9 câu nói bất hủ của TT Putin trong bài diễn văn lịch sử

(Kiến Thức) - Bài diễn văn của Tổng thống Putin về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga hôm 18/2 đã đi vào lịch sử như là diễn văn quan trọng nhất thời hậu Xô Viết.

1. Khi Tổng thống Putin mỉa mai phương Tây về khái niệm luật pháp quốc tế, ông nhấn mạnh: “Khi họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.
2. Khi Tổng thống Putin “chê” phương Tây hành động vụng về, long ngóng trong cuộc khủng hoảng Ukraine dù họ chỉ việc rập khuôn công thức cũ: “Họ không ngừng dồn chúng tôi vào chân tường vì chúng tôi luôn giữ vững quan điểm độc lập. Chúng tôi không có thói đạo đức giả. Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Đối với Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng tôi đã vượt quá giới hạn, hành động vô trách nhiệm và trái đạo đức”.
3. Khi Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây kích động Chiến tranh Lạnh với Nga, ông nói: “Giờ đây, họ bắt buộc phải chấm dứt các hành động kích động, từ bỏ những lời lẽ Chiến tranh Lạnh và chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng: Nga là một quốc gia độc lập, tích cực tham gia các vấn đề quốc tế. Cũng như các quốc gia khác, Nga có lợi ích quốc gia riêng và cần được tôn trọng. Các đối tác phương Tây được Mỹ đỡ đầu của chúng tôi không chịu hành động theo luật pháp quốc tế mà thay vào đó, thích xử sự theo luật súng ống”.
Diễn văn của Tổng thống Putin ngày 18/3 về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga đã đi vào lịch sử.
 Diễn văn của Tổng thống Putin ngày 18/3 về sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga đã đi vào lịch sử.
4. Tổng thống Nga chỉ trích và nhắc nhở thế giới về chính sách ngoại giao của Mỹ thời Tổng thống Bush, ông nhấn mạnh: “Họ hành động như họ muốn. Họ sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền, lập các liên minh dựa trên nguyên tắc “thuận thì sống, chống thì chết”. Để những cuộc xâm lược của họ có vỏ bọc hợp pháp, họ giật giây các tổ chức quốc tế để đạt được các nghị quyết cần thiết, theo ý muốn của họ. Nếu không được, họ đơn giản, bỏ qua và không màng đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nói riêng và Liên Hiệp Quốc nói chung”.
5. Khi Tổng thống Putin khẳng định, Nga luôn hoan nghênh NATO nhưng không cho phép họ “cắm trại ở sân sau của Nga”, ông nhấn mạnh: “NATO vẫn là một liên minh quân sự và chúng tôi không chấp nhận sự hiện diện của một liên minh quân sự ở ngay tại sân sau của chúng tôi, trong lãnh thổ lịch sử của chúng tôi. Đơn giản nhất, tôi không thể tưởng tượng được rằng, chúng tôi sẽ tới Sevastopol thăm binh sĩ NATO. Sẽ là hợp lý hơn nếu NATO nên đến thăm chúng tôi, là khách mời của chúng tôi, chứ không phải ngược lại”.
6. Cảnh báo Nga sẽ đáp trả các mối đe dọa từ phương Tây, Tổng thống Putin tuyên bố: “Một số chính trị gia phương Tây đe dọa chúng tôi không chỉ với các biện pháp trừng phạt, mà còn nguy cơ thúc đẩy sự leo thang của các vấn đề đáng lo ngại trong nước. Tôi muốn biết, trong đầu họ đang thực sự nghĩ gì: Ngấm ngầm phá hoại và tiếp tay cho những kẻ “phản bội tổ quốc” hay họ muốn đẩy chúng ta tới bờ vực sụp đổ kinh tế, xã hội hoặc họ đang mưu đồ kích động sự bất mãn của công chúng? Chúng tôi xem những tuyên bố có hàm ý như vậy là khiêu khích, vô trách nhiệm và chúng tôi sẽ đáp trả lại”.
Trong bài diễn văn, Tổng thống Putin tuyên bố: "Họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.
  Trong bài diễn văn, Tổng thống Putin tuyên bố: "Họ cáo buộc chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế, thật may, họ vẫn nhớ tới sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Muộn vẫn còn hơn không”.
7. Ông chủ Điện Kremlin cũng nhắc nhở Đức về việc Nga từng ủng hộ sự thống nhất nước Đức: “Tôi tin người châu Âu, đặc biệt là người Đức, sẽ hiểu tôi. Hãy để tôi nhắc lại về quá trình tham vấn chính trị để thống nhất Đông Đức và Tây Đức. Thời điểm đó, một số quốc gia mà nay là đồng minh với Đức đã không ủng hộ kế hoạch thống nhất Đông và Tây Đức. Nhưng nước chúng tôi, rõ ràng đã ủng hộ Đức một cách chân thành. Chúng tôi không ngăn người Đức hiện thực hóa khát vọng thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc. Tôi tin rằng, người Đức không quên điều này và tôi hy vọng, nay người Đức sẽ ủng hộ nguyện vọng của người Nga khôi phục lại sự thống nhất của đất nước, ủng hộ lịch sử Nga”.
8. Khi Tổng thống Putin so sánh quan điểm khác nhau vô lý của phương Tây và Mỹ về Kosovo và Crimea, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nghe Mỹ và Tây Âu tuyên bố, Kosovo là trường hợp đặc biệt. Điều gì khiến Kosovo đặc biệt trong mắt các đối tác của chúng tôi? Không lẽ hóa ra, sự thật là cuộc chiến ở Kosovo với bao thương vong là hợp pháp ư? Không ai cố bẻ cong mọi thứ sao cho họ được hưởng lợi nhiều nhất. Không nên ngày hôm nay phán trắng, mai lại nói đen đối với cùng một sự vật, hiện tượng”.
9. Khi gửi cảnh báo mạnh mẽ tới phương Tây, Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Các bạn phải luôn nhớ lấy điều này. Nếu vẫn cố tình gây áp lực quá mạnh, bạn sẽ tự bắn vào chân mình”.

Hiệp hội Địa lý Mỹ đưa Crimea vào lãnh thổ Nga

(Kiến Thức) - Hiệp hội Địa lý Quốc gia của Mỹ cho biết, họ sẽ đánh dấu Crimea là một phần lãnh thổ của Nga bất chấp Washington không công nhận việc Moscow sát nhập bán đảo này.

Giám đốc Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ, nhà địa lý Juan Valdes nhấn mạnh, một khi Quốc hội Nga phê chuẩn hiệp ước sát nhập Crimea vào Liên bang, nước Cộng hòa này sẽ chính thức trở thành lãnh thổ của nước Nga.
Bản đồ khu vực Nga, Crimea, Ukraine.
Bản đồ khu vực Nga, Crimea, Ukraine.

Dân Nga ăn mừng sự trở về của Crimea

(Kiến Thức) -  Hàng nghìn người tập trung ở Quảng trường Đỏ tại Moscow lắng nghe bài phát biểu lịch sử của Tổng thống Putin, chia sẻ niềm hân hoan đón Crimea về với “đất mẹ” Nga.      

Hàng nghìn người tập trung ở Quảng trường Đỏ tại Moscow trong niềm hân hoan đón Crimea về Nga sau khi Tổng thống Putin đặt bút ký hiệp ước lịch sử sát nhập Crimea vào Liên bang Nga hôm qua (18/3).
 Hàng nghìn người tập trung ở Quảng trường Đỏ tại Moscow trong niềm hân hoan đón Crimea về Nga sau khi Tổng thống Putin đặt bút ký hiệp ước lịch sử sát nhập Crimea vào Liên bang Nga hôm qua (18/3).

Hình ảnh chân thực về Triều Tiên qua camera điện thoại

Hình ảnh chân thực về đất nước Triều Tiên được chụp bằng smartphone do nhiếp ảnh gia David Guttenfelder trong chuyến đi 100 ngày của anh.

Thủ đô Bình Nhưỡng chìm ngập trong băng tuyết.
Thủ đô Bình Nhưỡng chìm ngập trong băng tuyết.