![]() |
Lợi nhuận giảm, Vinacafé Biên Hòa vẫn chia cổ tức với tỷ lệ 250% bằng tiền mặt |
![]() |
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của VCF |
![]() |
Lợi nhuận giảm, Vinacafé Biên Hòa vẫn chia cổ tức với tỷ lệ 250% bằng tiền mặt |
![]() |
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của VCF |
Theo đó, FCN đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế còn thiếu.
Do đó, FCN bị phạt hơn 221 triệu đồng với các hành vi trên, đồng thời phải nộp đủ số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước số tiền 775 triệu đồng, tiền chậm nộp thuế 31,5 triệu đồng.
![]() |
Dây cáp điện Việt Thái (VTH) bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới |
Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Thái (HNX: VTH) vừa thông báo thay đổi nhân sự ở vị trí Chủ tịch HĐQT.
Theo Nghị quyết của HĐQT, ông Trần Văn Hùng sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT từ nay đến hết nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Hùng, sinh ngày 21/11/1976, có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và trước đây đã là Thành viên HĐQT của công ty.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Hùng đã hoàn tất giao dịch mua 1,9 triệu cổ phiếu VTH vào ngày 9/8, nâng sở hữu lên 24,05%.
HĐQT hiện có 4 thành viên: ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT; ông Trần Minh Hiệp - Thành viên HĐQT, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán; ông Nguyễn Hải Hồ - Thành viên HĐQT; bà Mai Phan Cẩm Tú - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc.
Đồng thời, HĐQT đã chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Đức Tường từ ngày 10/8, theo nguyện vọng cá nhân.
Vào ngày 9/8, ông Nguyễn Đức Tường đã hoàn tất việc thoái sạch vốn tại VTH, bán toàn bộ hơn 2,61 triệu cổ phiếu, tương đương 33,16% cổ phần công ty.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Tường từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT |
Về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, VTH ghi nhận doanh thu hơn 225 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 14,2%, đạt hơn 2,55 tỷ đồng.
Năm 2024, VTH đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 588 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13,9 tỷ đồng. Đến nay, công ty đã hoàn thành 38,2% mục tiêu doanh thu và 18,3% mục tiêu lợi nhuận.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/8, cổ phiếu VTH đạt 7.300 đồng/cổ phiếu.
CTCP Dây cáp điện Việt Thái được thành lập vào năm 1973. Công ty chuyên sản xuất dây cáp điện bằng đồng và nhôm, cung cấp cho các dự án điện lực trên toàn quốc do EVN làm chủ đầu tư như Điện lực Phú Thọ, Điện lực Đắk Nông, SPC, và Điện lực Đồng Nai.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến lình xình, VN-Index ngấp nghé ngưỡng 1.300 điểm, cổ phiếu NNC của Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ (mã: NNC) âm thầm tăng 39% trong vòng 1 tháng qua, từ vùng 17.000 đồng/cp lên 23.600 đồng/cp (tính đến phiên 22/8) – vùng giá cao nhất trong 2 năm qua. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu thấp, chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên.
Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ sản xuất và kinh doanh đá xây dựng. Công ty sở hữu mỏ đá Núi Nhỏ ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và Mũi Tàu (Tân Lập) ở Bình Phước. Đá Núi Nhỏ từng được biết đến là đơn vị kinh doanh tốt và cổ tức “khủng” đều đặn.
Tuy nhiên, mỏ đá Núi Nhỏ hết hạn khai thác vào 2019, hoạt động chính hiện nay là tiêu thụ sản lượng đá xây dựng tồn kho và thực hiện các công việc theo đề án đóng cửa mỏ (dọn dẹp, cải tạo mặt bằng…). Còn mỏ đá Tân Lập có công suất khai thác 1 triệu m3/năm, công suất chế biến sản phẩm đá xây dựng 1,4 triệu m3/năm.
Vào thời điểm còn khai thác, mỏ đá Núi Nhỏ đóng góp đến hơn 70% doanh thu và biên lợi nhuận tốt lên đến trên 30% trong khi mỏ Tân Lập mới hoạt động doanh thu và biên lợi nhuận thấp. Do vậy, việc mỏ đá Núi Nhỏ hết hạn khai thác đã khiến kết quả kinh doanh của NNC lao dốc, lợi nhuận từ trên 180 tỷ đồng mỗi năm giai đoạn 2018 trở về trước xuống 30 – 40 tỷ đồng các năm gần đây. Đồng thời, cổ phiếu cũng “miệt mài” giảm từ vùng đỉnh 40.000/đồng/cp thiết lập 2019 xuống vùng 17.000 đồng/cp vào giữa năm 2022.
Năm 2023, lợi nhuận công ty về mức thấp nhất trong gần 20 năm với 37,2 tỷ đồng. Song, nửa đầu năm nay, công ty ghi nhận kết quả kinh doanh phục hồi ấn tượng, doanh thu tăng 56% lên 117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 84% lên 26 tỷ đồng.
Công ty cho biết sản lượng tiêu thụ đá đã tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, phát sinh doanh thu cho thuê mặt bằng. Doanh thu tại mỏ đá Núi Nhỏ đóng góp 25,5 tỷ đồng, tăng 77%; mỏ đá Tân Lập mang về 91 tỷ đồng, tăng 50%. Trong đó, doanh thu tại mỏ đá Núi Nhỏ phát sinh từ bán thành phẩm tồn kho.
Đồng thời, công ty cơ cấu sắp xếp lại sản xuất giảm giá thành sản phẩm. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 25,9% lên 32,8%, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 20%, thấp hơn nhiều so với mức tăng doanh thu.
Cho giai đoạn 2024 – 2026, Đá Núi Nhỏ đặt mục tiêu nâng công suất khai thác và chế biến mỏ Tân Lập lên mức tối đa, đầu tư một mỏ đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc Bình Phước, nghiên cứu đầu tư tài chính các công ty liên kết trong hệ thống.
Tổng tài sản Đá Núi Nhỏ tính đến 30/6 đạt 458 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở tiền và tiền gửi hơn 140 tỷ đồng, góp vốn vào đơn vị khác 121 tỷ đồng. Doanh nghiệp không có nợ vay, vốn chủ sở hữu 398 tỷ đồng, tài trợ 87% tổng tài sản.
Diễn biến trái chiều giữa doanh nghiệp đá xây dựngTheo các tổ chức phân tích, doanh nghiệp đá xây dựng được hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng từ các dự án đầu tư công trọng điểm. Năm nay là năm tăng tốc đẩy mạnh triển khai các dự án công trình giao thông trọng điểm trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, phấn đấu đạt 95% kế hoạch Thủ tướng chính phủ giao, trong đó tập trung thực hiện các đại dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội và 3 cao tốc phía Nam.
Một đơn vị đá xây dựng khác, Công ty cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (mã: VLB), cũng có kết quả kinh doanh ấn tượng nửa đầu năm. Doanh thu tăng 28% lên 630 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 58% lên 105 tỷ đồng.
Chứng khoán Agriseco cho biết doanh thu VLB tăng nhờ nhu cầu đá xây dựng tăng từ các dự án bất động sản dân dụng và các công trình vành đai 3, sân bay Long Thành. VLB sở hữu mỏ Tân Cang 1, Thạnh Phú 1, Thiện Tân 2 đều nằm ở Đồng Nai, tổng công suất khoảng 4,8 triệu m3/năm.
Ngược lại, được đánh giá triển vọng sáng nhờ sở hữu 3 mỏ Núi Gió (Bình Phước), Tân Cang 3 (Đồng Nai) và Thạnh Phú 3 (Đồng Nai), Đá Hóa An (mã: DHA) gây thất vọng với doanh thu giảm 7% xuống 164 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 45% xuống 28 tỷ đồng.
Trong khi mỏ Núi Gió doanh thu ổn định, mỏ Tân Cang 3 tăng nhờ nhu cầu tăng từ dự án sân bay Long Thành thì mỏ Thạnh Phú 2 lại giảm doanh thu do trữ lượng không còn nhiều và khai thác gặp khó khăn. Mặt khác, lợi nhuận trong kỳ của Đá Hóa An còn bị ảnh hưởng lớn bởi khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát (cùng kỳ năm trước được hoàn nhập dự phòng làm giảm chi phí tài chính). Song, công ty đã thanh lý các khoản đầu tư tài chính, hiện danh mục đầu tư chủ yếu gửi ngân hàng hưởng lãi.
Xét về phản ứng cổ phiếu trên sàn chứng khoán, trong khi VLB và DHA có diễn biến tương đồng thì NNC miệt mài đi xuống từ 2019 và chỉ mới tăng trong 3 tháng gần đây.