Lỗ 143 tỷ do dự phòng BOT, PIV bị kiểm toán từ chối BCTC

(Vietnamdaily) - PIV có lỗ luỹ kế cuối 2022 lên tới 165 tỷ đồng. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng sinh lời trong tương lai, huy động vốn cũng như khả năng tài trợ vốn cổ phần của các chủ sở hữu.

Báo cáo tài chính 2022 của CTCP PIV (UPCoM: PIV) vừa bị đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Cụ thể, PIV bắt đầu khôi phục kinh doanh và phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ tháng 12/2022 với gần 236 triệu đồng, trong khi giai đoạn 2019-2021 không có doanh thu. Lỗ ròng 2022 tới 143 tỷ đồng.
Do đó, PIV có lỗ luỹ kế cuối 2022 lên tới 165 tỷ đồng. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng sinh lời trong tương lai, khả năng huy động vốn cũng như khả năng tài trợ vốn cổ phần của các chủ sở hữu.
Ngoài ra, tổng số thuế phải nộp tại thời điểm cuối 2022 là 6,7 tỷ đồng. Đây là các khoản thuế đã tồn tại từ những năm trước mà PIV chưa thu xếp tài chính để nộp, do đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh, PIV đã điều chỉnh khoản đầu tư góp vốn tại CTCP Đầu tư BOT Cầu Thái Hà (nắm giữ 7,36%) sang theo dõi ở khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này. Vì vậy, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh của công ty tại thời điểm cuối 2022 tăng số tiền 142 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. 
Chính điều chỉnh này đã khiến tổng tài sản của PIV tại thời điểm cuối 2022 lao dốc hơn 90% về vỏn vẹn hơn 15 tỷ đồng.  
Lo 143 ty do du phong BOT, PIV bi kiem toan tu choi BCTC
 Website PIV
Tuy nhiên theo cập nhật mới nhất tính đến ngày 3/3, PIV đã bán bớt hơn 300 ngàn cổ phiếu BOT Cầu Thái Hà, giảm sở hữu xuống còn hơn 3,9 triệu đơn vị, tỷ lệ 6,6%.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh của BOT Cầu Thái Hà ngày càng bi đát khi lỗ 4 năm liên tiếp từ 2019 đến 2022 khiến lỗ luỹ kế lên hơn 330 tỷ đồng. 
Trên thị trường, cổ phiếu PIV sau bao ngày tháng đứng im tại mức 1.100 đồng/cp thì bất ngờ bật trần trong phiên ngày 3/3 lên 1.200 đồng/cp sau thông tin PIV đã bán bớt vốn khỏi BOT Cầu Thái Hà. 
Còn cổ phiếu BOT thì vẫn đỏ điểm tại mốc 2.800 đồng/cp trong phiên 3/3. Đồng nghĩa với việc PIV thu về khoản gần 900 triệu đồng từ giao dịch này. 
PIV tiền thân là CTCP Tư vấn Dịch vụ tài sản Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2008, sau đó được đổi tên thành CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV. 
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Bộ phận tư vấn thẩm định giá của CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được tách ra thành Công ty CP Thẩm định giá PIV.
Theo đó toàn bộ hoạt động Thẩm định giá của CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được chuyển cho CTCP Thẩm định giá PIV. Đến ngày 20/06/2011, CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được đổi tên thành Công ty cổ phần PIV.
Tuy nhiên hiện trên website PIV cho biết, lĩnh vực hoạt động của công ty là thương mại xuất nhập khẩu, thi công nạo vét đường thuỷ, thiết bị y tế - thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng cầu đường và cung cấp VLXD cho các công trình BOT. 
Đặc biệt, từ quý 4/2022, PIV đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung ngành nghề hoạt động chính là thương mại xe máy điện.

Lỗ nặng 128 tỷ đồng trong 9 tháng, ai đang “nuôi” BOT Cầu Thái Hà?

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính quý 3/2019 của CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) ghi nhận mức lỗ hơn 42 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp này lỗ tới 128 tỷ đồng.

Trước đó, hoạt động kinh doanh của BOT trong năm 2017 và 2018 không ghi nhận doanh thu, lợi nhuận do từ khi thành lập (2014) đến nay, Công ty đang trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án BOT Cầu Thái Hà nên tất cả chi phí liên quan được quyết toán vào tổng mức đầu tư của dự án.

Do đó, BOT sống là nhờ dòng tiền từ cổ đông lớn. Cụ thể, năm 2018 ghi nhận BOT thu về 126 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, năm 2017, nguồn tiền “nuôi sống” doanh nghiệp chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn 176,5 tỷ đồng.

BOT Cầu Thái Hà lỗ quý thứ 7 liên tiếp, áp lực nợ vay khá lớn

(Vietnamdaily) - BOT Cầu Thái Hà tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp khi đi vào hoạt động, bên cạnh đó Công ty còn đang đối mặt với khoản vay dài hạn khá lớn.

CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu giảm 8% về còn gần 6 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán chỉ ghi nhận hơn 3 tỷ đồng nên lãi gộp BOT ghi nhận gần 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp 15 tỷ.

Thêm 3 doanh nghiệp bị "gọi tên" vì chậm trả gốc, lãi trái phiếu

(Vietnamdaily) - Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tiếp tục thông báo về việc nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu.

Trong đó có CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam, theo HNX ngày 28/2 Công ty đã có công bố thông tin về việc chậm thanh toán kỳ lãi thứ 12 và 13 của lô trái phiếu MNRCH2123001.

Theo kế hoạch, kỳ thanh toán lãi thứ 12 vào ngày 15/2/2023 với giá trị gần 1,6 tỷ đồng. Kỳ thanh toán lãi thứ 13 vào ngày 28/2/2023 với số tiền lãi hơn 1,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán, Đất Xanh Miền Nam dự kiến lùi thời gian thanh toán cả hai kỳ lãi này đến 31/3. Bên cạnh đó, công ty cũng đang đàm phán với trái chủ về việc thay đổi kỳ thanh toán từ tháng sang quý.

MNRCH2123001 là lô trái phiếu phát hành ngày 31/12/2021, có kỳ hạn phát hành là 2 năm, đáo hạn vào ngày 31/12/2023, tổng giá trị phát hành 150 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam vốn là công ty con của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, DXS). Trong năm 2022, DXS đã chuyển nhượng thành công hơn 5 triệu cổ phần, tương đương 16% cổ phần có quyền biểu quyết tại Đất Xanh Miền Nam cho đối tác.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2022 của Đất Xanh Services, tỷ lệ sở hữu tại Đất Xanh Miền Nam là 49%, so với 65% tại thời điểm cuối quý 3/2022.

Them 3 doanh nghiep bi
 Thêm nhiều doanh nghiệp trả chậm lãi, gốc trái phiếu.

Ngoài ra, CTCP Đầu tư An Khải Hưng cũng bị bêu tên. Ngày 24/2, Khải Hưng cũng công bố thông tin về việc chậm thanh toán tiền gốc của lô trái phiếu AKHCH2123001.

Cụ thể, ngày 23/2/2023, An Khải Hưng phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu với tổng số tiền là 185,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty chỉ thanh toán được 5,4 tỷ đồng tiền lãi và gần 2 tỷ đồng tiền gốc. Còn gần 178 tỷ đồng tiền gốc chưa thanh toán do chưa thu xếp được nguồn tiền.

Công ty phát hành lô trái phiếu trên vào ngày 23/11/2021 với mệnh giá 180 tỷ đồng tỷ đồng, kỳ hạn 15 tháng (đáo hạn ngày 23/2/2023), lãi suất 12,5%/năm, được lưu ký tại Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí và được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại thửa đất số 1351, 588; tờ bản đồ số 19, địa chỉ phường Trường Thạnh, quận 9, TP HCM thuộc sở hữu của ông Huỳnh Trọng Nghĩa, tổng giám đốc công ty.

Mục đích huy động vốn từ phát hành trái phiếu để thanh toán tiền đặt cọc mua đất tại phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Song song đó, HNX cũng công bố thông tin CTCP Apec Land Huế giải trình về việc chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Cụ thể, công ty Apec Land Huế còn khoản tiền gốc và lãi tổng cộng 368,4 triệu đồng đối với lô trái phiếu HBond 2019.01.05.

Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, phát hành tháng 12/2019 và đáo hạn vào tháng 12/2021. Tổng giá trị lô trái phiếu là 37 tỷ đồng.

Tính đến ngày 21/2/2022, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với hầu hết nhà đầu tư, tỷ lệ 138/139. Tuy nhiên, có 1 nhà đầu tư đang ở nước ngoài nên đến ngày 27/2/2023, công ty vẫn chưa thể thanh toán khoản tiền gốc và lãi 368,4 triệu đồng. Apec Land Huế giải thích việc trả chậm là lý do khách quan đến từ phía nhà đầu tư đang ở nước ngoài, không phải do công ty.

Tháng trước, HNX đã công bố danh sách 54 tổ chức phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi.

Trong đó có nhiều cái tên quen thuộc như Anh ngữ APax, Chứng khoán Tân Việt, Bất động sản Hà An, Điện mặt trời Trung Nam, Hưng Thịnh Invest, Quốc tế Sơn Hà, Tập đoàn Danh Khôi, Đất Xanh miền Nam, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Đầu tư Hải Phát, Địa ốc No Va, Đầu tư An Đông...

Theo thông tin từ HNX, tính từ đầu năm 2023, có hàng chục doanh nghiệp thông báo không thể thanh toán đúng thời hạn các khoản gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp. Phần lớn trong đó là các khoản thanh toán đến hạn vào cuối năm 2022, nhưng vì không thu xếp kịp tiền thanh toán nên doanh nghiệp đã thông báo dời kế hoạch chi trả sang năm 2023.