Hải Dương phối hợp tổ chức “Ngày tìm hiểu về Việt Nam”

Ngày 16/5, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình “Ngày tìm hiểu về Việt Nam” năm 2025, tại khu DTQG đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Chương trình “Ngày tìm hiểu về Việt Nam" là sự kiện thường niên được Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức từ năm 2015 dành cho Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Hà Nội.

11.jpg
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu tại chương trình “Ngày tìm hiểu về Việt Nam" tại Hải Dương

Đây là hoạt động nhằm cập nhật đường lối, chính sách đối ngoại và thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời quảng bá văn hóa Việt Nam tới ngoại giao đoàn và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Qua nhiều năm tổ chức, chương trình luôn để lại ấn tượng sâu sắc, đậm chất văn hoá trong lòng các Đại sứ, đại biểu và bạn bè quốc tế.

Năm nay, chương trình “Ngày tìm hiểu về Việt Nam" diễn ra trong 2 ngày (16-17/5) tại 3 tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh.

22.jpg
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cùng Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tham quan chùa Côn Sơn.

Chương trình đã mang đến những trải nghiệm văn hoá thực tế cho Đại sứ các nước, đặc biệt, những trải nghiệm tại Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc khi quần thể này đang được đề cử UNESCO ghi danh vào danh sách di sản thế giới.

Tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đoàn đại biểu được thăm quan, tìm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử, công trình kiến trúc đáp ứng các tiêu chí của di sản thế giới.

Các đại biểu cùng thưởng thức trà sen Kiếp Bạc, bánh đậu xanh Côn Sơn, những sản phẩm du lịch đặc thù chứa đựng nét văn cổ truyền đặc sắc ở khu di tích quốc gia đặc biệt này.

333.jpg
Đại biểu tham quan tháp cửu phẩm liên hoa - công trình kiến trúc độc đáo tại chùa Côn Sơn

Phát biểu tại buổi tiếp Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và Đoàn công tác của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định, chính quyền và nhân dân 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Giang đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực chung sức bảo tồn và phát huy tổng thể các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, địa chất cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử, trong đó nhiều giá trị di sản có triển vọng đáp ứng được các tiêu chí của UNESCO về giá trị nổi bật toàn cầu.

777.jpg
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng bình gốm Chu Đậu, một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hải Dương cho các đại biểu.

Việt Nam đã trình hồ sơ đề cử lên UNESCO đề nghị ghi danh quần thể vào danh mục di sản thế giới. Đây là một việc làm quan trọng, nhằm gìn giữ, trao truyền lại những giá trị di sản cho các thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại. Đó cũng là niềm mong mỏi của nhân dân 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.

Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hồ sơ di sản đầu tiên ở Việt Nam theo chuỗi 20 cụm/điểm di sản; trong đó, tỉnh Hải Dương có 05 điểm gồm: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (TP. Chí Linh), động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương (TX. Kinh Môn).

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc là 2 trong số 12 điểm di tích thành phần của Khu di sản đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Khu di tích hiện lưu giữ nhiều giá trị tiêu biểu và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí quan trọng theo Hồ sơ đề cử Di sản thế giới và có đầy đủ cơ sở khoa học để tuyên bố tính toàn vẹn, tính xác thực.

Góp ý Hiến pháp qua VNeID, Hải Dương đông nhất cả nước

Đến sáng 16/5, Hải Dương có số lượng người dân tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp qua VNeID đông nhất cả nước.

Thông tin trên được Thượng tá Vũ Dương Tường, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Hải Dương cung cấp cho PV Tri thức và Cuộc sống về việc lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VNeID, sáng 16/5.

Theo đó, tính đến sáng 16/5, Hải Dương có khoảng 264.642/1.290.087 người dân có định danh điện tử mức độ 2 tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp qua VNeID, đông nhất cả nước.

Hơn 2500 cán bộ Hải Dương sang Hải Phòng làm việc

Sau sáp nhập, dự kiến hơn 2500 cán bộ thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, các cơ quan tham mưu cấp tỉnh phải sang làm việc tại TP Hải Phòng.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hải Dương, sau sáp nhập, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương và các cơ quan tham mưu cấp tỉnh dự kiến phải di chuyển sang làm việc tại TP Hải Phòng là 2.582 người.

7777.jpg
Trung tâm Chính trị - Hành chính TP.Hải Phòng