Lời cảnh báo cho cả thế giới từ hai siêu bão

Trước lời cảnh báo về việc thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc, thế giới được cho vẫn làm chưa đủ để tự bảo vệ mình, đặc biệt khi hành tinh tiếp tục nóng lên.

Loi canh bao cho ca the gioi tu hai sieu bao

Trong tuần qua, hai nửa địa cầu đã chao đảo trước những cơn bão Noru và Ian, mang đến sức tàn phá khủng khiếp tại khu vực nơi chúng quét qua.

Ngay sau khi bão Noru quét qua Philippines hôm 26/9, ở phía bên kia bán cầu, Cuba và một số khu vực của nước Mỹ lại sắp phải hứng chịu cơn bão Ian. Đây được cho là một trong những cơn bão mạnh nhất quét qua Mỹ những năm gần đây.

Mayelin Suarez, một người bán hàng rong, gọi đêm bão Ian đi qua là "đêm đen tối nhất trong đời”.

"Chúng tôi suýt mất mái nhà", Suarez nói với Reuters. "Con gái tôi, chồng tôi và tôi phải buộc mái bằng dây thừng để nó không bay đi”.

Nghiên cứu cho thấy các cơn bão đã trở nên mạnh hơn trên toàn thế giới trong suốt bốn thập kỷ qua. Biến đổi khí hậu đang làm cho những cơn bão này trở nên dữ dội hơn và có sức tàn phá lớn hơn. Điều đó cũng đòi hỏi thế giới cần làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho những hiện tượng cực đoan ngày càng nghiêm trọng này.

Hậu quả lớn

Tại Philippines, cơn thịnh nộ của bão Noru đã ảnh hưởng đến hơn 141.312 hecta đất nông nghiệp, gây thiệt hại cho 82.158 nông dân và ngư dân, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp nước này.

Những thiệt hại về nông nghiệp trong cơn bão Noru đang làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực của đất nước trong những tháng qua, khiến lạm phát leo dốc lên gần mức cao nhất kể từ năm 2018. Chính phủ cho biết họ sẽ cung cấp các khoản viện trợ, khoản vay và hạt giống cho nông dân bị ảnh hưởng.

Hơn 74.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà trước khi cơn bão đổ bộ. Khi quét qua Philippines, siêu bão Noru gây ra thiệt hại lớn, làm tốc mái nhà, sập đường dây điện và làm hư hại nhiều công trình.

Loi canh bao cho ca the gioi tu hai sieu bao-Hinh-2

Trẻ em chơi đùa với những con sóng ở bờ biển sau cơn bão Ian ở Havana (Cuba) ngày 28/9. Ảnh: Reuters.

Ở bên kia địa cầu, Cuba và nhiều khu vực của nước Mỹ cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Theo các nhà chức trách, cơn bão Ian đã tấn công Cuba vào hôm 27/9 với mưa lớn và sức gió lên tới hơn 200 km/h, gây mất điện toàn quốc và khiến ít nhất hai người thiệt mạng.

Trước khi mặt trời lặn, nhiều người dân bất chấp mưa gió tìm kiếm thức ăn và vật dụng cơ bản, xếp hàng dưới các mái che để mua một miếng gà hoặc một chai dầu.

Các tỉnh phía tây của Cuba, nơi cơn bão đổ bộ, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các video được chia sẻ trên mạng xã hội từ thị trấn Coloma, dọc theo bờ biển phía nam của nước này, cho thấy nước ngập đến đầu gối nhiều người dân dù họ ở trong nhà.

Bão đến khi Cuba tiếp tục phục hồi sau một trong những giai đoạn khó khăn tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước. Tình trạng mất điện, thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu kéo dài có khả năng làm phức tạp thêm nỗ lực hồi phục của đất nước.

Trong khi đó, tại bang Florida (Mỹ), hơn 2 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện khi cơn bão Ian đổ bộ vào chiều 28/9, mang theo sức gió “thảm khốc”.

Guardian cho biết vẫn chưa rõ về mức độ thiệt hại khi hệ thống điện và thông tin liên lạc ngừng hoạt động. Các nhân viên dịch vụ khẩn cấp buộc phải đến nơi trú ẩn trước tình hình tồi tệ của cơn bão.

Nhiều khu dân cư ven biển gần như bị nhấn chìm hoàn toàn, các tòa nhà bị hư hại, cây cối và đường dây điện bị đổ.

Ở ven biển Florida, nhiều người đã lên mạng xã hội cầu cứu cho bản thân hoặc những người thân yêu.

Phần lớn tiểu bang này sẽ phải cảm nhận tác động của lũ lụt trong nhiều ngày và có thể lên đến một tuần, ông Ross Giarratana, nhà khí tượng học của văn phòng khu vực Vịnh Tampa thuộc Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, nói.

Địa hình bằng phẳng của Florida cũng sẽ làm cho các con sông thoát nước chậm hơn, ông nói thêm, New York Times đưa tin hôm 29/9.

Giới chức cảnh báo người dân không được buông lỏng cảnh giác ngay cả sau khi cơn bão đi qua, đồng thời cho rằng nguy cơ lũ lụt trên diện rộng có thể là mối đe dọa đến tính mạng con người.

Thế giới cần làm gì để chuẩn bị?

Thế giới từ lâu đã được cảnh báo rằng hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, một báo cáo khoa học vào năm 2021 kết luận rằng các quốc gia gần như vẫn chưa đủ nỗ lực để tự bảo vệ họ khỏi những thảm họa sắp xảy ra, khi hành tinh này tiếp tục nóng lên.

Báo cáo của ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu thuộc Liên Hợp Quốc đã mang đến cái nhìn chi tiết nhất về các mối đe dọa do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra.

Báo cáo cho biết các nguy cơ đã hiển hiện trên toàn cầu. Năm 2019, bão, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác đã khiến hơn 13 triệu người trên khắp châu Á và châu Phi phải di tản.

Nắng nóng và hạn hán đang hủy hoại mùa màng và cây cối, khiến hàng triệu người trên toàn thế giới bên bờ vực nạn đói.

“Một trong những kết luận nổi bật nhất trong báo cáo là chúng tôi đang chứng kiến những tác động bất lợi lan rộng hơn và tiêu cực hơn nhiều so với dự kiến”, Camille Parmesan, một nhà sinh thái học tại Đại học Texas, Austin, và một trong những nhà nghiên cứu, cho biết.

Loi canh bao cho ca the gioi tu hai sieu bao-Hinh-3

Người dân lấy nước ngầm bên ngoài ngôi nhà bị ngập do bão Noru gây ra ở Philippines hôm 27/9. Ảnh: Reuters.

Nhiều quốc gia đã có thể hạn chế phần nào thiệt hại bằng cách chi hàng tỷ USD mỗi năm cho các biện pháp thích ứng như hệ thống cảnh báo bão sớm.

Tuy nhiên, những nỗ lực đó là không đủ, báo cáo cho biết. Việc chuẩn bị cho các mối đe dọa trong tương lai sẽ đòi hỏi những thay đổi mang tính “thay đổi”, liên quan đến việc suy tính lại cách xây dựng nhà cửa, trồng trọt, sản xuất năng lượng và bảo vệ thiên nhiên.

Nếu các quốc gia không nhanh chóng hành động để cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, ngày càng có nhiều người phải chịu tổn thất không thể tránh khỏi hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Báo cáo khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên theo đuổi các chiến lược có tầm nhìn xa hơn. Những cải thiện trong các dịch vụ cơ bản như y tế, đường sá, điện và nước có thể giúp cộng đồng nghèo và nông thôn có khả năng chống chịu tốt hơn trước các cú sốc khí hậu.

Đứng trước tình hình hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng nghiêm trọng, Isla Simpson - nhà khoa học khí hậu tại Phòng thí nghiệm Động lực học và Khí hậu Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (Mỹ), nhận định con người vẫn có thể hành động.

“Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng ta cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng để đối phó với các hiện tượng cực đoan và hạn chế tác động của chúng”, bà nói với Zing.

Chùm ảnh nước Nga chìm trong sương mù đầy bí ẩn

Do sự khác biệt về nhiệt độ ban đêm và ban ngày, sương mù dày đặc đã bao phủ Moscow và các khu vực khác vào cuối tháng 9/2022. Cùng ngắm cảnh nước Nga chìm trong sương mù.

Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an

Sương mù đêm ở Petropavlovsk-Kamchatsky, thủ phủ của Kamchatka. 

Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-2
Đây là một trong những khu vực ở nước Nga chìm trong sương mù từ tháng 9.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-3
Misty Kolomna, một thành phố cổ của Nga ở Moscow.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-4
 Tại Novosibirsk, ở Siberia, sương mù vào tháng 9 dày đặc đến mức cư dân ở tầng trên của các tòa nhà cao tầng có thể cảm thấy mình đang ở trên đỉnh mây. 
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-5
Sương mù trên núi rất thú vị, đặc biệt nếu bạn cần tìm đường. Bức ảnh này được chụp gần thành phố nghỉ mát Sochi thuộc Lãnh thổ Krasnodar.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-6
Màn sương bao phủ cáp treo lên dốc của Núi Elbrus ở Kabardino-Balkaria
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-7
Hai người đi bộ săn mây trong làn sương mù ở Dagestan, Bắc Caucasus.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-8
Quang cảnh vùng núi Adygea mù sương. 
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-9
Thành phố Vladivostok chìm trong sương mù, trong ảnh là đỉnh của những giá treo của Cầu Vàng.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-10
Một ngọn hải đăng cũ đổ nát trên Đảo Askold ở Biển Đông trông rất huyền bí trong màn sương mù.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-11
Karelia thu hút khách du lịch với vô số hồ và rừng… và đây là kỳ nghỉ ở khu vực này vào thời điểm nhiều sương mù.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-12
Một ngôi làng mù sương ở Vùng Vologda.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-13
Cảnh nông thôn đầy sương mù của Vùng Vladimir.
Chum anh nuoc Nga chim trong suong mu day bi an-Hinh-14
Khung cảnh sương mù ở một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất của Vành đai vàng - Suzdal. Ảnh: Vladimir Smirnov Sputnik, Getty. 

Vì sao bão Noru giảm cấp nhanh khi đổ bộ?

Việc ma sát với địa hình và độ ẩm từ biển thấp khiến bão Noru giảm từ cấp 14-15 xuống cấp 11 khi đổ bộ đất liền. Diễn biến này ít cực đoan hơn so với dự báo ban đầu.

Ngày 28/9, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết thời điểm tâm bão Noru vào đất liền Trung Trung Bộ lúc 3h, sức gió mạnh nhất duy trì cấp 11(103-117 km/h), giật cấp 13 (134-149 km/h).

Trong khi trước đó, dự báo cho thấy bão có thể đổ bộ với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15. Cực đoan hơn, một số đài quốc tế như Mỹ, Bắc Kinh hay Hong Kong cho kịch bản bão Noru vào đất liền với sức gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Cách các tỉnh miền Trung gồng mình chống bão, giảm tối đa thiệt hại

Sự chủ động, các biện pháp phòng, chống thiên tai được triển khai từ sớm, từ xa đã giúp các tỉnh thành miền Trung giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Cơn bão Noru (bão số 4) vừa đổ bộ vào các tỉnh miền Trung được các cơ quan khí tượng thuỷ văn và cơ quan phòng chống thiên tai đánh giá là siêu bão, có hình thái tương tự bão Xangsane (năm 2006).

Trước khi bão đổ bộ, nhiều tỉnh thành như TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đã chuẩn bị các phương án tốt nhất để ứng phó. Nhờ sự chủ động, các biện pháp được triển khai từ sớm, từ xa, đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và người dân nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Nhanh chóng từ... cấm biển đến sơ tán dân

Ba ngày trước khi bão số 4 đổ bộ, công tác ứng phó được các tỉnh miền Trung gấp rút triển khai các phương án phòng chống bão. Từ sớm, người dân các tỉnh thành TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ngãi, Bình Định… cùng lực lượng chức năng khẩn trương chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh tránh bão; tổ chức cấm biển, tàu thuyền được sắp xếp ở các âu thuyền, khu neo đậu an toàn. Trước đây, nhiều vụ tai nạn mưa bão do đi đường bị cây đổ, ngã xuống sông, nhà tốc mái.

Cach cac tinh mien Trung gong minh chong bao, giam toi da thiet hai
Công an hỗ trợ người dân di chuyển tàu thuyền lên bờ tránh bão số 4

Các địa phương cũng gấp rút kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão, chuẩn bị cơ sở vật chất để sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè thủy sản; ứng phó nguy cơ sạt lở, lũ lụt và bố trí lực lượng ứng trực những khu vực nguy hiểm. Thông tin về cơn bão cũng được liên tục phát loa thông báo cho người dân nắm…

Để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, trước khi bão đổ bộ các tỉnh thành TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi quyết định ngừng họp chợ; học sinh nghỉ học; người lao động nghỉ làm; yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ tối 27/9…Đồng thời lên phương án cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân vùng bị ảnh hưởng của bão.

Bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 4, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh huy động lực lượng có mặt tại các khu dân cư chống bão; xe thiết giáp, xe đặc chủng, tàu, xuồng...được chuẩn bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong và sau bão.

Trước cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh thành ảnh hưởng bão đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4. Lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để đôn đốc, kiểm tra. Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết, trước hết…

Cach cac tinh mien Trung gong minh chong bao, giam toi da thiet hai-Hinh-2
Người dân khu vực nguy hiểm được sơ tán đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Ảnh: Công Sáng

Thủ tướng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão Noru, trụ sở đặt tại TP Đà Nẵng. Trưởng ban là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó trưởng ban là Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, tỉnh thành ứng phó với bão, bảo đảm kịp thời, hiệu quả nhất, giải quyết các tình huống phát sinh, cập nhật tình hình báo cáo Thủ tướng. Các cuộc họp kết nối với các địa phương thường xuyên diễn ra bất kể thời gian để nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời phát sinh do bão gây ra…

Phòng chống bão hiệu quả không phải do may mắn

Là một trong hai địa phương tâm bão, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết, "vui và thành công nhất" hậu bão Noru là TP không có thiệt hại về người.

Ông Chinh cho rằng, với sức tàn phá có cường độ mạnh, di chuyển nhanh, cơn bão không gây thiệt hại lớn nhờ chủ động ứng phó, nhất là di dời dân ở các khu vực nhà không kiên cố, ngư dân trên tàu thuyền, lồng bè đến nơi trú tránh trước khi bão đổ bộ. Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò chủ động của người dân trong công tác phòng chống lụt bão để giảm thấp nhất rủi ro, thiệt hại về người và tài sản.

Cach cac tinh mien Trung gong minh chong bao, giam toi da thiet hai-Hinh-3
Các điểm sơ tán được bố trí thực phẩm cho người dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, phòng chống thiên tai thì không đợi thiên tai xảy ra mới chống. Tỉnh luôn xác định phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng người dân. Trước khi bão vào, tỉnh làm tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú, sơ tán dân, chằng chống nhà cửa; trong bão kêu gọi ai ở đâu yên đó.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, người trực tiếp chỉ huy tại Ban Chỉ đạo tiền phương đặt ở TP Đà Nẵng cho biết, cơn bão số 4 đã đi qua với thiệt hại thấp nhất về người và tài sản. Việc phòng chống bão hiệu quả không phải do may mắn mà có.

“Trong công tác phòng chống cơn bão này, nhiều điều không phải do may mắn mà có, mà đây thực sự là nỗ lực, sự chủ động của các cấp, các ngành trong phòng chống thiên tai.

"Sự chủ động, các biện pháp được triển khai từ sớm, từ xa, đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, qua đó chúng ta đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra, dù đây được đánh giá là cơn bão lớn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Cach cac tinh mien Trung gong minh chong bao, giam toi da thiet hai-Hinh-4
Các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Lộc (TP Đà Nẵng) giúp dân dọn dẹp sau bão số 4

Ông Hoan cũng đánh giá, việc sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở cao được các địa phương triển khai rất khẩn trương. Người dân cũng đã tự giác và tuân thủ các chỉ đạo cũng như tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, chủ động trong phòng chống bão lụt.

Chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương, lực lượng quân đội, công an… trong phòng, chống bão số 4. Nhờ đó, đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân.

"Cơn bão Noru đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là sự cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm - yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người. Sau đó là nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình thực tế để có kịch bản, phương án ứng phó phù hợp", Thủ tướng nói và đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị nghiên cứu để phòng chống thiên tai, bão lũ thời gian tới.