Lộ diện “bà lớn” Thái Lan thâu tóm 34% cổ phần Cty Nước mặt sông Đuống

(Kiến Thức) - Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) - là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan. Bà Jareeporn Jarukornsakul hiện đang nắm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này.

Mới đây, giới truyền thông dẫn thông tin từ Ủy ban chứng khoán Thái Lan cho biết, một doanh nghiệp của Thái Lan đã chi 2,76 tỷ baht (khoảng 2 nghìn tỷ đồng) để mua 34% cổ phần của Công ty CP Nước mặt sông Đuống đã khiến dư luận không khỏi xôn xao.
Lo dien “ba lon” Thai Lan thau tom 34% co phan Cty Nuoc mat song Duong
 Nhà máy nước mặt sông Ðuống - dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền bắc của Tập đoàn AquaOne.
Cụ thể, hồi đầu tháng 8/2019, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan đã được Công ty CP đại chúng điện và nước WHA (WHA) thông báo về việc một Công ty con là WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) ký thỏa thuận đầu tư vào một doanh nghiệp tiện ích ở Hà Nội. Giao dịch hiện đã hoàn tất.
Theo đó, WHAUP mua gần 34 triệu cổ phiếu (tương đương 34%) cổ phần từ ông Do Tat Thang, một cổ đông của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống với trị giá tổng cộng hơn 2.073 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP), là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan. Bà Jareeporn Jarukornsakul hiện đang nắm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.
Theo báo cáo, Tập đoàn WHA hiện đang nắm giữ 74% cổ phần tại WHAUP và bà Jareeporn Jarukornsakul đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của WHAUP.
Lo dien “ba lon” Thai Lan thau tom 34% co phan Cty Nuoc mat song Duong-Hinh-2
Nữ tỷ phú người Thái, bà Jareeporn Jarukornsakul. (Ảnh:vccinews.vn).
Bà Jareeporn Jarukornsakul còn được biết đến là nữ tỷ phú người Thái, đứng thứ 37 trong danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan năm 2018 với tài sản ròng vào khoảng 820 triệu USD.
Trước khi người Thái mua cổ phần, cơ cấu Công ty CP Nước mặt Sông Đuống là Tập đoàn Aqua One khoảng 41%, Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn khoảng 10%, Công ty nước sạch Hà Nội 10%; Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch gần 5%.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhà đầu tư Thái Lan, danh sách cổ đông hiện hữu của Công ty CP Nước mặt Sông Đuống đã có sự thay đổi. Theo đó, WHAUP của Thái Lan nắm giữ 34%; các cổ đông còn lại là Aqua One 51%; Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch gần 5%; Công ty nước sạch Hà Nội 10%.

Ngoài công ty Nước sạch Sông Đà, sông Đuống... Hà Nội còn nhà máy nào cung cấp nước?

(Kiến Thức) - Để cung cấp nước cho Hà Nội không chỉ riêng Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà hay Nhà máy Nước mặt Sông Đuống mà còn có cả Công ty Nước sạch Hà Nội.

Theo đó, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội là Công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty con được UBND Thành phố Hà Nội thành lập theo QĐ 367/QĐ-UBND ngày 22/1/2008 trên cơ sở tổ chức lại Công ty KDNS Hà Nội và Công ty KDNS số 2 Hà Nội. Quản lý và vận hành hệ thống cấp nước, cung cấp nước sạch cho 09 quận nội thành (trừ quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm) và 05 huyện ngoại thành: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn và một phần huyện Mê Linh (khu thị trấn công nghiệp Quang Minh).
Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?
 Ảnh minh họa.

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội có 100% vốn Nhà nước, trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết theo qui định của pháp luật. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp năm 2006 và điều lệ của Cty đã được UBND TP Hà Nội phê chuẩn và các qui định hiện hành của Nhà nước. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện về các mặt hoạt động của UBND TP Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên ngành khác theo qui định pháp luật.

Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà cung cấp nước tới các công ty nước sạch sau: Công ty cổ phần Viwaco; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội.

Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?-Hinh-2
 

Theo đó, Công ty Nước sạch Hà Đông hiện đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa... Công ty Nước sạch Hà Đông sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước do nguồn nước sạch sông Đà cung cấp khoảng 40.000 - 50.000 m3 cho khách hàng của mình.

Trong khi đó, công ty cổ phần Viwaco quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A).Công ty Viwaco sử dụng nguồn nước sạch do Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà cung cấp khoảng 200.000 - 210.000 m3/ ngày đêm và nguồn cấp từ trạm Văn Điển với công suất 5.000 m3/ngày đêm. Công ty này có thể dự phòng bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống khi nguồn nước sông Đà không đáp ứng nhu cầu.

Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải, đây là những doanh nghiệp tiếp nhận nguồn nước sạch sông Đà để cung cấp cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long (các huyện Thạch Thẩt, Quốc Oai, Hoài Đức). Nhu cầu sử dụng nước ở khu vực này trung bình khoảng 30.000 m3/ ngày đêm, vào các đợt nắng nóng có thể tăng lên 32.000 m3/ngày đêm.

Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?-Hinh-3
 

Còn về phần Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, thuộc Tập đoàn AquaOne - dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc. Sau giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân) tại nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ có vậy, nhà nước còn cung cấp cho một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên… và dần thay thế nguồn nước ngầm đang có nguy cơ ô nhiễm.

PVX lao đao vì lỗ liên tiếp 3 quý năm 2019, cổ phiếu rớt thảm

(Kiến Thức) - 9 tháng năm 2019, PVX đạt 1.623 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 27% so với cùng kỳ. Tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn như trong cùng kỳ khiến Công ty lỗ gộp gần 21 tỷ đồng.

Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) vừa báo lỗ hơn 59 tỷ đồng trong quý 3/2019, đây là quý lỗ liên tiếp thứ 3 trong năm.  

Riêng quý 3, doanh thu thuần của PVX đạt hơn 518 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chiếm gần hết doanh thu thuần khiến lãi gộp đạt chỉ vỏn vẹn hơn nửa tỷ đồng.

SIM số đẹp rao bán tới 9 tỷ đồng

Các loại SIM tam hoa, tứ quý, ngũ quý,… có mức giá “trên trời” đang được rao bán rộng rãi trên thị trường và nhiều khách hàng không ngại bỏ ra số tiền đến hàng tỷ đồng để mua lại.
 

Trên thị trường hiện nay, những chiếc SIM cũ độc, lạ, có nhiều con số lặp lại nhau theo quy luật luôn được định giá với mức giá từ chục triệu, trăm triệu đến hàng tỷ đồng.