Lý do khiến 'Tây Du Ký' được phát lại hơn 3.000 lần

Ra mắt từ năm 1986, phim "Tây du ký" hiện là tác phẩm nắm giữ kỷ lục phim truyền hình được chiếu lại nhiều nhất tại Trung Quốc với hơn 3.000 lần.

Tứ đại danh tác của Trung Quốc gồm: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử Hồng lâu mộng là niềm tự hào của Hoa ngữ vì tính kinh điển và phổ biến rộng rãi. Các tác phẩm này đều được chuyển thể, dựng thành phim truyền hình và rất được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Tây du ký tạo nên sự khác biệt so với 3 tác phẩm còn lại. 

Ly do khien 'Tay Du Ky' duoc phat lai hon 3.000 lan
Các diễn viên và đạo diễn Dương Khiết trao đổi kịch bản trong một cảnh quay. 

"Với hơn 3.000 lần phát lại ở khắp các đài truyền hình cả nước, điều này đủ cho thấy sức hút to lớn của tác phẩm. Dù phim được quay rất lâu, kỹ thuật thô sơ nhưng vẫn chiếm được cảm tình từ khán giả. Trong đó, chính yếu tố thần thoại, giải trí góp phần không nhỏ cho sự thành công lâu bền của phim", Sina nhận định. 

Giới phê bình phim ảnh cũng cho rằng chính đề tài rộng, nội dung không bó buộc, khô cứng giúp Tây du ký đạt được thành tích kể trên trong hơn 30 năm qua. Nếu so với Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa nặng yếu tố chính trị, chủ yếu phù hợp với khán giả nam; Hồng lâu mộng kể về bi kịch tình yêu, gia đình mang tính ủy mị lại được đánh giá phù hợp khán giả nữ; tác phẩm của Ngô Thừa Ân chiếm ưu thế khi không bị giới hạn đối tượng khán giả. Theo giới truyền thông, dù phim đã nhiều lần phát sóng lại nhưng cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem. 

Ly do khien 'Tay Du Ky' duoc phat lai hon 3.000 lan-Hinh-2
Ly do khien 'Tay Du Ky' duoc phat lai hon 3.000 lan-Hinh-3
Ly do khien 'Tay Du Ky' duoc phat lai hon 3.000 lan-Hinh-4

3 tuyệt tác Trung Quốc còn lại đều thuộc hàng kinh điển nhưng ít phổ biến hơn do giới hạn đề tài. 

Bên cạnh đó, khảo sát của CCTV năm 1987 cho thấy phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%. Tây du ký cũng được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc. 

Ở Việt Nam, bộ phim này ra mắt khán giả từ đầu những năm 1990, cho tới nay đã được chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều kênh truyền hình khác nhau. 

Phim Tây du ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất. Dự án được quay trong 6 năm, từ năm 1982 đến năm 1988. Năm 1986, CCTV chính thức công chiếu 11 tập đầu tiên đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.

Ly do khien 'Tay Du Ky' duoc phat lai hon 3.000 lan-Hinh-5
Thành công từ phim giúp các diễn viên có được danh tiếng, sự nghiệp phát triển. 

Thành công của bộ phim là chuẩn mực, tạo cảm hứng cho các nhà làm phim sau này làm lại với nội dung đa dạng, kỹ xảo bắt mắt hơn. Dàn diễn viên của bộ phim đến nay dù lớn tuổi nhưng vẫn nhận được sự quan tâm, yêu thích từ công chúng. 

Sau 32 năm, 2 nhân vật quyền lực nhất phim Tây Du Ký giờ ra sao?

Hình ảnh hội ngộ giữa Chu Quảng Long và Tả Đại Phân sau 32 năm đã khiến người hâm mộ "Tây Du Ký" xúc động.

>>>> Mời quý độc giả xem video "Té ngửa với kỹ xảo điện ảnh trong phim". Nguồn youtube:
Mới đây, cặp nghệ sĩ từng tham gia Tây Du Ký 1986 là Chu Quảng Long và Tả Đại Phân đã có cơ hội gặp lại nhau sau nhiều năm. Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội khiến cư dân mạng không khỏi xúc động. Có thể thấy dù đã ngoài 80 tuổi nhưng cả hai vẫn còn rất khỏe mạnh và vui vẻ.

Vì sao đoàn phim "Tây Du Ký 1986" bị coi là phạm nhân trốn trại?

Một tình huống "dở khóc dở cười" đoàn phim Tây Du Ký gặp phải là bị cảnh sát chặn lại vì nghi là tù nhân trốn trại do tất cả đều để đầu trọc.

Để có được một bộ phim xuất chúng trên màn ảnh nhỏ, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim đã phải lao tâm khổ tứ, chịu chấp nhận cực khổ thậm chí từng bị cảnh sát địa phương tưởng nhầm là phạm nhân trốn trại. 
Vi sao doan phim
 Đoàn phim Tây Du Ký từng bị tưởng nhầm là tội phạm bỏ trốn.
Theo đó, khi Tây Du Ký quay tập “Họa khởi Quan Âm viện” ở Phúc Châu, vì thiếu diễn viên quần chúng cho các vai hòa thượng, nên đoàn phim đã yêu cầu mọi người trong ê-kíp phải tham gia bằng cách cạo trọc đầu.

Giải mã bất ngờ 5 loại thần nhãn trong Tây Du Ký

(Kiến Thức) - Tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân được xem là một trong "tứ đại danh tác" nổi tiếng Trung Quốc gắn liền với nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người đặc biệt chú ý đến 5 loại thần nhãn, trong đó có hỏa nhãn kim tinh của Tôn Ngộ Không.

Giai ma bat ngo 5 loai than nhan trong Tay Du Ky
 Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân gắn liền với ký ức của người dân Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.