Lừa tặng quà, trúng thưởng... để đánh cắp tài khoản ngân hàng

Một số website bán hàng lừa đảo quảng cáo tặng quà trị giá 10 triệu đồng, để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP rồi chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Eximbank vừa gửi thông tin cảnh báo đến khách hàng của mình về thủ đoạn lừa đảo liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử (Mobile Banking, Internet Baning), thanh toán trực tuyến qua mạng và việc cấp lại mật khẩu đăng nhập.

Theo Eximbank, gần đây có một số đối tượng làm giả website bán hàng, fanpage của các ngân hàng rồi đăng quảng cáo tặng sản phẩm, dịch vụ trị có giá trị lên tới 10 triệu đồng, khách hàng chỉ mất phí giao hàng hoặc 10% giá trị món hàng là được sở hữu quà tặng. Các trang này còn đính kèm đường dẫn thanh toán trực tuyến để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, khi người dùng truy cập theo đường dẫn sẽ bị đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng và bị mất tiền oan.

"Khách hàng chỉ nhập thông tin thẻ trên website biết rõ nguồn gốc, website bán hàng có danh tiếng. Không nhập thông tin thẻ trên website lạ, không cung cấp OTP xác thực giao dịch qua thẻ" - Eximbank cảnh báo.

Lua tang qua, trung thuong... de danh cap tai khoan ngan hang
Lua tang qua, trung thuong... de danh cap tai khoan ngan hang-Hinh-2

Hình ảnh, thông tin giả mạo Agribank

Trong khi đó, Agribank cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19, lợi dụng việc các ngân hàng thường xuyên khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến nhằm tránh lây lan dịch bệnh, tội phạm mạng tăng cường tấn công, lừa đảo với nhiều chiêu thức tinh vi.

Cụ thể, đối tượng lừa đảo phát tán mã độc thông qua thông tin cập nhật về dịch bệnh và cách phòng tránh gửi tới khách hàng trên email, tin nhắn SMS, ứng dụng mạng xã hội hoặc lập số điện thoại gần giống số đường dây nóng của ngân hàng... để lừa người dùng cung cấp thông tin, sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Các đối tượng cũng gửi đường link, tin nhắn lừa đảo có tiêu đề và nội dung liên quan đến dịch Covid-19 đến người dùng. Khi truy cập theo đường dẫn hoặc đơn giản chỉ bấm chọn mở email, tin nhắn, thiết bị của người dùng có khả năng cao bị mã độc xâm nhập và đánh cắp thông tin. Đối tượng còn yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập Internet Banking để chiếm đoạt tiền trong tài khoản…

Mới đây, SeABank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo về việc kẻ gian trực tiếp liên hệ với khách hàng qua các kênh mạng xã hội Facebook, Zalo... để thông báo về việc được phê duyệt hồ sơ vay tín chấp. Đồng thời, yêu cầu khách hàng thanh toán một khoản tiền bảo hiểm khoản vay trước khi nhận được tiền vay, cung cấp số tài khoản cá nhân cho khách hàng để thực hiện giao dịch...

Do đó, SeABank khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước mọi giao dịch online, không thực hiện theo những chào mời và hướng dẫn của đối tượng lạ. Đồng thời khẳng định không có ngân hàng nào nhận hồ sơ vay qua các trang mạng, ứng dụng xã hội hoặc bất cứ trung gian nào, cũng không yêu cầu khách hàng chuyển khoản bất cứ khoản tiền nào trước khi giải ngân.

Theo các ngân hàng, tất cả yêu cầu về cung cấp mật khẩu đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua đường link giả mạo, yêu cầu cung cấp mã xác thực giao dịch (OTP) của đối tượng bất kỳ, kể cả cán bộ, nhân viên ngân hàng đều là lừa đảo…

Nhiều ngân hàng cho biết không hợp tác với bất kỳ đơn vị nào để cung cấp đường link truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó, việc đăng nhập tài khoản ngân hàng của khách hàng từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào khác, chính là khách hàng đang cung cấp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử cho người khác và có nguy cơ xảy ra rủi ro.

Lừa đảo tiền qua ngân hàng, giới trẻ trở thành con mồi ưa thích

(Kiến Thức) - Sự việc lừa đảo tiền qua ngân hàng mới đây lại trở lại và nó khiến dân mạng không an tâm, đặc biệt là giới trẻ khi họ trở thành con mồi ưa thích bởi thường xuyên thanh toán qua ví điện tử.

Thời buổi hiện đại, việc các bạn trẻ sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua các ví điện tử hay dịch vụ ngân hàng ngày một nhiều. Việc này để phục vụ cho việc mua hàng online đang thịnh hành trên MXH.
Phải thừa nhận rằng việc thanh toán trực tiếp qua ngân hàng là hình thức hiệu quả và nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều hình thức lừa đảo tiền qua ngân hàng cũng được dịp nở rộ với chiêu thức ngày một tinh vi và xảo quyệt hơn. Đơn cử như trường hợp của nickname N.A.S mới đây khi người người thân của người dùng này mắc phải cái bẫy của những kẻ lừa đảo.

Người Trung Quốc lừa bán đồ dỏm: Đủ chiêu “làm càn” ở Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng đã bắt giữ đối tượng người Trung Quốc cùng phiên dịch do nhiều lừa bán thiết bị văn phòng kém chất lượng cho người dân ở Đà Nẵng.

Mới đây, trên báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đưa tin, công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã tạm giữ Li Hai Wu (32 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) và Lý Văn Giang (26 tuổi, quê Hà Giang, được thuê làm phiên dịch) để điều tra về hành vi lừa bán thiết bị văn phòng kém chất lượng.
Nguoi Trung Quoc lua ban do dom: Du chieu “lam can” o Da Nang
Công an kiểm tra hàng của Li Hai Wu. (Ảnh: Plo)

Cựu cầu thủ V-League vướng thêm vụ lừa đảo tại Cà Mau

Nguyễn Hằng Tcheuko Minh từng bị TAND TP. Cần Thơ xử 16 năm tù tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì nay tiếp tục bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố cùng tội danh.

Ngày 16/3, nguồn tin của PV báo điện tử Người Đưa Tin cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Hằng Tcheuko Minh, 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, gốc Cameroon và Ifeanyi Matthew Anthony, 30 tuổi, gốc Nigeria, tạm trú TP.HCM về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.