Lỗ chứng khoán hơn 15 tỷ, bức tranh tài chính Coteccons thế nào?

Với quý đầu tiên thay đổi niên độ, Coteccons ghi nhận lãi ròng gần 67 tỷ đồng trong quý I năm tài chính 2024 (1/7 - 30/9/2023), trong khi cùng kỳ lỗ hơn 3 tỷ đồng.

Được biết, đây là quý đầu tiên mà Coteccons thay đổi niên độ tài chính kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào năm 2010. Qua đó, năm tài chính 2024 sẽ tính đầy đủ trên 12 tháng, từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024.
Kinh doanh thăng hoa
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 (niên độ tài chính mới từ 1/7/2023 và kết thúc vào 30/6/2024) vừa được công bố mới đây, Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 4.124 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Doanh thu chính chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng với hơn 4.116 tỳ đồng.
Cùng đó, giá vốn hàng bán có mức tăng nhẹ hơn nên sau khấu trừ, Coteccons báo lãi gộp 100 tỷ đồng, cao gấp 3 lần con số cùng kỳ niên độ trước (1/7 - 30/9/2022). Song song đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 22%, lên hơn 101 tỷ đồng. Nguồn thu tài chính tăng chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chậm thanh toán và lãi từ đầu tư chứng khoán.
Trong kỳ, Coteccons tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động; chi phí tài chính ghi nhận ở mức 32 tỷ đồng, giảm 27%, chủ yếu do giảm trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư. Do đó, kết thúc quý I/2024, “ông lớn” ngành xây dựng này thu về gần 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện mạnh so với khoản lỗ hơn 3,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Đây là quý có lãi cao nhất trong 11 quý (kể từ quý I/2021).
Lo chung khoan hon 15 ty, buc tranh tai chinh Coteccons the nao?
Lỗ chứng khoán hơn 15 tỷ, bức tranh tài chính Coteccons thế nào? (ảnh minh họa: Internet). 
Giải trình biến động lợi nhuận, Coteccons cho biết doanh thu tăng tác động lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, do chính sách trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro mà ban lãnh đạo đã chủ động thực hiện từ năm trước, đã làm giảm nhẹ được tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ.
Coteccons vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào giữa tháng 10/2023. Kế hoạch niên độ tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với 17.793 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lãi sau thuế đạt 274 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cả năm, sau quý I/2024, Coteccons đã thực hiện được 23% chỉ tiêu về doanh thu và 24% chỉ tiêu lãi sau thuế.
Sở hữu 14,43% vốn tại Ricons hậu "đấu tố"
Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của Coteccons ghi nhận gần 20.551 tỷ đồng, giảm 4% (tương đương giảm 825 tỷ đồng) so với đầu năm. Hơn một nửa tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn, với gần 11.280 tỷ đồng, chủ yếu là từ khách hàng. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng nợ xấu 1.195 tỷ đồng.
Tương tự, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 15% về gần 1.854 tỷ đồng tại cuối tháng 9/2023, bao gồm hơn 1.632 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, gần 237 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Đáng chú ý, Coteccons nắm tới gần 2.225 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 18% so với hồi đầu năm. Trong đó, có 1.445 tỷ đồng là tiền gửi tại ngân hàng có thời hạn gốc không quá 3 tháng.
Mặt khác, Coteccons đang có hàng tồn kho ghi nhận ở mức 2.928 tỷ đồng, giảm 7%. Trong đó, chiếm phần lớn là chi phí các công trình dở dang gần 2.965 tỷ đồng, với dự án Ecopark CT21-22 hơn 306 tỷ đồng, còn lại là các dự án khác.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tại ngày 30/9/2023, Coteccons có khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn với hơn 49 tỷ đồng vào chứng chỉ quỹ ETF Kim Growth VN30, hơn 28 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty CP FPT (mã: FPT) và gần 7 tỷ đồng vào Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG). Ngoài ra, Coteccons có 152 tỷ đồng đầu tư vào các công ty khác. Với tổng đầu tư vào chứng khoán là 236,6 tỷ đồng, công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 15 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán hợp nhất, Coteccons còn hơn 12.212 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 7% so với đầu năm, bao gồm nợ vay tài chính chiếm 1.133 tỷ đồng, phần lớn là nợ ngắn hạn. Công ty có hơn 471 tỷ đồng vay nợ từ kênh trái phiếu và các khoản còn lại là vay ngân hàng. Về vốn chủ sở hữu, tổng vốn tính đến cuối tháng 9/2023 của Coteccons đạt hơn 8.338 tỷ đồng, trong đó có gần 455 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đặc biệt, Coteccons vẫn đang sở hữu 14,43% vốn tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons trong bối cảnh hai doanh nghiệp này đang có nhiều lùm xùm kiện tụng về việc đòi nợ. Tại ngày 30/9/2023, Coteccons có tổng cộng 1.913 nhân sự, giảm 72 người so với thời điểm ngày 30/6/2023.

Coteccons lâm cảnh thua lỗ lần đầu trong năm nay

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo CTD sẽ lỗ ròng 14 tỷ đồng trong năm 2022 chủ yếu do ghi nhận doanh thu và biên lợi nhuận giảm. Điều này tương ứng dự báo doanh nghiệp lỗ hơn 12 tỷ đồng trong quý cuối năm. 

Quý 3, CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) báo cáo lỗ ròng 4 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 12 tỷ đồng của cùng kỳ. Kết quả này chủ yếu do hoạt động xây dựng kém tích cực và chi phí dự phòng cao cho các dự án tồn đọng.

Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ còn 1,8 tỷ sau hai quý thua lỗ.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo CTD sẽ lỗ ròng 14 tỷ đồng trong năm 2022 chủ yếu do ghi nhận doanh thu và biên lợi nhuận giảm, là năm lỗ đầu tiên của doanh nghiệp xây dựng hàng đầu này. Điều này tương ứng dự báo doanh nghiệp lỗ hơn 12 tỷ đồng trong quý cuối năm. 
VCSC dự báo lợi nhuận năm 2023 đạt 165 tỷ đồng do kỳ vọng biên lợi nhuận gộp năm 2023 sẽ tăng đạt 3,3% từ mức cơ sở thấp trong dự báo năm 2022. Tuy nhiên, hoạt động của mảng xây dựng dân dụng kém tích cực và cạnh tranh gay gắt sẽ hạn chế khả năng tăng biên lợi nhuận.
'Ong lon' xay dung Coteccons lam canh thua lo lan dau trong nam nay?
 CTD sẽ ghi nhận năm kinh doanh thua lỗ?
Tại ngày 30/9, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của CTD âm gần 2.000 tỷ đồng do công ty tăng mạnh hàng tồn kho, phải thu và đầu tư chứng khoán kinh doanh 255 tỷ đồng.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối quý 3 đạt 17.757 tỷ đồng, tăng 18%, chủ yếu do tăng khoản phải thu và hàng tồn kho. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải thu ngắn hạn (thu từ khách hàng) 10.310 tỷ đồng, tăng gần 12% so với quý 2/2022, và tăng 20% so với đầu năm.
Đáng chú ý, CTD có khoản nợ xấu phải thu 484 tỷ đồng đối với Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi sao Việt – đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh; 122 tỷ đồng nợ xấu ở CTCP Đầu tư Minh Việt; và 540 tỷ đồng ở nhóm khách hàng khác.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải cuối kỳ của Coteccons là 9.562 tỷ, trong đó doanh nghiệp đi vay tổng cộng 1.464 tỷ. Dư nợ trái phiếu là 495 tỷ, gần 967 tỷ là vay từ ngân hàng (chủ yếu là ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động).
Về danh mục trái phiếu Công ty đang nắm giữ, 100% danh mục trái phiếu nắm giữ của Coteccons là trái phiếu có tài sản đảm bảo và cam kết mua lại từ tổ chức uy tín, danh mục đầu tư đa dạng với hơn 6 tổ chức phát hành.
"Công ty khẳng định trái phiếu trong danh mục nắm giữ không liên quan đến các tổ chức phát hành theo như một số nguồn tin không chính xác", Coteccons khẳng định trong văn bản công bố hồi giữa tháng 11.
Danh mục trái phiếu nắm giữ của Coteccons có thỏa thuận mua lại với kỳ hạn không quá 1 năm hưởng lãi suất từ 7,5-12% vẫn đang được các tổ chức phát hành thanh toán cả lãi và gốc đầy đủ, cụ thể Công ty đã thu về 469 tỷ so với số trái phiếu nắm giữ cuối kỳ quý 2/2022.
Về hoạt động xây dựng, Coteccons khẳng định các dự án xây dựng mà Công ty đang thi công không liên quan đến các chủ đầu tư Bất động sản như một số tin đồn.
Đối với các công trình đã hoàn thành để lại từ năm 2020 về trước có liên quan đến chủ đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng cho 2 Dự án Alpha Hill và IFC Saigon Tower One.
Cụ thể, khoản phải thu đối với dự án Alpha Hill là 34 tỷ, đã thực hiện trích lập dự phòng 34 tỷ. Còn khoản phải thu đối với dự án IFC Tower One là 7,9 tỷ, đã thực hiện trích lập 7,9 tỷ.
"Ban Lãnh đạo Công ty tiếp tục khẳng định, Coteccons không chấp nhận đánh đổi việc bỏ thầu giá thấp để lấy dự án", thông báo của CTD nêu rõ.

Ước lãi 525 tỷ mỗi đơn vị, nhà thầu nào sẽ trúng gói Sân bay Long Thành?

VCSC ước tính tổng lợi nhuận tối đa khoảng 525 tỷ đồng cho một nhà thầu tham gia gói Sân bay Long Thành 5.10.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/7, nhóm cổ phiếu liên quan liên danh VIETUR gồm cổ phiếu CC1, VCG, HAN và PHC đều tăng kịch trần, với khối lượng dư mua lớn. Ngược lại, nhóm liên danh Hoa Lư liên quan các cổ phiếu HBC, CTD đều giảm mạnh, trong đó CTD giảm kịch sàn.
Việc diễn biến trái chiều của 2 nhóm cổ phiếu ngành xây dựng này diễn ra trong bối cảnh vẫn chưa có kết quả cuối cùng gói thầu 5.10.
Trong khi đó, Chứng khoán VietCap (VCSC) vừa có báo cáo góc nhìn đầu tư đại dự án Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA).

Ngừng “nội chiến” đầu tư ra nước ngoài, Coteccons nâng vốn điều lệ thế nào?

Không lâu sau khi hoàn tất phát hành 24,8 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên mức 1.036,3 tỷ đồng, Coteccons quyết định thành lập công ty con là Coteccons Constructions Inc để đầu tư hoạt động xây dựng tại nước ngoài.

Ngày 17/10 tới đây, Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 theo hình thức trực tuyến. Đây sẽ là năm đầu tiên Coteccons thực hiện thay đổi năm tài chính, theo đó kết quả kinh doanh năm tài chính 2023 sẽ chỉ tính trên 6 tháng, tức từ ngày 1/1-30/6/2023. Năm tài chính 2024 sẽ tính đầy đủ trên 12 tháng, từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024.
Theo tài liệu gửi cổ đông, Coteccons đặt kế hoạch năm tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với 17.793 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 274 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,6 lần và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Công ty dự kiến không chia cổ tức và không trích lập các quỹ đối với năm tài chính 2023.