Long An: Nổ súng ở nhà Bí thư Huyện ủy Đức Hòa

Không có thương vong xảy ra trong vụ nổ súng ở nhà Bí thư Huyện ủy Đức Hòa - một nguồn tin cho hay.

Sáng nay (30/12), nhà ông Nguyễn Văn Út - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, tỉnh Long An - đã bị đột nhập. Thông tin ban đầu, đây là một vụ trộm. Gia đình ông Út phát hiện nên đối tượng tháo chạy. Nhiều người nghe thấy tiếng súng nổ.
Long An: No sung o nha Bi thu Huyen uy Duc Hoa
 
Theo nguồn tin của Dân Việt, Công an tỉnh Long An và Viện KSND tỉnh Long An đã cử lực lượng về Đức Hòa cùng các cơ quan chức năng ở địa phương khám nghiệm hiện trường vụ nổ súng ở nhà Bí thư Huyện ủy Đức Hòa.
Nguồn tin này cho hay, không có thương vong xảy ra. Chưa rõ nhà ông Nguyễn Văn Út có bị mất gì hay không. Chúng tôi đã gọi điện thoại cho ông Út, nhưng ông không bắt máy. 
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Rạnh - Bí thư Tỉnh uỷ Long An - cho biết, ông đã nắm được vụ việc. “Tôi đã nghe báo cáo, có nổ súng nhưng không có thiệt hại về người, tài sản cũng chưa bị mất. Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ” - ông Rạnh nói.

Trưởng công an TP Phủ Lý bị bắn: Kẻ ám sát là ai?

(Kiến Thức) - Theo nhận diện ban đầu, 2 kẻ tình nghi trong vụ Trưởng công an TP Phủ Lý bị bắn tại nhà riêng có dáng người thấp, gầy.

Liên quan đến vụ Trung tá Lê Đức Tùng - Trưởng CATP Phủ Lý bị bắn tại nhà riêng, thông tin từ trên báo Tiền Phong cho hay, Công an tỉnh Hà Nam đã trích xuất hình ảnh từ camera của gia đình hàng xóm nhà trung tá Tùng để truy tìm kẻ xả súng. Theo nhận diện ban đầu, 2 kẻ tình nghi có dáng người thấp, gầy.
Chia sẻ với báo phụ nữ vào chiều ngày 15/12, Trung tá Lê Đức Tùng - Trưởng Công an TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết, vào khoảng 22h ngày 14/12, khi anh đang ngồi xem ti vi cùng vợ và 2 con gái (học cấp 1 và cấp 2) ở phòng khách thì có 2 người đàn ông lạ mặt đứng trước cửa nhà nổ 3 phát súng vào trong nhà.

Những chuyện ly kỳ mùa cải táng

Dịp cuối năm âm lịch, nhiều gia đình tiến hành bốc mộ, cải táng, sửa sang mộ phần cho người đã khuất.

Mùa cải táng của nhiều vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào dịp cuối năm. Với mong muốn làm tròn nghĩa vụ của những người còn sống với người đã chết nên việc “tắm rửa” cho người quá cố trở thành một việc rất hệ trọng và được tính toán chu đáo...
Cuối năm, theo quan niệm dân gian là thời điểm thích hợp cho việc cải táng, sửa sang mộ phần. Ảnh: Cao Tuân
 Cuối năm, theo quan niệm dân gian là thời điểm thích hợp cho việc cải táng, sửa sang mộ phần. Ảnh: Cao Tuân
Xem tử vi 3 tháng mới dám động mộ
Trò chuyện với chúng tôi, bà Lê Thị Lãng (62 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) - một “thầy” có tiếng ở địa phương chia sẻ: “Ngay khi gia chủ có ý định bốc mộ cho người quá cố, mọi công tác chuẩn bị phải được họ tộc chuẩn bị chu đáo. Nếu để xảy ra sơ xuất sẽ gây tâm lý không tốt cho gia đình”. Theo chia sẻ của bà Lãng, việc xem tử vi và tuổi cho gia chủ trước khi tiến hành lễ bốc mộ là thủ tục vô cùng quan trọng. Nếu tuổi của gia chủ mà “kị” hoặc “xung” với tuổi của người quá cố thì người đó sẽ không được phép đứng ra bốc mộ cho người quá cố. “Nếu trong gia đình có người con trai tuổi Tý định đứng ra lo bốc mộ cho cha tuổi Mão thì người con này tuyệt đối không được trực tiếp bốc và rửa hài cốt của cha. Theo thuyết tứ hành xung: Tý – Ngọ - Mão – Dậu, do tuổi và mệnh của hai cha con là “xung nhau” nên không hợp và bắt buộc phải nhờ người khác động thổ mồ mả”, bà Lãng cho hay. Bà Lãng cho biết thêm, có những gia đình “cẩn thận”, đi xem tử vi hơn 3 tháng trời mới chọn được ngày đẹp và chọn mệnh tuổi của người đứng ra bốc mộ cho người quá cố.
Còn bà Chu Thị Hiền (74 tuổi, một “thầy” ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay, vòng đời của một con người từ khi sinh ra cho tới lúc về “cõi âm” là một quá trình tuần hoàn theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Có những người đủ “phúc phần” thì được trải qua hết cả 4 giai đoạn này để về thế giới bên kia. Nhưng cũng có nhiều người không đủ “may mắn”, chỉ trải qua vòng Sinh - Bệnh - Tử, hoặc Sinh - Tử. “Những người như vậy thường bị thiệt thòi và theo quan niệm dân gian, họ sẽ rất “thiêng” sau khi qua đời. Chính vì vậy việc chọn ngày giờ, tuổi gia chủ trước khi bốc mộ cho người quá cố phải rất được coi trọng. Đầu tiên phải xem mệnh con cháu trong gia đình, dòng tộc ai “hợp” với người quá cố. Sau đó, người này sẽ đặt xẻng đào đất đầu tiên và là người bốc phần hộp sọ của người quá cố đặt vào tiểu sành trước khi sang nhà mới”, bà Hiền chia sẻ.
Bà Hiền cũng tiết lộ, trong vòng 3 năm sau khi an táng người thân qua đời, con cháu cùng huyết thống tuyệt đối không được động chạm gì đến phần mộ. Bởi theo quan niệm dân gian, trước khi người chết được “cải cát” để sang tiểu sành thì họ vẫn bị coi là “chưa sạch sẽ” và sẽ có thể “gây họa trùng tang” đối với chính con cháu mình nếu như phạm phải điều này (?).
Ngất xỉu khi chứng kiến “mộ kết”
Theo bà Lê Thị Lãng, có những thủ tục thuộc về “cõi âm” mà các gia đình khi sang cát cho người thân cần biết.
Theo bà Lê Thị Lãng, có những thủ tục thuộc về “cõi âm” mà các gia đình khi sang cát cho người thân cần biết. 

Vợ chồng trẻ suýt mất con vì bệnh viện Quận 9, TP HCM?

(Kiến Thức) - Thai nhi phát triển bình thường nhưng các bác sĩ tại bệnh viện Quận 9 lại kết luận dọa sẩy khiến đôi vợ chồng trẻ suýt mất con đầu lòng.

Hơn tuần lễ trôi qua, chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm (23 tuổi, ngụ quận 9, TP HCM) sau khi nhận được kết luận chính xác từ BV Từ Dũ với kết quả bào thai sống trong tử cung 7 tuần tuổi của mình phát triển bình thường thì chị và chồng mới thật sự an tâm, trở lại công việc mưu sinh.