Lộ mặt hung thủ thực sự tấn công căn cứ không quân Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hay chiếc máy bay F-15 của Không lực Israel đã tiến hành cuộc tấn công với 8 tên lửa dẫn đường nhằm vào sân bay T-4 của Syria.

“Ngày 9/4, trong khoảng thời gian từ 3h25’ đến 3h53’ sáng 9/4 (giờ Moscow), 2 chiếc F-15 của Không lực Israel đã tiến hành cuộc tấn công bằng 8 tên lửa dẫn đường nhằm vào sân bay quân sự T-4 từ vùng lãnh thổ Lebanon mà không xâm phạm không phận Syria.”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Ba tên lửa trong số đó hướng tới phía Tây sân bay T-4 ở Homs (Syria). Trong khi hệ thống phòng thủ của không quân Syria đã phá huỷ 5 chiếc còn lại.
Máy bay F-15 của Israel. Ảnh: Tass
 Máy bay F-15 của Israel. Ảnh: Tass
Không có cố vấn nào của Nga nằm trong số những người thiệt mạng, theo Tass.
Trước đó, hãng tin SANA trích dẫn nguồn tin quân sự cho hay sân bay T-4 đã trở thành mục tiêu một cuộc tấn công bằng tên lửa vào sáng sớm 9/4. Vụ việc khiến “một số người thiệt mạng và một số người khác bị thương”.
Al Arabiya TV đưa tin ít nhất 14 binh sĩ, bao gồm cả một số cố vấn của Iran đã thiệt mạng.
Đài truyền hình Al-Manar của nhóm Hezbollah – lực lượng đang chiến đấu tại Syria cùng quân đội chính phủ - mô tả cuộc tấn công là “hành động xâm lược của Israel”.

Syria bị không kích, mọi ánh mắt đều nhìn về phía Mỹ

Một cuộc không kích vừa xảy ra nhằm vào căn cứ không quân T4 của Syria tại Homs, chỉ sau hơn một ngày xuất hiện các cáo buộc về vụ tấn công hóa học ở Đông Ghouta làm 70 người chết. 

BBC dẫn tin từ truyền thông nhà nước Syria cho biết vừa có một không kích nhắm vào sân bay quân sự ở Syria với nhiều tiếng nổ lớn.

Hình ảnh đau lòng nghi án tấn công hóa học ở Douma

(Kiến Thức) - Nhiều trẻ em là nạn nhân trong vụ tấn công bị nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma thuộc Đông Ghouta, Damascus. Mới đây, Nga đã bác bỏ cáo buộc cho rằng Quân đội Syria tiến hành vụ tấn công này.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma
 Báo Daily Mail dẫn lời các nhà hoạt động và lực lượng cứu hộ ngày 8/4 cho biết, ít nhất 70 người thiệt mạng trong vụ tấn công vũ khí hóa học vào Douma tối 7/4Nhiều nạn nhân bị thương là trẻ em đang được điều trị tại bệnh viện trong khu vực. Ảnh: AP.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-2
 Vụ tấn công nghi sử dụng khí độc này diễn ra giữa lúc Quân đội Syria nối lại chiến dịch quân sự ở Douma sau khi thỏa thuận ngừng bắn với nhóm phiến quân sụp đổ. Ảnh: Daily Mail.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-3
Trước đó cùng ngày, các nhà hoạt động đối lập Syria và phiến quân Jaysh Al-Islam "tố" Quân đội Syria đã tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí  hóa học nhằm vào thị trấn Douma, khiến ít nhất 110 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-4
 Tuy nhiên, Quân đội Syria bác bỏ cáo buộc trên, cho rằng nhóm khủng bố Jaysh Al-Islam và cơ quan truyền thông của chúng đang bịa đặt ra vụ tấn công này để “vu oan” cho lực lượng chính phủ Damascus. Ảnh: Getty. 

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-5
Mới đây, Nga cũng lên tiếng bác bỏ những cáo buộc cho rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sử dụng vũ khí hóa học ở Douma. Ảnh: Getty.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-6
 Một em nhỏ bị khó thở đang chờ được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Getty.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-7
 Người đàn ông phải thở oxy sau vụ tấn công nghi sử dụng khí độc ở Đông Ghouta tối 7/4. Ảnh: Getty.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-8
 Ba em nhỏ Syria sợ hãi khi ở trong bệnh viện của thị trấn Douma. Ảnh: Getty.

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-9
Một phụ nữ Syria bị thương đang được điều trị tại bệnh viện Al Mouwasat, Damascus. Ảnh: EPA. 

Hinh anh dau long nghi an tan cong hoa hoc o Douma-Hinh-10
Khói bốc lên sau một vụ không kích ở thị trấn Douma ngày 7/4. Ảnh: Getty. 

10 quy tắc dành riêng cho Đệ nhất phu nhân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Dùng tên mới, giữ kín chuyện mang thai và hạn chế xuất hiện trước công chúng,...được cho là một số quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo kể từ khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo The Richest, một trong những quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo sau khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un đó là sử dụng một cái tên hoàn toàn mới. Điều đó có nghĩa là Ri Sol-ju không phải là tên thật của bà. Ngoài ra, năm sinh chính xác của bà Ri cũng là một bí mật. (Nguồn ảnh: The Richest)
 Theo The Richest, một trong những quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo sau khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un đó là sử dụng một cái tên hoàn toàn mới. Điều đó có nghĩa là Ri Sol-ju không phải là tên thật của bà. Ngoài ra, năm sinh chính xác của bà Ri cũng là một bí mật. (Nguồn ảnh: The Richest)

Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju luôn giữ kín chuyện mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà Ri thường không xuất hiện trước công chúng.
 Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju luôn giữ kín chuyện mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà Ri thường không xuất hiện trước công chúng.

Từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, Ri Sol-ju được cho là không có nhiều thời gian và cơ hội để gặp người thân trong gia đình bà. Một số nguồn tin nói rằng thậm chí bà không gặp cha mẹ đẻ của mình trong suốt nhiều năm qua.
 Từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, Ri Sol-ju được cho là không có nhiều thời gian và cơ hội để gặp người thân trong gia đình bà. Một số nguồn tin nói rằng thậm chí bà không gặp cha mẹ đẻ của mình trong suốt nhiều năm qua.

Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju cũng tuân theo kiểu tóc và trang phục riêng.
 Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju cũng tuân theo kiểu tóc và trang phục riêng.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ít khi để phu nhân Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng. Trong khi đó, thông tin về con cái của họ được giữ bí mật tuyệt đối.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ít khi để phu nhân Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng. Trong khi đó, thông tin về con cái của họ được giữ bí mật tuyệt đối.

Có tin nói, bà Ri Sol-ju có ít tự do hơn so với thời gian trước khi kết hôn với lãnh đạo Kim Jong-un.
Có tin nói, bà Ri Sol-ju có ít tự do hơn so với thời gian trước khi kết hôn với lãnh đạo Kim Jong-un.

Sau khi trải qua cơn đột quỵ vào năm 2008, Chủ tịch Kim Jong-il được cho là yêu cầu con trai mình, ông Kim Jong-un, kết hôn với bà Ri Sol-ju.
 Sau khi trải qua cơn đột quỵ vào năm 2008, Chủ tịch Kim Jong-il được cho là yêu cầu con trai mình, ông Kim Jong-un, kết hôn với bà Ri Sol-ju.

Báo chí Triều Tiên thường “phớt lờ” Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju. Khi xuất hiện cạnh lãnh đạo Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju dường như bị “lu mờ”.
 Báo chí Triều Tiên thường “phớt lờ” Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju. Khi xuất hiện cạnh lãnh đạo Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju dường như bị “lu mờ”.

Kể từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, bà Ri Sol-ju cũng không có cơ hội ra nước ngoài. Mãi đến gần đây, hồi cuối tháng 3/2018, bà cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới có chuyến thăm Trung Quốc.
 Kể từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, bà Ri Sol-ju cũng không có cơ hội ra nước ngoài. Mãi đến gần đây, hồi cuối tháng 3/2018, bà cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới có chuyến thăm Trung Quốc.

Theo Richest, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju sẽ phải sinh con cho tới khi có con trai.
Theo Richest, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju sẽ phải sinh con cho tới khi có con trai. 

Mời độc giả xem thêm video: Vợ chồng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc (Nguồn: Zing.vn)