Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh

Giao tranh giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia bước sang ngày thứ tư và đây là vụ đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán.

Azerbaijan và người Armenia vùng Nagorno-Karabakh nói đã có các cuộc tấn công từ cả hai phía.

Các cuộc giao tranh đã lan rộng ra ngoài biên giới vùng tự trị, có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện giữa hai nước từng thuộc Liên Xô cũ là Azerbaijan và Armenia.

Lien Hiep Quoc keu goi ngung ban o Nagorno-Karabakh
Một lính pháo binh người Armenia trên chiến trường Nagorno-Karabakh. 

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba, cho biết tại thời điểm này, ông chưa xem xét yêu cầu Nga trợ giúp theo hiệp ước an ninh hậu Xô-viết nhưng không loại trừ việc này.

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Pashinyan nói: “Armenia sẽ đảm bảo an ninh của mình, với sự tham gia của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoặc không”.

Ông nói ông và ông Putin chưa thảo luận về khả năng Nga can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.

Theo Reuters, Nga đã sử dụng CSTO, cùng với Liên minh Kinh tế Á-Âu, một tổ chức khu vực khác tập trung vào thương mại, để gây ảnh hưởng với hầu hết các nước thuộc Liên Xô cũ.

Nagorno-Karabakh là một khu vực ly khai bên trong Azerbaijan nhưng do người Armenia quản lý và được Armenia hỗ trợ. Vùng đất này tách khỏi Azerbaijan trong một cuộc chiến vào những năm 1990 nhưng chưa được bất kỳ quốc gia nào công nhận là một nước cộng hòa độc lập.

Bất kỳ động thái nào liên quan đến một cuộc chiến toàn diện đều có thể kéo theo sự can dự của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là đồng minh thân cận của Azerbaijan.

Hàng chục người bị cho là đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương kể từ khi làn sóng giao tranh mới nổ ra vào Chủ nhật.

Hội đồng Bảo an LHQ đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan ngay lập tức ngừng bắn ở ở Nagorno-Karabakh và khẩn trương nối lại các cuộc đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết khi xung đột có nguy cơ leo thang ra ngoài khu vực.

Tối thứ Ba, cơ quan quyền lực nhất của LHQ đã lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực và ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn của Tổng thư ký Antonio Guterres để nối lại các cuộc đàm phán, theo tin của Guardian.

Trước đó, các nhà lãnh đạo của hai nước đã bác bỏ đề nghị đàm phán hòa bình, cáo buộc lẫn nhau cản trở các cuộc đàm phán.

Trong vụ việc mới nhất, Armenia nói một trong những máy bay chiến đấu của họ đã bị một máy bay chiến đấu của đồng minh Azerbaijan là Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, giết chết phi công. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều phủ nhận.

Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, nói với kênh truyền hình nhà nước Nga Rossia 1 rằng Baku cam kết đàm phán một giải pháp nhưng cáo buộc Armenia cản trở quá trình này. “Thủ tướng Armenia tuyên bố công khai rằng Karabakh từng là một phần của Armenia. Như thế, chúng ta có thể thảo luận về quá trình đàm phán nào? ”, ông Aliyev nói.

Về phần mình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói với đài Rossia 1: “Rất khó để nói về các cuộc đàm phán... khi các hoạt động quân sự cụ thể đang được tiến hành”. Ông nói rằng không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột và kêu gọi một thỏa hiệp.

Toàn cảnh xung đột Azerbaijan và Armenia: Hơn 100 người thương vong

(Kiến Thức) - Cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh cuối tuần qua đã khiến hơn 100 người thương vong.

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong
Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia bùng phát tại vùng Nagorno-Karabakh cuối tuần qua. (Nguồn ảnh: AP/Daily Mail) 

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-2
Theo Al Jazeera, quan chức quốc phòng ở Nagorno-Karabakh ngày 28/9 cho biết, thêm 15 quân nhân thiệt mạng trong cuộc giao tranh đêm qua, nâng tổng số người tử vong trong quân đội của họ lên 32 người.  

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-3
Ngoài ra, Azerbaijan và Armenia đều báo cáo thương vong dân sự. 

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-4
Trước đó, Daily Mail đưa tin, 16 người đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan hôm 27/9. 

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-5
 Tổng thống Azerbaijan thừa nhận, quân đội nước này đã hứng chịu tổn thất trong cuộc giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh.

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-6
 Armenia khẳng định, hai trực thăng Azerbaijan đã bị bắn rơi và 3 xe tăng Azerbaijan trúng pháo, song Bộ Quốc phòng Azerbaijan bác bỏ tuyên bố này.

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-7
 Người đứng đầu khu vực Nagorno-Karabakh, Arayik Harutyunyan, cho biết một số vị trí trong khu vực này đã rơi vào tay Quân đội Azerbaijan trong bối cảnh các cuộc đụng độ mới.

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-8
 Ông cũng cho biết đã có người thiệt mạng và bị thương trong các cuộc đụng độ, gồm cả dân thường và binh sĩ.

Toan canh xung dot Azerbaijan va Armenia: Hon 100 nguoi thuong vong-Hinh-9
 Trước tình hình hiện nay, Armenia và Nagorno-Karabakh đều tuyên bố thiết quân luật và huy động quân đội. Trong khi đó, Azerbaijan đã ban hành lệnh giới nghiêm tại nhiều thành phố lớn.

Khám phá bất ngờ về đất nước Azerbaijan có thể bạn chưa biết

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số điều thú vị về đất nước Azerbaijan có thể bạn chưa biết.

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet
 Azerbaijan có tên chính thức là Cộng hòa Azerbaijan. Nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam. Ảnh: Wikipedia. 

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-2
Diện tích của đất nước Azerbaijan là 86.600 km2, gấp 4 lần xứ Wales. Dân số nước này là khoảng 9,981 triệu người (tính năm 2019). Ảnh: Wikipedia.  

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-3
Kinh tế Azerbaijan chủ yếu dựa vào công nghiệp. Các ngành công nghiệp gồm chế tạo máy, dầu mỏ, dệt may và sản xuất hóa chất,... Ảnh: Wikipedia.  

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-4
 Theo Factcity, ngôn ngữ chính thức của Azerbaijan là tiếng Azerbaijan. Ngoài ra, tiếng Nga cũng được sử dụng tại nước này. Ảnh: FC. 

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-5
 Tuổi thọ trung bình của người dân Azerbaijan là 72. Ảnh: CT.

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-6
 Mùa hè ở Azerbaijan rất ấm áp còn mùa đông thì lạnh và khô. Ảnh: FC. 

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-7
 Người dân Azerbaijan thường uống trà trước bữa ăn. Tuy nhiên, cách thưởng thức trà của họ có chút khác biệt. Họ sẽ dùng trà với mứt hoặc đường. Ảnh: CT. 

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-8
 Theo Telegraph, Azerbaijan có hơn 400 núi lửa bùn - nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ảnh: Getty.

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-9
 Bảo tàng Thảm của Azerbaijan nằm trên bờ biển Baku, được mở cửa vào năm 2014. Trong bảo tàng có hình dáng giống như một tấm thảm khổng lồ cuộn lại này, bạn có thể tìm thấy các loại thảm từ khắp đất nước. Ảnh: Instagram.

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-10
Các cô gái Azerbaijan được dạy đan móc từ nhỏ để chuẩn bị cho việc tham gia cuộc thi truyền thống Seven Beauties, trong đó họ phải đan những đôi tất. Ai đan được đôi đẹp nhất và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. Ảnh: CT.  

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-11
 Người dân Azerbaijan rất coi trọng bánh mì. Nếu làm rơi bánh mì xuống sàn, họ có thể hôn vào bánh như một lời xin lỗi. Ảnh: AN. 

Kham pha bat ngo ve dat nuoc Azerbaijan co the ban chua biet-Hinh-12
Theo quan niệm của người Azerbaijan, việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sẽ giúp đứa trẻ khỏe mạnh, trung thực và dũng cảm hơn. Ngoài ra, móng tay và tóc của trẻ chỉ được cắt sau sinh nhật đầu tiên của chúng. Ảnh minh họa: AZ. 

Mời độc giả xem thêm video về cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia (Nguồn video: Daily Mail)