Lời nguyền chết người quanh đồng hồ cổ 480 tỷ đồng

Được mệnh danh là "chén thánh" của giới chơi đồng hồ, chiếc đồng hồ quả quýt của Patek Philippe bị cho là dính một lời nguyền chết người.

Chiếc đồng hồ bị coi là bị nguyền rủa khi nó rơi vào tay ông Henry Graves Jr. Nó được coi là sự hiện thân của quỷ dữ, thứ chỉ toàn mang đến cho gia đình ông không gì ngoài đau thương và chết chóc. 
Sinh ra trong một gia đình ngân hàng, ông đã dành cả đời để tích lũy một khối lượng tài sản nhiều triệu đô la bằng cách đầu tư khôn ngoan vào ngành đường sắt và ngân hàng.
Lời nguyền chết người của chiếc đồng hồ phức tạp nhất thế giới giá 480 tỷ đồng.
Lời nguyền chết người của chiếc đồng hồ phức tạp nhất thế giới giá 480 tỷ đồng. 
Giống như nhiều người đàn ông giàu có khác, Graves thích để thu thập các kỷ vật cũng như tiền bạc. Trong khi hầu hết những người đàn ông bình thường có thói quen thu thập tem hoặc tiền xu, Graves lại tỏ ra thích thú với nghệ thuật hiện đại, thuyền máy và đồng hồ đắt tiền.
Graves đã được mua đồng hồ từ Patek Philippe từ năm 1903, và năm 1910, ông đã bắt đầu phá cách chúng, bằng cách nhờ hãng chạm khắc biểu tượng của gia đình lên những chiếc đồng hồ này.
Nhưng như thế là chưa đủ, ông muốn hãng phải chế tạo ra một kiệt tác, một chiếc đồng hồ siêu phức tạp mang tên 'Supercomplication', với 24 chức năng hiển thị, cửa sổ hiển thị ngày và đêm, lịch vạn niên, lịch âm, thang đo năng lượng và trên mặt là bầu trời đêm New York.
Đây được cho là sự cạnh tranh gắt gao giữa ông và James Ward Packard, một nhà sản xuất xe hơi hạng sang, để xem ai có thể tạo ra chiếc đồng hồ ấn tượng nhất.
Đây được cho là sự cạnh tranh gắt gao giữa ông và James Ward Packard, một nhà sản xuất xe hơi hạng sang, để xem ai có thể tạo ra chiếc đồng hồ ấn tượng nhất. 
Được biết, Graves bí mật tiếp cận Patek Philippe vào năm 1925. Ông muốn và nhấn mạnh rằng, không gì ngoài 'chiếc đồng hồ phức tạp nhất trên hành tinh’.
“Kết quả sau đó, là một hành trình gian nan dài 8 năm của đội ngũ những thợ thủ công, nhà khoa học và các kỹ sư Patek Philippe đã thành công trong việc tạo chiếc đồng hồ phức tạp nhất trên thế giới, trước cả thời đại sử dụng máy tính như là một công cụ hỗ trợ trong khâu thiết kế”, trích dẫn trong cuốn sách A Grand Complication của nhà văn nữ Stacy Perman.
Kiệt tác mang tên "Henry Graves Supercomplication" đã khiến James Ward gục ngã hoàn toàn. Chiếc đồng hồ sau này được biết đến như là ‘chén thánh’ của giới chơi đồng hồ, có trọng lượng hơn 0,5kg này được chế tác từ 900 bộ phận riêng biệt và được giao bán với mức giá kỷ lục lên đến hơn 21,3 triệu USD tại phiên đấu giá Sotheby's cách đây không lâu.
Tuy vậy, nhưng kiệt tác này chưa bao giờ mang lại niềm vui và hãnh diện như ông Graves mong đợi. Mà trái lại, chỉ là một sự bất hạnh lớn mà thôi.
 
 
Theo đó, vào năm 1936, khi đang cùng con gái là Gwendolen, dạo chơi trên chiếc thuyền máy Eagle, ông đã bất ngờ kéo một chiếc đồng hồ lớn trong túi quần ra và nhìn nó đắm đuối.
“Những thứ như vậy chỉ mang lại sự bất hạnh và không gì ngoài rắc rối”, ông nói.
“Giàu có và sở hữu nhứng thứ xa xỉ này có ích gì khi chuyện này lại xảy ra?”, ông hỏi con gái mình.
Đó là thời điểm của cuộc Đại suy thoái, và Graves đã trở thành một nhân vật của công chúng oán giận sau khi phát hiện ra rằng ông có thể chi tiêu hàng ngàn đô la những thứ xa xỉ như vậy trong khi nhiều người dân đang chết đói và thiếu thốn đến tận cùng.
Tuy nhiên, chủ ngân hàng tin rằng những gì mà chiếc đồng hồ này mang lại còn tồi tệ hơn rất nhiều những lời sỉ nhục trong các bản báo cáo tài chính. Trên thực tế, ông tin rằng chiếc đồng hồ này đi kèm với một lời nguyền chết người.
Chỉ 7 tháng sau khi Graves nhận được đồng hồ, người bạn thân nhất của ông qua đời. Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Vào đầu tháng 11.1934, tiếp tục đến con trai út của ông, là George, qua đời sau một vụ tai nạn xe hơi.
Tin này được các báo chí viết thậm chí còn tồi tệ hơn khi họ liên kết nó với cái chết của người con trai cả, Harry, cũng đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi, khi anh chỉ mới 25 tuổi.
Đối với Graves, chiếc đồng hồ Supercomplication được coi là sự hiện thân của quỷ dữ, thứ chỉ toàn mang đến cho gia đình ông không gì ngoài đau thương và chết chóc.
Song ngay khi ông Graves định vứt nó xuống sông ngày hôm đó, con gái ông là Gwendolen đã ngay cản ông và yêu cầu ông giữ lại nó.
“Không, cha đừng vứt nó. Hãy để con giữ nó, biết đâu một ngày nào đó, nó sẽ có ích cho con”, Gwendolen van nài. Sau đó, cô đã từ từ lấy chiếc Supercomplication ra khỏi tay ông và cho nó vào túi quần của mình.
Sau khi ông Graves qua đời vào năm 1953, Gwendolen chính thức thừa hưởng chiếc Supercomplication. Và vào năm 1960, bà đã chuyển nó cho con trai mình, là Reginald 'Pete' Fullerton, người đã bán nó cho một nhà công nghiệp từ Illinois với giá 200.000 USD – số tiền tương đương với 1 triệu bảng Anh ngày hôm nay.
Cho đến năm 1999, chiếc đồng hồ được trưng bày trong một bảo tàng ở Illinois, sau đó nó đã được bán cho một nhà sưu tập tư nhân của Sotheby ở New York với giá 11 triệu USD (khoảng 10.000.000 bảng Anh ngày nay).

Phận thảm của kẻ buông lời nguyền rủa hoàng gia Nga

(Kiến Thức) - Grigori Rasputin bị một nhóm quý tộc lên âm mưu sát hại sau khi đưa "lời nguyền độc ác" khiến gia tộc hoàng gia Romanov (Nga) diệt vong.

Với khả năng chữa bệnh và tiên tri, Rasputin đã được Sa hoàng Nicholas II và hoàng hậu Aleksandra cùng các thành viên trong hoàng tộc vô cùng tin tưởng và trọng dụng. Ông đã được mời vào cung để chữa bệnh cho hoàng thái tử Alexei. Tuy nhiên, do được nhà vua trọng dụng nên Rasputin đã lộng quyền, gây ra nhiều "sóng gió" trong triều cũng như xã hội. Ông bị buộc tội hiếp dâm một nữ tu sĩ, tham gia tà đạo Khlysty, dùng tôn giáo để thông dâm với nhiều phụ nữ trong giới thượng lưu Nga, tổ chức các buổi cầu nguyện chung để rửa tội bằng cách quan hệ tình dục với mình… Nhiều vị đại thần đã can gián Sa hoàng Nicholas II không nên gặp Rasputin nữa vì người này có thể gây nguy hiểm cho hoàng gia Nga.

Lời nguyền khủng khiếp của viên kim cương Orlov

(Kiến Thức) - Viên kim cương Orlov nổi tiếng mang theo lời nguyền khủng khiếp, gây ra những vụ tự sát bí ẩn.

Viên kim cương Orlov còn được biết đến với tên gọi “Đôi mắt của Brahma”, nặng tới 67,5 carat. Nó từng thuộc sở hữu của Catherine Đại đế.