Liệu có thể phối hợp hai liên minh chống IS?

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích chính trị Vladimir Lepekhin, liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu đang ngày càng xa rời mặt trận chống khủng bố thực sự Nga-Syria.

Nhà phân tích chính trị người Nga Vladimir Lepekhin viết: Trong Thông điệp thường niên đọc trước Hội đồng Liên bang vào Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất xây dựng một Mặt trận chống khủng bố hoạt động trên cơ sở luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Hôm Chủ Nhật (6/12), Tổng thống Mỹ Obama phát biểu trước quốc dân cho biết việc ông đề xuất Quốc hội tăng cường cuộc chiến chống IS.
Lieu co the phoi hop hai lien minh chong IS?
Trong Thông điệp thường niên, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất xây dựng Mặt trận chống khủng bố hoạt động trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thái độ của Nga là quả quyết, còn Mỹ vẫn tiếp tục mập mờ, ngay cả khi các vụ khủng bố đã lan tới lãnh thổ nước này. Điều này làm nảy sinh câu hỏi: Liệu có khả năng phối hợp hành động giữa Mặt trận thống nhất chống khủng bố được nhà lãnh đạo Nga đề cập với liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu?
Mỹ đã tuyên bố thành lập một liên minh chống IS vào tháng 9/2014. Thế nhưng hoạt động rõ rệt nhất của liên minh này là không ngừng kéo dài danh sách "thành viên". Tuy vậy, chưa ai thật sự thấy 65 quốc gia trong liên minh, thậm chí nhiều nước NATO, có mặt trên trận tuyến thực tế chống IS. Một số nước lại đồng thời tiếp tay cho thế lực khủng bố: bằng tiền và nhân lực (như Ả-rập Xê-út và Qatar), bằng vũ khí (Thổ Nhĩ Kỳ), bằng ô dù chính trị (Mỹ). Mục tiêu chính của Mỹ  và một số đồng minh không phải chiến đấu với IS, mà như chính các đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói là quyết định "vấn đề Assad".
Lời kêu gọi của Tổng thống Nga về một mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa khủng bố nên được hiểu như sự cần thiết của liên minh hư cấu dưới sự bảo trợ của Mỹ cần thay đổi triệt để cách tiếp cận hành động. Nếu điều này là không thể thì sẽ phải gây dựng một liên minh khác, một mặt trận bao gồm các nước đang thực sự có mặt trong cuộc chiến chống những phần tử khủng bố và những kẻ đồng lõa.
Nhiều chuyên gia Nga và nước ngoài nhận định rằng ở giai đoạn cuộc chiến thực sự với IS không thể có một liên minh chống khủng bố toàn diện với sự tham gia của Mỹ. Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng Mỹ sẽ tham dự và đứng về phía được cán cân lợi thế nghiêng về (không sớm hơn), đó cũng đúng là lúc sẽ chia chác danh mục đầu tư và lợi ích. Vì vậy, Nga cần bỏ qua các quan điểm của Mỹ và xây dựng mặt trận chống khủng bố dựa trên nguyên tắc hoàn toàn mới: rõ ràng và cởi mở.
Mắt xích chính của mặt trận này là các quốc gia đã chính thức và dứt khoát tham gia cuộc chiến chống khủng bố ủng hộ chính phủ Syria, đất nước đang là trọng tâm của cuộc chiến với IS. Không phải Mỹ mà Syria mới là nước xứng đáng để các thành viên thực sự của mặt trận chống khủng bố hướng tới và liên kết. Hôm nay, đã có Nga và Iran tham gia. Trong tương lai, Iraq và Ai Cập rất có thể khẳng định gia nhập cuộc chiến với những kẻ Hồi giáo cực đoan. Đối tác hiện còn phân vân có Pháp và một số nước châu Âu đã bày tỏ sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa khủng bố. Chuyển động của một loạt quốc gia hướng tới cuộc đấu tranh thực sự với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã bắt đầu và điều đó có nghĩa là sự hình thành mặt trận chống khủng bố như Tổng thống Nga đề xuất không còn xa vời.   
      

Mỹ và phương Tây chống IS hay chống Nga?

Nhật báo Libero (Italy) nhận định rằng phương Tây đã mắc một sai lầm nghiêm trọng trong cuộc chiến chống IS, khi đứng ra bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ “chơi trò hai mặt”.

Trong bài viết đăng trên báo Libero, tác giả Del Pietro cho rằng việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ không đứng về phía Nga trong cuộc chiến chống IS là "một sai lầm nghiêm trọng".
My va phuong Tay chong IS hay chong Nga?
NATO chống IS hay chống Nga?

IS đắc lợi qua việc phiến quân Syria chém giết lẫn nhau

(Kiến Thức) - Phiến quân IS có thể đang lợi dụng tình trạng chém giết lẫn nhau giữa các phe nhóm phiến quân Syria khác để chiếm quyền kiểm soát một số khu vực.

Trong suốt cuộc khủng hoảng Syria, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã hỗ trợ nhiều phe nhóm nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhưng các nhóm phe nổi dậy đang quay ra chém giết lẫn nhau và điều này vô tình khiến cho phiến quân IS đắc lợi.
Mỹ và các nước đồng minh, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, đã cung cấp kho vũ khí khổng lồ cho nhiều nhóm nổi dậy với hy vọng họ sẽ chống lại tổ chức khủng bố IS. Nhưng theo báo cáo từ Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), số vũ khí này được các chiến binh nổi dậy thuộc các nhóm khác nhau sử dụng để đánh nhau, chứ không nhằm vào IS.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ tranh luận về chống khủng bố

(Kiến Thức) - Sau vụ thảm sát ở California, các ứng cử viên tổng thống Mỹ ngày 6/12 tranh luận về cách tốt nhất để chiến đấu chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trả lời phỏng vấn của đài ABC trong chương trình This Week rằng cần phải phát động một "chiến dịch không kích mạnh mẽ hơn nhiều" nhắm vào những mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria. Bà nói rằng Mỹ cần "sự giúp đỡ tốt hơn" những nhóm người Hồi giáo Sunni và người Kurd trên bộ để chiến đấu với quân nổi dậy, nhưng loại trừ việc đem bộ binh Mỹ tới chiến đấu, giống như Tổng thống Barack Obama.
"Tôi nghĩ việc đó sẽ làm cho mọi việc tồi tệ hơn," bà Clinton nói.