Coteccons lâm cảnh thua lỗ lần đầu trong năm nay

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo CTD sẽ lỗ ròng 14 tỷ đồng trong năm 2022 chủ yếu do ghi nhận doanh thu và biên lợi nhuận giảm. Điều này tương ứng dự báo doanh nghiệp lỗ hơn 12 tỷ đồng trong quý cuối năm. 

Quý 3, CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) báo cáo lỗ ròng 4 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 12 tỷ đồng của cùng kỳ. Kết quả này chủ yếu do hoạt động xây dựng kém tích cực và chi phí dự phòng cao cho các dự án tồn đọng.
Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ còn 1,8 tỷ sau hai quý thua lỗ.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo CTD sẽ lỗ ròng 14 tỷ đồng trong năm 2022 chủ yếu do ghi nhận doanh thu và biên lợi nhuận giảm, là năm lỗ đầu tiên của doanh nghiệp xây dựng hàng đầu này. Điều này tương ứng dự báo doanh nghiệp lỗ hơn 12 tỷ đồng trong quý cuối năm. 
VCSC dự báo lợi nhuận năm 2023 đạt 165 tỷ đồng do kỳ vọng biên lợi nhuận gộp năm 2023 sẽ tăng đạt 3,3% từ mức cơ sở thấp trong dự báo năm 2022. Tuy nhiên, hoạt động của mảng xây dựng dân dụng kém tích cực và cạnh tranh gay gắt sẽ hạn chế khả năng tăng biên lợi nhuận.
'Ong lon' xay dung Coteccons lam canh thua lo lan dau trong nam nay?
 CTD sẽ ghi nhận năm kinh doanh thua lỗ?
Tại ngày 30/9, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của CTD âm gần 2.000 tỷ đồng do công ty tăng mạnh hàng tồn kho, phải thu và đầu tư chứng khoán kinh doanh 255 tỷ đồng.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối quý 3 đạt 17.757 tỷ đồng, tăng 18%, chủ yếu do tăng khoản phải thu và hàng tồn kho. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải thu ngắn hạn (thu từ khách hàng) 10.310 tỷ đồng, tăng gần 12% so với quý 2/2022, và tăng 20% so với đầu năm.
Đáng chú ý, CTD có khoản nợ xấu phải thu 484 tỷ đồng đối với Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi sao Việt – đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh; 122 tỷ đồng nợ xấu ở CTCP Đầu tư Minh Việt; và 540 tỷ đồng ở nhóm khách hàng khác.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải cuối kỳ của Coteccons là 9.562 tỷ, trong đó doanh nghiệp đi vay tổng cộng 1.464 tỷ. Dư nợ trái phiếu là 495 tỷ, gần 967 tỷ là vay từ ngân hàng (chủ yếu là ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động).
Về danh mục trái phiếu Công ty đang nắm giữ, 100% danh mục trái phiếu nắm giữ của Coteccons là trái phiếu có tài sản đảm bảo và cam kết mua lại từ tổ chức uy tín, danh mục đầu tư đa dạng với hơn 6 tổ chức phát hành.
"Công ty khẳng định trái phiếu trong danh mục nắm giữ không liên quan đến các tổ chức phát hành theo như một số nguồn tin không chính xác", Coteccons khẳng định trong văn bản công bố hồi giữa tháng 11.
Danh mục trái phiếu nắm giữ của Coteccons có thỏa thuận mua lại với kỳ hạn không quá 1 năm hưởng lãi suất từ 7,5-12% vẫn đang được các tổ chức phát hành thanh toán cả lãi và gốc đầy đủ, cụ thể Công ty đã thu về 469 tỷ so với số trái phiếu nắm giữ cuối kỳ quý 2/2022.
Về hoạt động xây dựng, Coteccons khẳng định các dự án xây dựng mà Công ty đang thi công không liên quan đến các chủ đầu tư Bất động sản như một số tin đồn.
Đối với các công trình đã hoàn thành để lại từ năm 2020 về trước có liên quan đến chủ đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty đã thực hiện trích lập dự phòng cho 2 Dự án Alpha Hill và IFC Saigon Tower One.
Cụ thể, khoản phải thu đối với dự án Alpha Hill là 34 tỷ, đã thực hiện trích lập dự phòng 34 tỷ. Còn khoản phải thu đối với dự án IFC Tower One là 7,9 tỷ, đã thực hiện trích lập 7,9 tỷ.
"Ban Lãnh đạo Công ty tiếp tục khẳng định, Coteccons không chấp nhận đánh đổi việc bỏ thầu giá thấp để lấy dự án", thông báo của CTD nêu rõ.

Sức khỏe tài chính Coteccons trúng thầu dự án Intercontinental Halong Bay Resort & Residences

(Kiến Thức) - Kết thúc quý I/2021, Công ty CP Xây dựng Coteccons ghi nhận doanh thu chỉ đạt 2.563 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Ngày 2/7/2021, Công ty CP Xây dựng Coteccons công bố thông tin thắng thầu dự án InterContinental Halong Bay Resort & Residences tọa lạc tại bán đảo 2, Khu phức hợp Halong Marina, phường Hùng Thắng, Bãi Cháy, TP Hạ Long. Dự án có diện tích 4,5 ha, gồm khu khách sạn với 175 phòng, 41 biệt thự và 60 căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Sky Residences. Tổng vốn đầu tư dự án 90 triệu USD.

Hà Nội: Thanh tra loạt chung cư mini không phép “bủa vây” trường đại học

Hàng loạt công trình “biệt phủ”, chung cư mini xây cho thuê và nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp… đang mọc lên quanh Đại học Quốc gia Hà Nội, trở thành "điểm nóng" về đất đai, trật tự xây dựng.

Theo phản ánh, thời gian qua, tại các xã Tiến Xuân, Thạch Hòa,... (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nở rộ vi phạm đất đai, xây dựng. Đáng chú ý là tình trạng bạt đất rừng để xây dựng “biệt phủ”, khu sinh thái hay tình trạng làm nhà xưởng trên đất nông nghiệp, xây dựng công trình chung cư mini "khủng" trên đất được quy hoạch hành lang cây xanh. Dù đây là những công trình “khủng” nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, xử lý quyết liệt.
Đơn cử, tại khu 101ha, xã Thạch Hòa, xung quanh Đại học quốc gia Hà Nội thời gian qua người dân đua nhau xây dựng khách sạn, văn phòng, khu chung cư mini, nhà trọ để cho thuê với quy mô “khủng” trong phần diện tích đã được quy hoạch hành lang cây xanh đại lộ Thăng Long và quốc lộ 21A, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

Mê mẩn loạt tre bonsai siêu độc chơi Tết

Mang vẻ đẹp mảnh mai thanh nhã, tượng trưng cho phú quý, nhiều khách hàng có xu hướng lựa chọn tre bonsai chơi trong dịp Tết.

Me man loat tre bonsai sieu doc choi Tet
 Vốn là loài cây quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam, nhưng ngày nay, cây tre, khóm trúc được các nghệ nhân tạo dáng thành bonsai độc đáo. Ảnh: Facebook