Lời sám hối rơi nước mắt của hai bóng hồng trại giam

Hai bóng hồng trại giam đã viết một bức thư dài gửi đến mẹ để tỏ bày nỗi nhớ và sự biết ơn của mình đối với mẹ.

Cảm ơn mẹ đã luôn bên con!
Trần Thị Ngọc T, (SN 1985, trú tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) nhận bản án 7 năm 6 tháng tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Những ngày đầu đi thụ án với T là quãng thời gian thực sự đáng sợ và lạnh lẽo khi phải xa mẹ, xa con trai. Nhưng cảm xúc đó của T dần vợi đi khi tháng nào mẹ cô cũng sắp xếp thời gian vào trại giam để động viên con gái cố gắng cải tạo tốt.
5 năm thụ án là chừng ấy thời gian mẹ cô thay cô vun vén gia đình nhỏ, nơi chỉ còm cõi 1 bà, 1 cháu. Cảm động trước tình yêu thương của mẹ, ân hận về những tội lỗi mình đã gây nên, cô con gái lầm lỗi - bóng hồng trại giam Trần Thị Thanh T đã viết một bức thư dài gửi đến mẹ để tỏ bày nỗi nhớ và sự biết ơn của mình đối với mẹ.
Loi sam hoi roi nuoc mat cua hai bong hong trai giam
 
“Khi nhận được những dòng chữ này của con, mẹ ngạc nhiên lắm phải không mẹ?... Đã gần 5 năm rồi con không được ngủ cùng mẹ, không được ngồi cùng mâm ăn cơm với mẹ, không được bóp vai cho mẹ, không được vui đùa cùng mẹ và cũng không được nhìn thấy mẹ hàng ngày như trước đây. Con buồn lắm mẹ ơi! Giờ đây, khi ngồi sau song sắt trại giam con ao ước, giá như thời gian quay trở lại thì tốt biết mấy. Khi đó con sẽ nghe lời mẹ vô điều kiện để con không có ngày như hôm nay. Nhưng điều ước đó mãi chỉ là điều ước thôi phải không mẹ?
Cuộc sống nơi đây khiến con nhớ mẹ nhiều hơn, cần hơi ấm của mẹ nhiều hơn. Và con biết, mẹ cũng nhớ con nhiều lắm phải không mẹ? Mỗi lần mẹ vào thăm con, nhìn mẹ qua tấm kính, những sợi tóc bạc, những nếp nhăn trên trán mẹ khiến trái tim con quặn thắt lại. Con chẳng biết nói gì với mẹ mà chỉ thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má con mà thôi. Và con cũng lại nhìn thấy mẹ khóc. Mẹ đã khóc rất nhiều vì đứa con gái ngu dại mà mẹ thương yêu hết mực này phải không?.
Con biết từ khi con lớn lên đã làm cho mẹ buồn nhiều, khóc nhiều vì con. Mẹ yêu thương con, luôn chiều con và dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Mẹ từng nói với con rằng: “Vì con thiệt thòi do không có bố nên mẹ sẽ bù đắp và dành cho con tất cả”. Con hiểu được điều đó, biết được điều đó, biết được tất thảy những gì mẹ đã dành cho con nhưng con lại không biết cách đón nhận tình yêu của mẹ. Con luôn luôn làm theo ý của bản thân và trái lời của mẹ, gạt bỏ đi sự lo lắng của một người mẹ dành cho con gái mình để rồi con mang đến cho mẹ một nỗi đau mà mẹ chưa bao giờ nghĩ đến. Thành thật con xin lỗi mẹ, mẹ của con…
Mẹ ơi! Khi con đang ngồi đây, xung quanh con là 4 bức tường lạnh lẽo. Nỗi sợ hãi luôn luẩn quẩn quanh con... Con muốn thoát khỏi nó mẹ ạ. 5 năm qua, lương tâm và trái tim con không ngày nào đươc yên và con biết, dù đã bước chốn tù lao nhưng con vẫn làm mẹ buồn, khóc và lo lắng cho con. Mẹ ơi, dù con có thế nào, có ngu dại ra sao thì con vẫn mãi là con của mẹ, vẫn mãi là con gái mà mẹ yêu thương phải không mẹ của con? Con luôn cảm nhận được sự tha thứ trong im lặng của mẹ. Con thấy rõ điều đó qua ánh mắt u buồn của mẹ. Thế nhưng sự tha thứ ấy khiến con thấy mình không xứng đáng một chút nào vì con đã gây cho mẹ quá nhiều tổn thương, suy sụp. Dù vậy, con vẫn muốn nhận được sự tha thứ của mẹ. Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời, trong trái tim con và con luôn cần có mẹ trong bước đi của mình…
Lúc này đây, con muốn được ở bên mẹ, được lọt thỏm trong vòng tay ấm áp của mẹ, mẹ ơi. Thời gian con được gần mẹ cũng sắp đến rồi… Con mong đến ngày đó lắm và con sẽ cố gắng cải tạo tốt, cố gắng làm theo lời mẹ chỉ dạy để sớm được về bên mẹ. Mẹ hãy chăm sóc bản thân và giữ gìn sức khỏe thật tốt để chờ con nhé mẹ yêu của con!…”.
Loi sam hoi roi nuoc mat cua hai bong hong trai giam-Hinh-2
 
Thương mẹ khuất xa, thân cò lặn lội
Phạm nhân Nguyễn Thị Thanh N, quê Nghệ An tay nhúng chàm khi mẹ còn khỏe mạnh. Nhưng vì lao tâm bởi lỗi lầm của con gái, vì nghĩ suy quá nhiều về trách nhiệm của mình đối với tội lỗi của con khiến bệnh cũ tái phát, mẹ N đã ra đi khi cô đang thụ án tại trại giam. Xót xa cho số phận của mẹ, xấu hổ cho tội lỗi của mình, chị N đã cầm bút viết đôi dòng gửi mẹ nơi chín suối, mong hồn mẹ chứng kiến cho sự tiến bộ trong cải tạo của đứa con gái mẹ đã sinh ra, nuôi nấng và yêu thương.
Thư chị N viết: “Mẹ ơi! Con gái bất hiếu của mẹ chưa từng một lần được thắp lên bàn thờ mẹ một nén hương thành kính. Vành khăn tang vẫn chờ con về, giọt nước mắt tiếc thương của con chưa được thấm lên mộ mẹ. Con vẫn chưa về được mẹ ơi, vì “món nợ” cuộc đời con vay chưa trả hết. Nỗi đau xé lòng con khi giờ phút mẹ trút hơi thở cuối cùng con không thể về bên mẹ… Đó là nỗi đau con vẫn hằng ngày phải đối diện và trăn trở. Nước mắt con đã cạn khô khi hằng đêm trên mảnh đất xa xôi, trong 4 bức tường trại giam con luôn nghĩ về mẹ, về gia đình…
Mẹ ơi! Con biết chắc rằng mẹ sẽ không thể mỉm cười nơi chín suối không thể thanh thản ra đi vì con không chỉ có lỗi với bản thân, gia đình mà con còn mang tội với xã hội, những người đã vì con gieo “cái chết trắng” mà tự hủy hoại cuộc đời, khiến gia đình họ tan hoang, cuộc sống của họ chìm trong cảnh điên loạn dở khóc, dở cười…”
Còn chị Vũ Thị Kiều T, (SN 1982, trú tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) lại gửi đến người mẹ của mình lời tri ân sâu sắc. Đến phút này, chị hiểu hơn ai hết về đức hy sinh, chịu đựng của mẹ dành cho mình - cô con gái lớn nhưng mắc sai lầm của mẹ. Bố mất sớm, mình mẹ thân cò lặn lội, gồng vai gánh vác nuôi 4 chị em T khôn lớn. Vậy mà vì sớm vấp váp trong chuyện tình cảm, T đã ích kỷ khi chỉ nghĩ đến nỗi đau của bản thân mà thả mình vào hành vi tội lỗi để rồi vào tù. Để rồi, khi phải trả giá về lầm lỗi đã gây nên, T sực tỉnh thì quá muộn màng. T đã đi ngược lại tình yêu thương của mẹ.
Mỗi lần mẹ vào thăm, T nhìn mẹ khóc mà chẳng biết nói câu gì. T chỉ biết ôm mẹ mà van xin: “Con xin mẹ, mẹ đừng khóc cho con. Con khóc cho bản thân mình như vậy đã là quá đủ rồi!”. Cả đời mẹ vất vả, ngược xuôi, nay mẹ đã già, tóc bạc nhiều phần mà chưa một ngày được ngơi nghỉ. Nhìn mẹ, chị T nhủ lòng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để sớm được trở về, đáp đền lại phần nào tấm chân tình của mẹ…
Những cảm xúc của con gái tội lỗi gửi mẹ có lẽ còn dài lắm nhưng không tỏ bày hết được. Còn những người mẹ, mãi mãi trong họ, con gái của mình vẫn bé bỏng, ngây thơ và khờ dại. Con trót đi sai đường, mẹ không bỏ mặc con, tuy có giận nhưng vẫn thương con vô hạn. Lời bà Đỗ Thị Loan, mẹ của Trần Thị Ngọc T có lẽ cũng là tiếng nói chung của nhiều bà mẹ. “Mẹ đã tha thứ cho con. Niềm mong ước lớn nhất của mẹ lúc này là mong con sớm được trở về với mẹ, với gia đình và không bao giờ đi vào vết xe đổ của mình nữa…”
Mong rằng, những người con gái đó sớm thực hiện theo niềm nguyện ước của mẹ, đó là lao động, cải tạo thật tốt để ngày trở về với cuộc sống được gần hơn…

Pháo hoa rực sáng trời Hà Nội, TP HCM đêm giao thừa

(Kiến Thức) - Những giây cuối cùng thời khắc năm cũ trôi qua, đúng 0h ngày 8/2 (mùng 1 tết Bính Thân), pháo hoa 2016 rực sáng trên bầu trời Hà Nội, TP HCM.

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua
Đúng 0h tại Hồ Gươm, Hà Nội, đại tiệc pháo hoa bắt đầu trong tiếng hò reo của quần chúng nhân dân Thủ đô. Trước đó từ nhiều giờ, người dân đã tập trung ven hồ, các tuyến phố lân cận để chờ đón phút giây giao thừa. 

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-2
Thời tiết đẹp góp phần giúp màn pháo hoa đón giao thừa năm nay ở Hồ Gươm thêm phần rực rỡ.  

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-3
Dù nhiệt độ chỉ khoảng 13-14 độ C nhưng do tiết trời khô ráo, gió nhẹ nên màn màn nên những quả pháo hoa tầm cao được tăng thêm vẻ đẹp, làm mãn nhãn người theo dõi.

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-4
 Màu sắc, hình thù pháo hoa năm nay khá đa dạng. Người dân thích thú, trầm trồ khi thấy trên trời xuất hiện những quả pháo hình trái tim, ngôi sao...
Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-5
 Màn pháo hoa kéo dài trong 15 phút, với "sàn diễn" chính là khoảng trời ngay phía trên Tháp Rùa.

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-6
 Theo nhận xét của nhiều người dân, màn pháo hoa năm nay được cho là đẹp mắt hơn những năm gần đây. 

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-7
 Chùm pháo hoa bung nở trên bầu trời khu vực Hồ Gươm.

Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-8
 
Anh phao hoa ruc sang bau troi Ha Noi, TP HCM dem giao thua-Hinh-9
Cùng thời điểm, hàng vạn người dân ở TP HCM cũng vỡ oà hạnh phúc chứng kiến những loạt pháo hoa đầu tiên sáng rực bầu trời.

Những cái chết bí ẩn của thầy bùa ở 'vùng đất bùa ngải'

Theo lời các thầy bùa ở vùng đất "bùa ngải xứ Mường", Phú Thọ thì những ai làm bùa hại người, tư lợi, thì đều nhận kết cục bi thảm.

Kỳ 6: Những cái chết của thầy bùa

Người đầu tiên đón nhận cái chết kỳ lạ và thổi bùng lên ngọn lửa đồn thổi về sự trả giá khi lợi dụng bùa làm điều không tốt là ông Hà Xuân K., ở khu 5 xã Tân Phú. 

Hồi còn sống, ông là thầy bùa nổi tiếng lắm. Người dưới xuôi kéo lên nhà ông nườm nượp, rồi xe đưa xe đón ông về Hà Nội làm bùa. Ông giàu lên nhanh chóng, xây nhà cao cửa rộng. 

Nhưng rồi một hôm, khi đang ăn cơm cùng vợ, ông kêu mệt, liền lên giường nằm. Ông nằm một lúc thì ngủ. Vợ bảo: "Sao hôm nay ông ngáy to thế?". Ông K. ngáy nhỏ dần, rồi vợ ông không nghe thấy tiếng ông thở nữa. Vợ lay ông dậy, thì thấy ông đã cứng đờ rồi.

Sau cái chết kỳ lạ của ông K., thầy bùa nổi tiếng, thì đến lượt ông thầy bùa Hà Văn T., cũng ở xã Tân Phú. Ông T. là thầy bùa rất cao tay, nhưng rồi ông cũng chết một cách lặng lẽ trên giường. Ông T. không có bệnh tật gì cả, mới ngoài 60 tuổi. Ông ăn tối cùng vợ con xong, lên giường ngủ, rồi đi luôn.
Thầy bùa Hoàng Văn Thục
Thầy bùa Hoàng Văn Thục  

Cái chết đột tử của hai thầy bùa Hà Xuân K. và Hà Văn T. gây ra nhiều lời đồn đại, song phải đến những cái chết do treo cổ của các thầy bùa ở Tân Phú mới gây nên sự hoang mang tột độ cho những ông thầy chuyên làm bùa hại người ở nơi rừng xanh núi đỏ này. 

Thầy bùa thắt cổ tự tử đầu tiên ở Tân Phú là ông Hà Văn Y., ở bản Sặc.

Ông Hà Văn Y. có biệt tài làm bùa yêu và nổi tiếng khắp vùng. Bố ông cũng là thầy bùa cao tay, nổi tiếng lấy những hai vợ. Trước khi chết, bố ông đã truyền lại đầy đủ các bí quyết làm bùa cho con. 

Không biết có phải do ông sử dụng bùa để "thôi miên" đàn bà con gái không, nhưng theo lời kể của nhân dân trong vùng, ông có tới 5 người vợ. 

Vợ cả của ông sinh được 4 người con. Vợ hai đẻ được 2 con thì chết đuối mất một. Mặc dù có hai vợ rồi, con đàn cháu đống đầy nhà, song ông lại lấy tiếp một bà nữa tên là C., người Sơn Tây. 

Tuy nhiên, ở với bà C. mấy năm trời mà không có con, nên ông lại lấy tiếp bà nữa, cũng ở Sơn Tây, là người có họ hàng xa với bà C. Bà này là vợ liệt sĩ, đã có con riêng. Bà đưa cả con riêng lên sống với thầy bùa Hà Văn Y. 

Nghe nói, hai bà này đều là cán bộ, có lương, nhưng khi lấy ông Y. thì bị ông giữ tịt sổ lương rồi lĩnh tiền tiêu pha cho cả nhà. 

Tưởng vậy đã đủ, nhưng về già, ông lại "nổi hứng" lấy thêm vợ nữa, quê ở bản Giặt, xã Thạch Kiệt, chỉ bằng tuổi con gái của mình. Ông có với bà thứ 5 này hai đứa con trai nữa.

Củ ngải để làm bùa yêu
Củ ngải để làm bùa yêu  

Nhiều người gặp thầy bùa Hà Văn Y. hỏi chuyện: "Ông dùng bùa nên lấy được nhiều vợ phải không?". Ông bảo: "Tao đâu có dùng bùa lấy vợ đâu. Tính tao hay thương người, nên thấy các bà ấy cô đơn thì đưa về ở cùng vậy thôi. Nhưng cũng công nhận là tao đĩ tính. Trông thấy các bà tao cứ thích mới chết chứ".

Theo lời đồn thổi của người dân, ông này còn lấy một số bà nữa, nhưng mỗi bà chỉ ở được với ông vài năm. Họ đồn rằng, ông Y. làm bùa để cuốn hút họ, rồi bòn rút tài sản. Khi nào họ khánh kiệt thì ông lại giải bùa để họ tự bỏ ông mà đi.

Vài ngày sau khi bà C. và người em họ xa bỏ ông Y. đi, người ta tìm thấy xác thầy bùa Hà Văn Y. treo lủng lẳng trên cây mít sau nhà. Nghe mọi người kể, khi hai bà vợ bỏ đi, ông cứ thơ thẩn mấy ngày, như người mất hồn, rồi ông quấn dây thừng lên cành mít tự treo cổ.

Gần đây nhất là vụ treo cổ của thầy bùa Hoàng Bá T., ở bản Cá. Theo người dân kể lại, ông T. là thầy bùa tốt, là Đảng viên đàng hoàng, chuyên làm bùa chữa bệnh cho nhân dân. 
Các thầy bùa trồng ngải quanh nhà.
Các thầy bùa trồng ngải quanh nhà.  

Tuy nhiên, ông T. cũng có tới hai bà vợ cùng lúc. Và rồi, ông cũng chết một cách bi thảm, không rõ ràng. Ông buộc dây lên xà nhà rồi treo cổ chết, không để lại lời trăng trối nào. 

Theo thống kê của người dân ở Tân Phú, cứ đều đặn, một hai năm lại có một thầy bùa không đột tử chết thì cũng treo cổ chết. Vậy nên, lớp trẻ ở đây không còn tha thiết với nghề làm bùa chú kiếm ăn nữa. 

Bên bếp lửa những đêm từ mùng 3 đến mùng 8 Tết, những đêm mà thầy bùa truyền nghề (không hiểu vì lý do gì nhưng các thầy bùa chỉ truyền nghề vào các tối từ mùng 3 đến mùng 8 Tết), mỗi năm lại vắng bóng đám thanh niên. Lớp trẻ không còn mặn mà với nét văn hóa tâm linh tổ tiên truyền lại nữa.

Còn tiếp…