Lý do nhiều người mắc COVID-19 đến 4-5 lần

Giảm nguy cơ tái nhiễm có ý nghĩa quan trọng với cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, đây là điều rất khó thực hiện khi biến chủng mới ngày càng tinh vi hơn.

Không còn là hiện tượng hiếm, ngày càng nhiều người mắc COVID-19 hai, ba lần thậm chí 4, 5 lần. Omicron và các biến chủng phụ dễ lây lan của nó chứa hàng loạt đột biến cho phép chúng né tránh miễn dịch từ tự nhiên, vaccine. Đây cũng chính là thủ phạm khiến tái nhiễm trở thành một phần không may nhưng phổ biến của cuộc sống.

Người bệnh có thể không bị ốm như lần đầu

Nếu cơ thể bạn đã được "dạy" cách đối phó với nCoV, nó sẽ hoạt động tốt hơn trong những lần mắc tiếp theo. Đó cũng là lời giải thích hợp lý cho việc lần mắc COVID-19 thứ 2 hoặc sau đó nhẹ hơn lần đầu.

Cơ thể hình thành phản ứng miễn dịch sau khi nhiễm virus hoặc tiêm vaccine. Tiến sĩ Jeffrey Cohen, Trưởng phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết những biện pháp phòng vệ này giúp giảm đáng kể khả năng mắc bệnh nặng hoặc tử vong nếu bạn mắc COVID-19 lần nữa. Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch có thể không đạt được phản ứng đủ mạnh. Điều này khiến họ vẫn có thể trở nặng khi tái mắc.

Việc từng khỏi COVID-19 không đảm bảo bạn sẽ không mắc bệnh trong tương lai, đặc biệt là với sự xuất hiện của BA.5 và hàng loạt biến chủng Omicron mới.

Ly do nhieu nguoi mac COVID-19 den 4-5 lan

Một nhân viên y tế ở Bắc Miami, Florida, Mỹ, xét nghiệm COVID-19 cho người dân vào ngày 13/1/2022. Ảnh: Joe Raedle/TNS.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào tháng 6, những nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiêm 3 mũi vaccine hầu như không được bảo vệ sau khi tái nhiễm Omicron. Lợi ích miễn dịch từ vaccine được đo bằng kháng thể, tế bào T và các phản ứng miễn dịch khác. Trong khi đó, những người đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng chưa bao giờ bị nhiễm bệnh có kết quả cải thiện hơn một chút.

Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 5, cho thấy những người không được tiêm phòng ít có được sự bảo vệ lâu dài sau khi nhiễm Omicron.

Giáo sư Rosemary Boyton, Đại học Imperial London, Anh, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, nói: “Bị nhiễm Omicron không phải là cách tốt để tăng cường phản ứng miễn dịch. Những người nhiễm chủng Omicron gốc thậm chí không được bảo vệ khỏi BA.4, BA.5. Đó là lý do mọi người thường xuyên tái nhiễm".

Ngay cả người mắc bệnh nhẹ cũng có nguy cơ

Hồi tháng 6, một nghiên cứu được đăng tải trực tuyến cho thấy việc tái nhiễm làm "tăng thêm những rủi ro không nhỏ" về tử vong, nhập viện và hậu COVID-19, bên cạnh những nguy cơ tích lũy từ lần mắc ban đầu. Suy nội tạng, bệnh tim, bệnh thần kinh, tiểu đường... đều có liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2.

Điều này không có nghĩa lần mắc COVID-19 sau nặng hơn lần trước mà là sau mỗi lần nhiễm bệnh, rủi ro sẽ tăng lên và chồng chất theo thời gian.

“Nếu nguy cơ của bạn là X sau lần lây nhiễm đầu tiên thì sau lần nhiễm thứ 2, nguy cơ sẽ là X+Y", đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Ziyad Al-Aly, trợ lý giáo sư tại Đại học Y khoa Washington, Mỹ, giải thích.

Ngay cả khi tái nhiễm không khiến bạn ốm nặng ngay lập tức, nó có thể làm tăng cơ hội phát triển các vấn đề sức khỏe mạn tính hậu COVID-19. Điều này đồng nghĩa lần mắc COVID-19 sau ít có nguy cơ nghiêm trọng hơn lần đầu nhưng có thể gây thiệt hại tổng thể nhiều hơn.

Ly do nhieu nguoi mac COVID-19 den 4-5 lan-Hinh-2

Người dân Hong Kong (Trung Quốc) đeo khẩu trang, di chuyển ở khu vực công cộng, ảnh chụp vào năm 2020. Ảnh: Lam Yik/Bloomberg.

Hậu COVID-19 vì tái nhiễm

COVID-19 kéo dài từ lâu đã là một trong những nguy cơ đáng sợ nhất và nó xảy ra cả ở người được tiêm phòng đầy đủ hay chỉ mắc bệnh nhẹ. Dữ liệu liên bang cho thấy khoảng 20% người lớn mắc COVID-19 sẽ gặp phải triệu chứng kéo dài như mệt mỏi, rối loạn chức năng nhận thức, đau mạn tính...

Hiện tại, các chuyên gia chưa rõ liệu ai đó có nguy cơ mắc Long COVID nhiều hơn sau lần nhiễm thứ 2 so với lần đầu hay không. Tuy nhiên, nhiều trường hợp báo cáo về tình trạng phát triển các triệu chứng kéo dài sau khi tái nhiễm.

Tái nhiễm là không thể tránh khỏi?

Việc tái mắc hoặc mắc COVID-19 luôn là điều cần tránh để giảm những hệ lụy tiềm ẩn mà căn bệnh này có thể gây ra. Nhưng trong "kỷ nguyên Omicron", để không mắc COVID-19 là điều rất khó khăn.

Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển những công cụ mới như vaccine đa chủng giúp bảo vệ cả biến chủng hiện tại và tương lai. Một số chuyên gia hào hứng với tiềm năng của vaccine qua đường mũi, hy vọng có thể làm chậm quá trình lây truyền bằng cách xây dựng các ổ chứa miễn dịch nơi virus thường xâm nhập vào cơ thể. Cả hai sản phẩm đều đang được phát triển nhưng chưa sẵn sàng để phân phối ra thị trường.

Giảm số lần tái mắc là cần thiết không chỉ với sức khỏe cá nhân mà còn với sức khỏe cộng đồng. Những người dễ bị tổn thương về mặt y tế và suy giảm miễn dịch sẽ không được an toàn nếu virus vẫn tiếp tục lây lan.

Mỹ thu hồi hơn 1,4 tỷ USD tiền gian lận cứu trợ COVID-19

Từ năm 2020 tới nay, các cơ quan chức năng của Mỹ đã thu hồi được hơn 1,4 tỷ USD tiền gian lận cứu trợ COVID-19 từ năm 2020, với khoản thu hồi mới nhất là 286 triệu USD.

My thu hoi hon 1,4 ty USD tien gian lan cuu tro COVID-19
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Ngày 1/8: Thêm 1.377 F0 mới; còn 50 F0 phải thở ô xy

Bản tin phòng chống dịch ngày 1/8 của Bộ Y tế cho biết có 1.377 ca Covid-19. Trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong.

Ngay 1/8: Them 1.377 F0 moi; con 50 F0 phai tho o xy
Biểu đồ số ca Covid-19 tại nước ta từ đầu tháng 7/2022 đến nay.

Tình hình dịch Covid-19 ở nước ta:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.781.009 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.728 ca nhiễm).

Tình hình điều trị Covid-19:

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.648 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.923.044 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 50 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 44 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC 3 ca; Thở máy không xâm lấn 1 ca; Thở máy xâm lấn 2 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 31/7 đến 17h30 ngày 1/8 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.093 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19:

Trong ngày 31/7 có 320.312 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 246.077.439 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 213.140.659 liều: Mũi 1 là 71.302.880 liều; Mũi 2 là 68.849.866 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.513.397 liều; Mũi bổ sung là 13.980.708 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.970.180 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 9.523.628 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 20.722.550 liều: Mũi 1 là 9.046.341 liều; Mũi 2 là 8.699.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.976.455 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 12.214.230 liều: Mũi 1 là 7.935.115 liều; Mũi 2 là 4.279.115 liều.

Trên thế giới:

Cả thế giới có 582.412.502 ca nhiễm, trong đó 552,729,540 ca khỏi bệnh; 6.420.049 ca tử vong và 23,262,913 ca đang điều trị (42.250 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 551.051 ca, tử vong tăng 832 ca

Châu Âu tăng 82.406 ca; Bắc Mỹ tăng 18.313 ca; Nam Mỹ tăng 92.046 ca; châu Á tăng 319.673 ca; châu Phi tăng 591 ca; châu Đại Dương tăng 38.022 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 17.933 ca, trong đó: Indonesia tăng 3.696 ca, Malaysia tăng 2.783 ca, Thái Lan tăng 2.108 ca, Philippines tăng 4.159 ca, Singapore tăng 5.106 ca, Myanmar tăng 9 ca, Lào tăng 32 ca, Campuchia tăng 40 ca, Đông Timor tăng 0 ca.