Ma túy liên tiếp dạt vào Huế, Quảng Nam, Quảng Trị: Cùng một “đầu sỏ“?

(Kiến Thức) - Vụ việc liên tiếp phát hiện ma túy trôi dạt vào bờ biển các địa phương Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến dư luận đặt ra nghi vấn cùng một “đầu sỏ”.

Mấy ngày qua, ngư dân liên tiếp phát hiện lượng lớn heroin, ma túy đá liên tục trôi dạt vào bờ biển miền Trung tại các tỉnh Huế, Quảng Nam, Quảng Trị.
Cụ thể, chiều ngày 2/12, anh Phan Văn Sáu trú tại thôn Tân Hải, xã Gio Hải (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) phát hiện 1 thùng nhựa dạt vào bờ biển bên trong có 7 gói hình vuông có chữ Trung Quốc nghi ma túy nên báo lực lượng chức năng. Quá trình kiểm tra, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt xác định 7 gói trên là ma túy đá có trọng lượng 7kg.
Tại bờ biển xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng phát hiện 7,8 kg tinh thể màu trắng nghi là ma túy đá và chiều 2/12 và người dân xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cũng giao nộp cho lực lượng biên phòng địa phương 25 bánh heroin (nặng khoảng 10 kg).
Ma tuy lien tiep dat vao Hue, Quang Nam, Quang Tri: Cung mot “dau so“?
 Lượng ma túy đá có chữ Trung Quốc được phát hiện tại bờ biển Quảng Trị.
Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị cho rằng, có thể đây là tang vật của một vụ buôn bán ma túy trên biển. Hoặc là phương tiện chở ma túy bị chìm hoặc là các đối tượng buôn ma túy phi tang ma túy. Đồng thời không loại trừ khả năng có sự liên quan của các vụ việc phát hiện ma túy trôi dạt vào bờ biển các địa phương Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Dư luận cũng nghi ngờ số lượng ma túy được phát hiện tại bờ biển các tỉnh miền Trung trên là cùng một “đầu sỏ” và đặt câu hỏi nếu cơ quan chức năng điều tra ra nhóm đối tượng buôn bán, vận chuyển khối lượng ma túy trên sẽ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, ma túy là loại hàng hóa cấm sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tàng trữ... Do vậy, khi phát hiện ma túy ở bờ biển thì cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ số mà túy đó là từ đâu, của ai để xem xét trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.
“Trong trường hợp xác định có việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy thì sẽ khởi tố vụ án để tiến hành hoạt động điều tra. Nếu xác định được bị can, xác định được đối tượng đã vận chuyển số ma túy đó và còn sống thì sẽ khởi tố bị can đối với đối tượng đó. Trường hợp không xác định được đối tượng nào đã vận chuyển số ma túy đó hoặc đối tượng vận chuyển ma túy đã chết, hết thời hạn Điều tra thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án” - luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Đồng thời luật sư Cường cho rằng, vụ việc này rất có thể có dấu hiệu mua bán, vận chuyển ma túy quốc tế, có sự tham gia của người nước ngoài. Bởi vậy cơ quan điều tra Việt Nam sẽ phối hợp với các quốc gia khác trong khu vực để sớm tìm ra manh mối, tung tích của số ma túy nêu trên.
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc liên tiếp phát hiện ma túy trôi dạt vào bờ biển các địa phương Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chứng tỏ rằng tình trạng các tội phạm về ma túy ngày một diễn biến phức tạp.
“Phương thức và thủ đoạn của các đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy ngày một tinh vi và xảo quyệt. Cùng quan điểm với đại tá Phương thì số ma túy trên không loại trừ khả năng có sự liên quan đến một vụ buôn bán ma túy trên biển. Hoặc là phương tiện chở ma túy bị chìm hoặc là các đối tượng buôn ma túy phi tang ma túy” - luật sư Hoàng Tùng cho biết.
Đồng thời cho rằng, ma túy có nhiều chủng loại, được thể hiện dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên dù dưới dạng nào thì vẫn thuộc danh mục chất cấm theo quy định của pháp luật. Cấm tự do kinh doanh, cấm sử dụng, cấm vận chuyển, cấm buôn bán,….
Do đó, việc phát hiện ma túy với số lượng lớn xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan chức năng hoàn toàn có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh làm rõ. Điều tra để tìm ra nguồn gốc số lượng ma túy nêu trên, các nhóm đối tượng buôn bán ma túy hay đối tượng tiến hành vận chuyển trái phép chất ma túy để xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư Hoàng Tùng cho rằng, trường hợp điều tra và xác định được nhóm đối tượng liên quan đến số ma túy nêu trên thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, sau đó tiến hành truy tố và xét xử hành vi phạm tội.
“Đối với trường hợp nêu trên thì cần phải điều tra và phân định rõ ràng hành vi phạm tội. Có thể phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS hiện hành) với hình phạt cao nhất là tử hình. Hoặc phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) với hình phạt cao nhất cũng là tử hình” - luật sư Hoàng Tùng nêu ý kiến.
Luật sư Tùng nhận định, trường hợp điều tra ra nhóm đối tượng nêu trên là người nước ngoài, thì việc xử lý tội phạm sẽ còn phụ thuộc vào các hiệp định tương trợ tư pháp mà hai bên ký kết hoặc các công ước quốc tế có liên quan.
Mời độc giả xem video Hàng chục bánh heroin trôi dạt vào bờ biển Quảng Nam:

Nguồn VTC Now.

Trung Quốc kết án tử hình công dân Canada giữa căng thẳng ngoại giao

Tòa án thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, kết án tử hình một công dân Canada vì buôn lậu ma túy sau khi người này kháng cáo bản án 15 năm tù trước đó.

Theo Reuters, quyết định này của tòa án đã khiến Canada phản ứng. Thủ tướng Justin Trudeau cáo buộc Trung Quốc sử dụng án tử hình một cách tùy tiện.

“Điểm danh” chiêu trò của cán bộ gian dối để lọt vào cơ quan Nhà nước

(Kiến Thức) - Sử dụng bằng THPT giả, dùng bằng THPT của chị gái hay trốn truy nã rồi tẩy lý lịch là những chiêu trò của cán bộ gian dối để lọt vào cơ quan Nhà nước.

Chánh văn phòng TAND huyện trốn truy nã 26 năm
Mới đây, công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ Nguyễn Quang Huy (SN 1973, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) - Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong để điều tra về hành vi phạm tội cách đây 26 năm.
“Diem danh” chieu tro cua can bo gian doi de lot vao co quan Nha nuoc
TAND huyện Cao Phong (Ảnh: PLVN)
Theo đó, năm 1993, Huy được xác định tham gia cùng 4 đối tượng khác phá hoại một công trình trong hệ thống đập thủy điện Hòa Bình, vốn là công trình an ninh cấp quốc gia. Sau khi sự việc được điều tra làm rõ, 4 đồng phạm của Huy đã bị đưa ra xét xử và lĩnh án tù giam, riêng Huy đã bỏ trốn.
Nhiều năm sau, Huy trở về sinh sống và làm việc tại địa phương, sau đó được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong vào năm 2017. Trong quá trình công tác, người này được cử đi học lớp nghiệp vụ thẩm phán để tiếp tục thăng tiến, tuy nhiên chưa kịp bổ nhiệm thì bị bắt giữ.
Hiện, vụ việc Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong bị bắt giữ về hành vi phạm tội cách đây 26 năm đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. 
Nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk mượn bằng chị gái để làm việc
Vừa qua, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk nhận được đơn tố cáo (nặc danh) tố bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, sinh ngày 25/5/1973, hiện giữ chức Trưởng Phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (hay Thêm, sinh năm 1975); chưa học hết cấp 3 nhưng đã lấy bằng cấp 3 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (là chị ruột) để đi học Trung cấp, học liên thông lên Đại học và hiện nay đã học đến Thạc sỹ; đồng thời, kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực.
“Diem danh” chieu tro cua can bo gian doi de lot vao co quan Nha nuoc-Hinh-2
Bà Trần Thị Ngọc Thêm.
Qua điều tra xác minh, bà Thảo đã thừa nhận dùng bằng cấp 3 của chị gái, còn chị gái mình, tức bà Trần Thị Ngọc Ái Sa hiện đang làm việc tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Đến ngày 21/10, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với bà Ái Sa (giả) bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Ngày 23/10, Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định khai trừ Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo hay Thêm), Trưởng phòng Quản trị (Văn phòng Tỉnh ủy) do việc mượn bằng của chị gái và khai hồ sơ không đúng. Đồng thời, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Quyết định buộc thôi việc đối với bà "Sa" theo quy định.

Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế bị tước danh hiệu CAND do sử dụng bằng giả

Sau khi nhận được đơn tố giác của công dân về việc thượng tá Thái Đình Hoài (SN 1976, quê quán tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) sử dụng bằng THPT giả, Ban Giám đốc Công an Lai Châu đã họp và thống nhất cử tổ công tác về quê thượng tá Hoài để xác minh và phát hiện bằng tốt nghiệp bổ túc THPT mà thượng tá Hoài sử dụng để vào công tác trong ngành công an là bằng giả, và nội dụng đơn thư tố cáo của công dân là chính xác.
“Diem danh” chieu tro cua can bo gian doi de lot vao co quan Nha nuoc-Hinh-3
Ông Thái Đình Hoài.
Sau khi có kết quả xác minh, đơn vị này đã có văn bản đề nghị Bộ công an xem xét kỷ luật đối với thượng tá Hoài ở mức cao nhất là buộc ra khỏi ngành.
Sau đó, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định kỷ luật đối với thượng tá Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Được biết, từ năm Năm 1996, ông Hoài đi lính nghĩa vụ tại Công an tỉnh Lai Châu (cũ), sau đó được tuyển vào ngành công an, công tác tại Phòng Phòng cháy, Chữa cháy Công an tỉnh Lai Châu (cũ)
Tới năm 2004, thời điểm chia tách hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động lên công tác tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) Công an tỉnh Lai Châu. Trong giai đoạn 2004 - 2009, ông Hoài theo học lớp Đại học Cảnh sát, hệ tại chức.
Năm 2008, ông Thái Đình Hoài được điều động sang công tác tại Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Lai Châu. Tại đây, ông Hoài được bổ nhiệm các chức danh: Đội phó, Đội trưởng, được quy hoạch Phó Trưởng phòng; sau đó được bổ nhiệm Phó Trưởng Phòng PC03. Tới năm 2012, ông Hoài được cử đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức.
Năm 2015, ông Hoài được bổ nhiệm Trưởng phòng PC03. Cho đến trước khi bị phát hiện dùng văn bằng giả, ông Hoài đã được quy hoạch vào Đảng ủy viên Đảng bộ Công an Lai Châu và quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
 >>> Xem thêm video: Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Lai Châu dùng bằng THPT giả.
(Nguồn: THĐT)

Tèo Gấu chỉ huy đàn em thế nào... tra tấn người tới gãy 2 tay, chân?

(Kiến Thức) - Châu Thái Đô (còn gọi là Tèo gấu, 39 tuổi, tỉnh Tiền Giang) chỉ huy đàn em bắt nam thanh niên rồi tra tấn nạn nhân đến gãy 2 tay và chân. Vậy, theo quy định pháp luật, Đô sẽ bị xử lý thế nào?

Mới đây, vụ Châu Thái Đô (còn gọi là Tèo gấu, 39 tuổi, trú tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), Lê Nguyễn Đăng Khoa (tên thường gọi Bi, 24 tuổi) và Đoàn Lâm Chí Kha (17 tuổi) cùng trú tại xã Đông Hòa, huyện Châu Thành bị công an bắt về hành vi bắt giữ người trái pháp luật đang gây xôn xao dư luận.   
Teo Gau chi huy dan em the nao... tra tan nguoi toi gay 2 tay, chan?
Đô tại cơ quan công an. (Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Cụ thể, khoảng 20h tối 28/11, Đô cùng Khoa và Kha đang ở nhà trọ của Khoa tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành thì thấy anh Huỳnh Trường Vân (31 tuổi) và Võ Ngọc Quyên (26 tuổi) cùng trú tại xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy đi ngang. Cho rằng trước đây, Tuấn Nhóc (bạn của anh Vân, chưa rõ lai lịch) lấy xe của mình nên Đô bắt anh Vân vào nhà trọ của Khoa để tra hỏi nhằm tìm nơi ở của Tuấn Nhóc.