Luật sư nói Trầm Bê, Phan Huy Khang không đáng bị tội

“Các lỗi của bị cáo Phan Huy Khang nếu có thì không phải là lỗi để bị xử trong một vụ án hình sự” - luật sư nói.

Ngày 29/1, TAND TP.HCM tiếp tục phần tranh luận vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2), Trầm Bê và 44 đồng phạm cố ý làm trái.
Sau phần đối đáp của VKS, luật sư của bị cáo Phan Huy Khang (nguyên tổng giám đốc Sacombank) cảm ơn VKS đã có ý kiến xem xét thêm cho thân chủ mình. Trước đó ông Khang bị luận tội với mức án 4-5 năm tù và sau VKS đã có ý kiến xin HĐXX thêm cho bị cáo này.
Bị cáo Trầm Bê. Ảnh: Quốc Vũ
 Bị cáo Trầm Bê. Ảnh: Quốc Vũ
Tuy nhiên luật sư ông Khang bổ sung một số điểm. Cụ thể các lời khai tại tòa đều cho thấy rằng bị cáo Khang không có sự đồng phạm hay giúp đỡ bị cáo Danh. Mục đích các khoản vay là để kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản. Vì vậy các lỗi của bị cáo Khang nếu có thì không phải là lỗi để bị xử trong một vụ án hình sự.
Luật sư của ông Trầm Bê cũng bào chữa bổ sung. Theo luật sư, bị cáo Bê khi bàn bạc với ông Danh chỉ đơn giản là khi cho vay khoản lớn thuộc phạm vi quyết định thì có sự gặp gỡ lẫn nhau. Các lời khai tại tòa đều cho thấy bị cáo Bê không có thỏa thuận gì khác với bị cáo Danh.
Vì thế, ông không có đồng phạm với bị cáo Danh. Về khoản cho vay, Sacombank cho vay đúng quy định khi các công ty xin vay không có biểu hiện nào trên hồ sơ cho thấy có sự liên quan đến Phạm Công Danh. Và cũng không có cơ sở quy kết bị cáo Bê vào tội danh cố ý làm trái.
Vì Sacombank không bị thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp. Việc VNCB bị thiệt hại là do hành vi của VNCB gây ra. Luật sư nhấn mạnh: “Việc bị cáo Trầm Bê đã có thái độ khai báo thành khẩn để giúp HĐXX làm sáng tỏ vụ việc.”

Đưa vụ án Trầm Bê ra xét xử trong tháng 1/2018

(Kiến Thức) - Ông Trầm Bê và 43 bị cáo bị khởi tố về hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Dự kiến trong tháng 1/2018, TAND TP.HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án Trầm Bê (nguyên phó chủ tịch HĐQT kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) và Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh).
"Đại gia" Trầm Bê chuẩn bị hầu tòa. Nguồn ảnh: Vietnambiz
"Đại gia" Trầm Bê chuẩn bị hầu tòa. Nguồn ảnh: Vietnambiz

Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi "ở đợ" trở thành đại gia Trầm Bê

Nhà nghèo nên học hết lớp 3 tại Trà Vinh, đại gia Trầm Bê được gia đình cho đi "ở đợ" nhà người bà con có xưởng sản xuất chén nhựa ở Vũng Tàu.

Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Dưỡng, Trưởng ấp Vàm Rai ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho biết từ ngày đại gia Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Sacombank) bị bắt vào đầu tháng 8/2017, người dân quê nghèo này luôn trông chờ ngày ông Bê ra tòa. Lý do họ trông chờ là vì muốn biết tòa án sẽ tuyên người cùng quê bao nhiêu năm tù về tội gì.

Những nhân vật nào có liên quan đến “đại án” Trầm Bê?

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhung nhan vat nao co lien quan den “dai an” Tram Be?
Ông trùm tài chính Trầm Bê. Ảnh: Tuổi trẻ.

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).