Lưu ý khi mua nhà để không còng lưng đóng đủ thứ chi phí

Hãy chọn con đường mua nhà phù hợp với bạn thay vì học từ người khác.

Là con của những người nhập cư, ngay từ nhỏ Melissa Jean-Baptiste đã có ý thức về việc sở hữu một ngôi nhà quan trọng tới thế nào. Năm 2010, cô tốt nghiệp đại học nhưng mang trên lưng khoản nợ sinh viên là 60.000 đô la (hơn 1,3 tỷ). Ngay khi ra trường, cô đã nhận được một công việc làm giáo viên tiếng Anh cho một ngôi trường trung học.

Ba năm sau, Melissa Jean-Baptiste nghĩ rằng đã đến lúc phải đạt được ước mơ mà mình đã ấp ủ bấy lâu đó chính là: Mua nhà.

Luu y khi mua nha de khong cong lung dong du thu chi phi
Melissa Jean-Baptiste và câu chuyện mua nhà không như mơ của mình.

"Tỷ lệ nợ/thu nhập đang ở mức quá cao" - Lý do ngăn mua nhà lớn nhất

Melissa Jean-Baptiste đã gọi cho một đại lý chuyên môi giới bất động sản để tìm hiểu những thông tin cần thiết nhất khi mua nhà. Sau khi trình bày điều kiện tài chính, cô đã đủ điều kiện để vay khoản thế chấp giá 100.000 đô (2,2 tỷ). Điều này dựa trên Melissa Jean-Baptiste đã thanh toán các hóa đơn rất đúng hạn, không bỏ lỡ nợ từ các khoản vay và có điểm tín dụng hơn 750.

Nhưng có một yếu tố quyết định việc Melissa Jean-Baptiste có thể vay được số tiền lớn hơn như thế nữa, đó chính là tỷ lệ nợ tính trên thu nhập ở mức quá cao. Cô bị giới hạn bởi mức thu nhập của mình nên chỉ vay được số tiền 2,2 tỷ. Nếu Melissa Jean-Baptiste muốn có một khoản vay lớn hơn thì phải giảm DTI của mình.

DTI là tỷ lệ nợ trên thu nhập.Nói một cách dễ hiểu rằng ngân hàng sẽ xem xét Melissa Jean-Baptiste đang nợ bao nhiêu tiền, thu nhập mỗi tháng là bao nhiêu. Từ đó tính ra được khả năng vay vốn được bao nhiêu tiền.

Đa số người đi vay nên có tỷ DTI dưới 36% là tốt nhất. Thời điểm đó, DTI của Melissa Jean-Baptiste cao hơn 45% và được đánh giá là đang ở dấu hiệu đỏ.

Phải làm việc cật lực để trả được nợ

Sau khi nói chuyện với bên môi giới, Melissa Jean-Baptiste đã dành tiếp 5 năm để tập trung vào việc không mắc nợ để cải thiện điểm DTI của mình. Vào tháng 12/2018, cô đã thực hiện thanh toán khoản vay sinh viên cuối cùng. Ban đầu Melissa Jean-Baptiste đã vay 60.000 đô (hơn 1,3 tỷ) và đã trả lại khoảng 102.000 (2,3 tỷ). Vào tháng 1/2019, cô đã mua được ngôi nhà đầu tiên.

Thực tế "phũ" sau khi mua nhà

Luu y khi mua nha de khong cong lung dong du thu chi phi-Hinh-2

Khoảng thời gian vui mừng và phấn khích khi sở hữu nhà kéo dài khoảng 2 tuần. Nhưng sau đó, 2 vật dụng cần thiết là máy giặt sấy và bồn rửa trong nhà bếp bắt đầu bị rò rỉ. Melissa Jean-Baptiste nhận ra rằng, mọi thứ để duy trì khi sống trong ngôi nhà đều do mình phụ trách.

Lúc đầu, Melissa Jean-Baptiste chỉ nghĩ tới khoản tiền phải trả là tiền thế chấp mà không nghĩ tới các khoản phát sinh khác như thế này. Vào tháng 7/2019, chỉ sáu tháng sau khi mua nhà, Melissa Jean-Baptiste đã chi hơn 15.000 đô (340 triệu) cho việc sửa chữa và bảo trì đồ trong nhà. Cô may mắn có thể trang trải những chi phí này nhờ tiền tiết kiệm và sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhưng lại kiệt quệ về mặt tinh thần.

Khi Melissa Jean-Baptiste tìm kiếm một sự rút lui thì mới phát hiện quy định khác về quyền sở hữu nhà khiến cô phải cân nhắc lại quyết định của mình. Bởi vì nếu muốn bán căn nhà trong vòng chưa đầy 2 năm sau khi mua, cô sẽ phải đối mặt với một khoản thuế từ việc bán nhà. Rõ ràng là cô đã trở thành một chủ nhà mà không hiểu hết các chi phí mà mình phải trả.

Sau khi mua nhà vẫn tốn 1,4 tỷ chi phí và còn tiếp tục tăng

Luu y khi mua nha de khong cong lung dong du thu chi phi-Hinh-3

Sau hơn 29 tháng sở hữu nhà, Melissa Jean-Baptiste đã chi khoảng 25.000 đô (567 triệu) để sửa chữa, đã trả khoảng 15.000 đô (340 triệu) tiền lãi cho khoản thế chấp và 22.000 đô (498 triệu) cho tiền thuế tài sản. Và đó là trước khi cô kiểm đếm một số chi phí khác như phí thoát nước và vệ sinh, bảo hiểm chủ nhà và phí HOA (phí chủ nhà).

Những chi phí thông thường khi mua nhà đã lớn nhưng nếu gặp sự cố hay cần bảo trì đồ trong nhà thì cô phải gánh thêm từ 20 - 30.000 đô/năm (450 - 680 triệu) mà không hề có sự tính toán khi mua. Ngay cả trước khi chuyển đến, thủ tục đăng ký thế chấp có thể đi kèm với một số khoản phí bất ngờ. Sau đó là phí kiểm tra nhà, phí thẩm định và đôi khi là cả bảo hiểm thế chấp tư nhân. Những khoản phí này phát sinh trong các phần khác nhau của quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc việc mua nhà.

Mặc dù đã gặp người tư vấn trước khi mua nhà nhưng các trang bị đó vẫn còn thiếu. Chỉ đến khi trải nghiệm thì Melissa Jean-Baptiste mới nhận ra.

Ngừng suy nghĩ sở hữu nhà để tỏ ra mình là người giàu có

Luu y khi mua nha de khong cong lung dong du thu chi phi-Hinh-4

Melissa Jean-Baptiste thường thấy mọi người trên mạng xã hội gọi ai đi thuê nhà là người "ngu ngốc" hoặc vô trách nhiệm với bản thân vì họ đang trả tiền cho người khác để sống trong một bất động sản không thuộc về mình. Nhưng từ kinh nghiệm của mình, Melissa Jean-Baptiste nhận ra: Bạn không cần phải sở hữu một ngôi nhà để xây dựng sự giàu có trong mắt người khác.

Trải nghiệm của cô với việc trở thành chủ nhà không lý tưởng chút nào so với kỳ vọng, nhưng cô vẫn muốn cởi mở chia sẻ về điều đó với hy vọng rằng có thể giúp người khác điều hướng quá trình cho phù hợp mục tiêu dài hạn của họ.

"Tôi không phản đối việc sở hữu nhà, nhưng cũng không còn tin rằng đây là cách duy nhất để đạt được giấc mơ ổn định. Sở hữu một ngôi nhà là một quyết định tài chính rất lớn và bạn sẽ không biết gì về việc đó cho đến khi tự trải nghiệm. Lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho ai đang suy nghĩ về việc có mua nhà hay không là: Đừng vội vàng hoặc áp lực phải làm như vậy theo suy nghĩ của bất cứ ai. Mà hãy quyết định theo con đường phù hợp nhất với bạn".

Vợ chồng trẻ 5 năm mua 2 căn nhà tiền tỷ giữa Hà Nội với 300 triệu

Chỉ trong 5 năm, vợ chồng trẻ này đã mua 2 căn nhà ở Hà Nội nhờ nỗ lực luôn gánh trên vai khoản nợ nần buộc phải phấn đấu để trả hết.

Câu chuyện về hành trình mua nhà sau 5 năm cật lực phấn đấu của cặp vợ chồng Hiếu - Nguyệt, 30 tuổi ở Giảng Võ, Hà Nội không khỏi khiến nhiều người khâm phục.

Mua nhà xây sẵn chung sổ đỏ, vợ chồng trẻ dở khóc dở cười

Quá ưng ý với căn nhà 3 tầng trên diện tích 30m2 mà giá chỉ 1,2 tỷ đồng, vợ chồng trẻ đã vội vàng quyết định mua mà không tìm hiểu gì về nhà xây sẵn lại có chung sổ đỏ.

Từ Hưng Yên ra Hà Nội lập nghiệp 5 năm nay, vợ chồng anh Đào Duy Anh và chị Trần Minh Huệ phải đi thuê trọ. Hàng ngày, vợ chồng anh đều đi làm, con gái nhỏ 3 tuổi gửi học bán trú tại một trường mầm non gần nhà. Cuộc sống của ba thành viên trong gia đình anh tạm ổn định khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập tốt.

“Lương vợ tôi được 12 triệu, còn tôi được 14 triệu một tháng. Mỗi tháng chúng tôi cố gắng chỉ trang trải chi tiêu gia đình và nuôi con nhỏ hết 12 triệu. Còn lại 14 triệu để dành tiết kiệm phòng khi ốm đau. Tính ra mỗi năm, cộng cả các khoản tiền thưởng Tết, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 180 triệu đồng”, anh Duy Anh chia sẻ.

Bí quyết hai vợ chồng lương 20 triệu/tháng vẫn mua được nhà Hà Nội

Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng trẻ, 2 năm qua vợ chồng anh Thuận thuê một căn phòng nhỏ xinh để ở. Kế hoạch mua nhà chỉ mới có 6 tháng trước đây – sau khi vợ anh sinh em bé, nơi đang thuê trở nên quá tải.

Mua nhà từng là kế hoạch xa vời