc xe máy ở Raqqa.
 Một gia đình gồm 5 người ngồi chen chúc trên chiếc xe máy ở Raqqa.

Do cây cầu Raqqa bắc qua sông Euphrates đã bị nhóm khủng bố IS phá hủy, người dân địa phương phải đi thuyền qua sông.
  Do cây cầu Raqqa bắc qua sông Euphrates đã bị nhóm khủng bố IS phá hủy, người dân địa phương phải đi thuyền qua sông.

Một số lao động chân tay ngồi chờ việc tại một góc phố ở Raqqa. Việc tái thiết thành phố sẽ cần tới nhiều lao động như những người này.
Một số lao động chân tay ngồi chờ việc tại một góc phố ở Raqqa. Việc tái thiết thành phố sẽ cần tới nhiều lao động như những người này. 

Một em nhỏ bán đồ uống ngay ngoài đường phố.
 Một em nhỏ bán đồ uống ngay ngoài đường phố. 

Cảnh tượng đổ nát tại một khu dân cư ở Raqqa hiện nay. Nhiều gia đình đã trở về thành phố và xây dựng lại nhà cửa nhưng họ đang phải đối mặt với tình trạng mất điện và nước.
Cảnh tượng đổ nát tại một khu dân cư ở Raqqa hiện nay. Nhiều gia đình đã trở về thành phố và xây dựng lại nhà cửa nhưng họ đang phải đối mặt với tình trạng mất điện và nước.

Hai thanh niên khiêng tấm đệm ra khỏi một tòa nhà bị phá hủy trong cuộc chiến tranh trước đây.
Hai thanh niên khiêng tấm đệm ra khỏi một tòa nhà bị phá hủy trong cuộc chiến tranh trước đây.

Thiết bị nổ tự chế vẫn là mối đe dọa thực sự gây thương tích cho người dân ở thành phố Raqqa hiện nay.
 Thiết bị nổ tự chế vẫn là mối đe dọa thực sự gây thương tích cho người dân ở thành phố Raqqa hiện nay.

Trước đó, ngày 17/10, Lực lượng Dân chủ Syria SDF thông báo giải phóng hoàn toàn thành phố Raqqa sau hơn ba năm bị phiến quân IS chiếm đóng.
Trước đó, ngày 17/10, Lực lượng Dân chủ Syria SDF thông báo giải phóng hoàn toàn thành phố Raqqa sau hơn ba năm bị phiến quân IS chiếm đóng.