Lộ thêm nhiều chứng cứ khoa học về hành tinh thứ 9

(Kiến Thức) - Nhiều bằng chứng mới cho thấy vũ trụ xuất hiện thêm hành tinh thứ 9. Thông tin đang gây xôn xao các nhà khoa học.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu viện Caltech vừa tìm thấy bằng chứng về một hành tinh khổng lồ, kỳ quái, quỹ đạo kéo dài trong hệ thống năng lượng mặt trời.
Hành tinh mới này được gọi là “hành tinh thứ 9”, có khối lượng gấp 10 lần Trái đất, quay quanh Mặt trời 20 lần, xa và dài hơi hơn so với Trái đất, nó cách chúng ta 2,8 tỷ năm ánh sáng.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9
 
Bên cạnh đó, hành tinh mới này có khả năng tạo và tác động lực hấp dẫn vào hệ thống năng lượng Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu Konstantin Batygin và Mike Brown đã phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh này thông qua mô hình toán học mô phỏng từ dữ liệu máy thăm dò vũ trụ. Hiện chưa ai đặt chân trực tiếp lên nó.
Ban đầu, các nhà khoa học cảm thấy nghi ngờ về hành tinh này, nhưng khi nghiên cứu, xác lập dữ liệu thống kê thì rõ ràng nó đủ tiêu chuẩn là một hành tinh thứ chín.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9-Hinh-2
 
“Đó là một hành tinh thứ 9”- Brown, Richard và giáo sư Barbara Rosenberg đồng khẳng định.
“Nó có kích thước, vành đai, quỹ đạo ngang ngửa và lớn hơn một số hành tinh khác trong hệ Mặt trời, nó hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành hành tinh thứ chín”.
Lần khám phá này có thể chứng minh một điều rằng, dân số hành tinh trong hệ thống vũ trụ hoàn toàn chưa dừng lại ở con số 8 như trước giờ. Sẽ có nhiều khám phá mới lập lại lịch sử và quan điểm thiên văn từng cố định suốt 150 năm qua.
Lo them nhieu chung cu khoa hoc ve hanh tinh thu 9-Hinh-3
 
Có một nổi băn khoăn đó là hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể theo dõi, đo đạc và xác định chính xác, đầy đủ được đường quỹ đạo di chuyển của hành tinh này.
Theo đó, hai kính thiên văn ở đài quan sát Kech và kính Subaru tại Mauna Kea, Hawaii sẽ tiếp tục theo dõi đường quỹ đạo của hành tinh thứ 9, trước khi có cở sở đầy đủ để chính thức xác lập hành tinh thứ chín trong vũ trụ.
Theo PHYS

Những nơi thu hút người ngoài hành tinh nhất thế giới

Rất nhiều dấu vết chứng minh sự tồn tại của người ngoài hành tinh xuất hiện trên Trái đất nhưng chưa một lần bí ẩn về chúng được giải đáp.

Nhung noi thu hut nguoi ngoai hanh tinh nhat the gioi
Đường mòn UFO ở San Clemente, Chile. Kể từ năm 1990 đến giờ, rất nhiều dấu vết của UFO đã xuất hiện tại đây và con đường mòn này là điểm đến không thể bỏ qua của những người săn tìm người ngoài hành tinh.

Làm thế nào đến được hành tinh HD 219134b giống Trái đất?

Để tới hành tinh HD 219134b giống Trái đất, phi thuyền của con người phải hướng tới chòm sao Cassiopeia và vượt qua khoảng cách 21 năm ánh sáng.

Lớn hơn Trái đất một chút và chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng, HD 219134b là một hành tinh đá gần Trái đất nhất mà con người từng biết, Christian Science Monitor đưa tin. Các nhà thiên văn phát hiện nó nhờ phân tích dữ liệu từ kính thiên văn không gian Spitzer của Mỹ. 
"Hành tinh HD 219134b giống Trái đất sẽ trở thành đối tượng tuyệt vời để giới thiên văn nghiên cứu, bởi nó chỉ cách chúng ta 21 năm ánh sáng", các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bình luận. Phần lớn hành tinh đá giống Trái đất đều cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng. 
Lam the nao den duoc hanh tinh HD 219134b giong Trai dat?
  HD 219134b là một hành tinh đá gần Trái đất nhất mà con người từng biết.
Con người không thể quan sát trực tiếp hành tinh HD 219134b, song có thể thấy ngôi sao mà nó xoay quanh trong bầu trời đêm. Ngôi sao nằm trong chòm sao Cassiopeia. HD 219134b có khối lượng gấp 4,5 lần địa cầu và chỉ cần 3 ngày để xoay quanh ngôi sao. 
HARPS-North, một kính thiên văn trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha, là thiết bị đầu tiên phát hiện HD 219134b khi nó di chuyển phía trước ngôi sao. Sau đó Spitzer, kính thiên văn không gian có khả năng phát hiện bức xạ nhiệt, tiếp tục theo dõi mục tiêu dựa vào dữ liệu ban đầu từ HARPS-North. Căn cứ và dữ liệu mà Spitzer thu thập, các nhà khoa học của NASA nhận định nó là một hành tinh đá có đường kính gấp 1,6 lần so với địa cầu. 
Vài ngày trước NASA thông báo kính thiên văn không gian Kepler giúp họ phát hiện hành tinh Kepler-452b, một hành tinh cách địa cầu 1.400 năm ánh sáng và di chuyển trong chòm sao Cygnus thuộc Ngân Hà. Nó là thiên thể nhỏ nhất có khả năng nuôi dưỡng sự sống và xoay xung quanh một ngôi sao. 

Với đường kính lớn hơn Trái đất khoảng 60%, Kepler-452b xoay tròn một vòng quanh ngôi sao trong 385 ngày, dài hơn 20 ngày so với thời gian địa cầu di chuyển quanh Mặt trời. Khoảng cách giữa nó với ngôi sao chỉ lớn hơn 5% so với cự ly giữa địa cầu với Mặt trời. Thực tế đó cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng vì nhiệt độ bề mặt hành tinh ở mức vừa phải. 

Ngôi sao của Kepler-452b có đường kính lớn hơn 10%, độ sáng cao hơn 20% so với Mặt trời. Vì thế hai hành tinh nhận lượng ánh sáng gần bằng nhau. 
Theo NASA, những hành tinh đá lớn hơn địa cầu, giống như hai hành tinh mà họ vừa phát hiện, đều thuộc nhóm "siêu Trái đất". 
"Nhờ kính thiên văn không gian Kepler, chúng ta biết rằng siêu Trái đất là dạng hành tinh khá phổ biến trong dải Ngân Hà, nhưng chúng ta mới chỉ biết quá ít về chúng", Michael Gillon, một nhà thiên văn của Đại học Liege tại Bỉ và là trưởng nhóm phân tích dữ liệu của kính thiên văn Spitzer, phát biểu.