Lý do thực sự khiến Mỹ quyết dứt áo rời INF

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có thể xuất phát từ việc chính Washington đã không còn muốn bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hiêp ước này.

Hôm 1/2, Mỹ tuyên bố chính thức rút INF trong 6 tháng bắt đầu từ ngày 2/2 nếu Matxcơva "không chấm dứt hành vi vi phạm hiệp ước INF".
"Mỹ sẽ đình chỉ các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước INF và bắt đầu tiến trình rút khỏi hiệp ước này trong vòng 6 tháng, trừ khi Nga quay lại tuân thủ hiệp ước bằng cách phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và các thiết bị liên quan tới vi phạm của nước này", Tổng thống Trump hôm 1/2 cho biết.
Không lâu sau đó, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đình chỉ tuân thủ các điều khoản của INF, đồng thời cảnh báo Nga sẽ phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc Mỹ kiên quyết rút khỏi hiệp ước hạt nhân ký kết cách đây hơn 30 năm có thể xuất phát từ việc Washington muốn xây dựng lại một kho vũ khí tầm trung mới, đối trọng với kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Zhao Tong, chuyên gia an ninh hạt nhân thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie – Tsinghua tin rằng quyết định rút Mỹ khỏi INF của Tổng thống Trump sẽ khiến các nước khác quan tâm hơn đến việc phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang ngày càng tăng giữa các cường quốc.
Ly do thuc su khien My quyet dut ao roi INF
 
Thượng nghị sỹ Nga Oleg Morozov có cùng quan điểm khi nhận định động thái mới đây của Mỹ sẽ đe dọa tới toàn bộ hệ thống an ninh quốc tế. Ông này cho rằng Nga sẽ là nước đầu tiên phải đối mặt với những nguy cơ nhãn tiền khi Mỹ triển khai các loại tên lửa tới một số nước châu Âu.
Một số nhà phê bình tới từ Mỹ lại cảnh báo rằng khi Washington dứt áo rời INF vì lý do Matxcơva ngầm sản xuất tên lửa vi phạm hiệp ước, Matxcơva tới đây có thể danh chính ngôn thuận phát triển vũ khí họ muốn mà không còn bị các thỏa thuận kìm kẹp.
Chris Murphy, nghị sỹ đảng Dân Chủ tới từ Connecticut gọi quyết định rút Mỹ khỏi INF là "món quà" cho Nga, cho phép người Nga tăng cường phát triển các vũ khí hạt nhân tầm trung mà không lo bị Mỹ dòm ngó.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vladimir Shamanov có quan điểm hoàn trái ngược. Ông cho rằng Mỹ chỉ đang viện ra một cái cớ thích hợp để có thể tự do triển khai các chương trình vũ khí trong không gian vũ trụ trong vài năm tới.
Theo tuyên bố từ Mỹ, Washington hy vọng Nga sẽ thay đổi thái độ của mình từ nay cho tới 6 tháng tới. Nếu như Matxcơva vẫn tỏ thái độ cứng rắn, giới quan sát cho rằng Mỹ sau đó sẽ được tự do để phát triển các vũ khí tầm trung và tầm ngắn, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng mối lo ngại này là vô căn cứ.
"Hãy làm rõ rằng nếu có một cuộc chạy đua vũ trang, là Nga đã bắt đầu nó. Mỹ không phát triển bất cứ tên lửa hạt nhân tầm trung nào vào thời điểm này", một quan chức Mỹ khẳng định.
Theo Tổ chức chống hạt nhân ICAN, mặc dù INF là thỏa thuận ràng buộc giữa 2 quốc gia, nhưng việc nó sụp đổ sẽ đe dọa tới toàn thế giới. Người duy nhất vui mừng là các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân, những người được cho là luôn "háo hức" cho kịch bản về Thế chiến III.
ICAN cho rằng cùng với tuyên bố rút khỏi INF, Mỹ đang đặt hàng triệu người châu Âu và người Mỹ vào nguy hiểm. Bản thân nhiều nước EU dường như cũng không mấy thích thú với động thái của Mỹ bởi lo sợ sẽ trở thành chiến trường đối đầu giữa các cường quốc. Nhiều quốc gia ở lục địa già mới đây cũng kêu gọi Nga và Mỹ làm tất cả mọi thứ để cứu lấy INF, tránh để cuộc chạy đua vũ trang mới biến châu Âu trở thành trung tâm một cuộc xung đột vũ trang tiềm năng theo đúng nghĩa đen.

Chuyên gia ngôn ngữ “giải mã” tình cảm của Nữ hoàng Anh

(Kiến Thức) - Hai chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đã phân tích những bức ảnh chụp chung của Nữ hoàng Anh Elizabeth II với Hoàng thân Philip trong nhiều năm, và đưa ra nhận định về chuyện tình cảm của cặp vợ chồng Hoàng gia nổi tiếng này.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh
Nữ hoàng Anh Elizabeth II kết hôn với Hoàng thân Philip vào ngày 20/11/1947. Cuộc hôn nhân của họ đến nay đã kéo dài hơn 7 thập kỷ và được người đời vô cùng ngưỡng mộ. (Nguồn ảnh: Business Insider) 

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-2
 Hai chuyên gia ngôn ngữ cơ thể là Patti Wood và Blanca Cobb đã phân tích những bức ảnh chụp chung của Nữ hoàng Elizabeth II với Hoàng thân Philip trong nhiều năm, và đưa ra nhận định về chuyện tình cảm của cặp vợ chồng Hoàng gia nổi tiếng này.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-3
“Khi bạn nhìn xa hơn hình thức hoàng gia về sự xuất hiện trước công chúng của Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip, bạn sẽ nhận thấy rõ tình yêu và sự tôn trọng mà Hoàng thân Philip dành cho Nữ hoàng”, Cobb nói với Good Housekeeping. 

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-4
 Theo quy tắc Hoàng gia Anh, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ đi trước Hoàng thân Philip. Tuy nhiên, ông không bao giờ ở cách quá xa Nữ hoàng.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-5
 “Có thể thấy, kiểu cầm tay này luôn lặp đi lặp lại nhưng đặc biệt đối với họ. Đó là cách thể hiện sự đảm bảo và thoải mái”, chuyên gia Wood bình luận.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-6
 Hoàng thân Philip luôn sẵn sàng và chờ đợi. “Ông ấy liên tục nhìn Nữ hoàng để chắc chắn rằng bà cảm thấy ổn”, Cobb nói thêm.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-7
Trong những lần xuất hiện trước công chúng, Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip thường hay trò chuyện riêng với nhau. 

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-8
 Nữ hoàng Elizabeth trò chuyện với Hoàng thân Philip khi tham dự một sự kiện ở Greenwich, London, Anh, ngày 25/4/2012.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-9
 Họ luôn cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống và làm cho nhau cười.
Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-10
 Nữ hoàng Anh Elizabeth II cười tươi nhìn Hoàng thân Philip khi họ tham dự sự kiện hồi tháng 6/1996.

Chuyen gia ngon ngu “giai ma” tinh cam cua Nu hoang Anh-Hinh-11
Những cử chỉ quan tâm của Hoàng tế Philip dành cho Nữ hoàng Elizabeth II suốt hàng chục năm qua thực sự khiến mọi người cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm của họ. 

Giới chuyên gia: Mỹ rút khỏi hiệp ước INF - Nga đòi lại Alaska

Một nhà sử học nhận định rằng việc Mỹ không tôn trọng và muốn rời Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ khiến Nga có quyền để rút khỏi thỏa thuận năm 1867 trao Alaska cho Mỹ và lấy lại khu vực này.

Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có ý định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton nói rằng hiệp ước INF đã lỗi thời bởi nhiều quốc gia khác được tự do sản xuất tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung trong khi Mỹ lại bị “bó buộc”.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska
 Hiện Alaska là một tiểu bang của Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/10 tuyên bố hiệp ước INF vốn có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh quốc gia Nga đang có nguy cơ trở thành quá khứ.
Trước tình hình này, nhà sử học người Nga Nikolay Starikov đánh giá Moskva nên có phản ứng là tuyên bố khả năng rút khỏi thỏa thuận trao vùng Alaska cho Mỹ. Nhà sử học Starikov cho biết thỏa thuận năm 1867 trao Alaska trở thành một vùng lãnh thổ Mỹ để đổi lại 7,2 triệu USD thực chất là một sự nhượng quyền, không phải thỏa thuận mua bán.
Ông Starikov khẳng định Điện Kremlin nên lý giải cho động thái rút khỏi thỏa thuận từ cách đây 1,5 thế kỷ bằng lý lẽ tương tự Mỹ đã áp dụng với INF.
Theo ông Starikov, Moskva có thể tuyên bố rằng thỏa thuận trao Alaska cho Mỹ “đã lỗi thời bởi được ký ở thời điểm địa chính trị khác”. Ngoài ra, Mỹ chưa hoàn thành mọi giao ước. Trong khi đó, Nga đã trả 7,2 triệu USD cho Mỹ do vậy nếu rút khỏi thỏa thuận năm 1867 thì Alaska cần được trao trả.
Bang Alaska thuộc Mỹ có diện tích 1.717.856 km vuông với dân số khoảng 740.000 người. Alaska nằm tách biệt với lục địa Mỹ, bị chia cắt bởi Canada và có biên giới biển với Nga.
Thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trong những trung tâm thương mại quốc tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (ngày nay là Sitka), các nhà buôn mua bán nhiều hàng hóa như vải, trà từ Trung Quốc, thậm chí buôn cả băng tuyết tới miền nam Mỹ, vì thời đó chưa có tủ lạnh. Các nhà máy tàu thuyền được đóng tấp nập, các mỏ khai khoáng cũng bận rộn. Người ta đã biết đến một số lượng lớn các mỏ vàng trong vùng và việc từ bỏ mảnh đất giàu tài nguyên này thực sự là điên rồ.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska-Hinh-2
 
Các lái buôn Nga tìm đến Alaska để săn tìm ngà moóc (ngày đó đắt ngang với ngà voi) và da rái cá biển – thứ hàng hóa rất giá trị được thổ dân Alaska cung cấp. Hoạt động thương mại được xúc tiến bởi Công ty Nga-Mỹ (RAC), vốn kiểm soát toàn bộ các mỏ khai khoáng ở Alaska và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền từ chính quyền Hoàng gia Nga.

Top 10 quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới

(Kiến Thức) - Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Mozambique hay Yemen,… nằm trong số những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2018 với mức GDP bình quân đầu người thấp. Không quá ngạc nhiên khi trong danh sách này có nhiều quốc gia thuộc Châu Phi.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi
 Với mức GDP bình quân đầu người chỉ 468 USD, Cộng hòa Dân chủ Công-gô là quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2018. Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng tình hình bất ổn chính trị và xung đột đã tàn phá nặng nề đất nước này. (Nguồn ảnh: Value Walk)

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-2
 Đứng thứ hai trong danh sách này là một quốc gia Châu Phi nữa – Mozambique với GDP bình quân đầu người ước tính chỉ đạt 486 USD trong năm vừa qua. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tình trạng thiếu các dịch vụ cơ bản cùng trang thiết bị máy móc nông nghiệp,…là những yếu tố gây tổn hại đến sự tăng trưởng kinh tế đất nước này.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-3
 Uganda là quốc gia nghèo đói thứ ba trên thế giới, với mức GDP/người là 738 USD. Tuy nhiên, trang Focus Economics dự đoán, nền kinh tế của nước này sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2019.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-4
 Tajikistan có mức GDP bình quân đầu người là 836 USD trong năm 2018. Được biết, nền kinh tế của nước này đã dần được cải thiện trong những năm gần đây, kể từ sau khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 1997.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-5
 GDP bình quân đầu người của Haiti là 874 USD. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 90% dân số Haiti sống trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán cầu.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-6
 Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 55% dân số Ethiopia sống dưới mức nghèo đói năm 2000. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống 33,5% năm 2011 nhờ sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng. GPD bình quân đầu người của nước này trong năm 2018 là 998 USD.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-7
 Theo Focus Economics, Yemen có GDP/người là 998 USD năm 2018. Quốc gia Trung Đông này đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề những năm qua và đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-8
 GDP bình quân đầu người của Uzbekistan năm vừa qua rơi vào khoảng 1.026 USD.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-9
 Mặc dù nền kinh tế của Tanzania đã tăng trưởng ở mức 6-7% trong hơn thập kỷ qua nhưng GDP bình quân đầu người của nước này vẫn ở mức thấp nhất thế giới. GDP/người của Tanzania năm 2018 là 1.112 USD.

Top 10 quoc gia ngheo doi nhat tren the gioi-Hinh-10
 Đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách này là Kyrgyzstan, với mức GDP bình quân đầu người trong năm qua chỉ khoảng 1.222 USD.