Lấy phải chồng nghèo

Ai đó từng bảo, sự nghiệp lớn nhất của một người đàn bà là kiếm được một người đàn ông lo được cho mình. Vợ tôi nằm lòng câu đó.

Hôm ấy, trong bàn tiệc có đứa em gái của đồng nghiệp tôi, trẻ tuổi, xinh đẹp. Vợ tôi trầm trồ khen ngợi, tỏ ra vô cùng thân thiện, bảo: “Sau này nhớ gắng lấy chồng giàu nghen em, đừng đem nhan sắc bỏ vô nhà khốn khó, uổng phí lắm!”. Xung quanh mọi người đều cười coi như một câu đùa vui nhất thời. Vợ tôi cũng cười nửa miệng, nhất là khi nhìn thấy mặt tôi tái đi trong nỗi xấu hổ.
Chúng tôi cưới nhau khi còn khá trẻ, gia cảnh hai bên đều nghèo, chẳng thể giúp gì. Vợ tôi lúc ấy nói không sao, mình đều có học thức và nghề nghiệp đàng hoàng, đâu sợ đói, no ấm là vui rồi, cần gì phải sang trọng cảnh vẻ. Không lãng mạn tới mức “một túp lều tranh hai quả tim vàng”, nhưng tôi vững tin rằng, hạnh phúc sẽ ở bên hai vợ chồng.
Thế nhưng, cuộc sống không ai nói trước được điều gì. Tôi đã rất cố gắng làm việc mà dường như may mắn vẫn ở đâu xa lắm. Càng cố gắng lại càng thấy không đủ. Ban ngày tôi đi làm ở cơ quan, tối tranh thủ về “chạy chợ” kiếm thêm, nhưng cảnh nhà vẫn cứ lay lắt tạm bợ. Vợ tôi chỉ có thể nín nhịn làm vui được thời gian ngắn…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chúng tôi sinh con gái đầu lòng, đó cũng là lúc cuộc hôn nhân dần trở thành địa ngục. Con bé quặt quẹo khó nuôi, nay đau mai ốm, tiền thuốc thang sữa tã ngốn hết phần lớn thu nhập còm cõi. Vợ tôi thay đổi rất nhanh. Cô ấy luôn thở dài so sánh hoàn cảnh sống của mình với những cô bạn cùng trang lứa, oán mình không có số hưởng. Sao ai cũng có nhà cửa, xe cộ, điện thoại, túi xách đàng hoàng, mà mỗi tôi lại chẳng có gì? Vì đâu cơ chứ? Tôi có gì không bằng chúng bạn mà phải sống thế này? Coi, nhỏ Thảo lấy được chồng giàu, quà cưới là đôi bông tai hột xoàn “to như cái trứng cút”. Chị đồng nghiệp vừa xấu nết vừa xấu người, vậy mà “câu” được anh chàng hải quan, chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng. Nói đâu xa, con em họ bên dì có chồng lương tháng hơn ngàn đô, tha hồ sắm sửa chưng diện…
Đi khuất thì thôi, về đến nhà là buộc phải nghe “trường ca” của vợ.
Ai đó từng bảo, sự nghiệp lớn nhất của một người đàn bà là kiếm được một người đàn ông có thể lo cho mình. Vợ tôi nằm lòng câu đó. Cô ấy quay sang trách móc về khả năng kiếm tiền của tôi, rằng thu nhập như thế chỉ có chết đói, suốt đời không thể ngóc đầu lên nổi. Ăn còn chưa đủ nói chi đến dành dụm tích cóp. Vợ luôn miệng than về những vất vả khó khăn trong cuộc sống vì lấy phải người chồng không giỏi kiếm tiền như tôi. Đau nhất là cô ấy có lần xa gần rằng, hồi xưa chẳng hiểu sao mà vội vàng kết hôn đến vậy, giờ có hối cũng không kịp. Lúc ấy, tôi đã hết sức kiềm chế để không tung hê mọi thứ…
Tôi nghe riết cũng nhàm, không còn cảm giác tự ái, tức giận nữa. Chỉ có nỗi buồn tràn ngập trong lòng. Tôi biết lỗi do mình vô dụng, nhưng khả năng con người có hạn, hơn nữa, tôi cũng đã hết sức hạn chế chi dùng cho bản thân, lúc nào cũng canh cánh lo làm kiếm tiền mang về. Nghèo quả là cái tội, nhất là khi vợ không thông cảm, động viên mà cứ liên tục xỉa xói, than vãn, trách cứ. Tôi vô cùng mỏi mệt, tất nhiên không tránh khỏi có lúc bực mình. Vậy là cô ấy được thể lu loa lên rằng chồng đã bất tài không lo được cho vợ con, lại còn gây gổ kiếm chuyện.
Cuộc sống như cái vòng luẩn quẩn, bẳn chật khổ sở. Chẳng lẽ đàn bà bây giờ, sức chịu đựng và sự đòi hỏi chỉ quanh quẩn hai chữ vật chất tầm thường, còn mọi giá trị khác của hôn nhân chẳng đáng giá xu nào? Không tiền thì tình cũng khô héo ư? Giá như vợ tôi có thể đồng cam cộng khổ với chồng hơn, dùng sự yên ổn và ấm áp của gia đình để khích lệ chồng, biết đâu, cơ hội đã không vuột qua.

Có tình yêu, dù nghèo vẫn... sướng

Vượt qua cấm đoán

Anh là Cháng A Nhã sinh năm 1985 ở xã Ngam La (Yên Minh, Hà Giang), vợ Nhã là chị Cháng Thị Họp là người xã bên cạnh. Họ yêu nhau từ khi 16 tuổi nhưng cũng từ ngày yêu nhau, cả hai chịu sự cấm đoán quyết liệt từ phía hai gia đình.

Vô ý như… đàn ông

Đàn ông xem những chuyện đại loại như vậy là nhỏ, nhưng phụ nữ lại thấy nó lớn và không “dằn” được sự khó chịu.

Nhiều người hẳn còn nhớ, trong một sự kiện diễn ra tại Nam Phi, ông Tổng thống Mỹ đã hồn nhiên chụp ảnh với bà Thủ tướng Đan Mạch, khiến vợ ông “khó chịu”. Chuyện cho thấy, dù vốn được ngưỡng mộ về sự lịch lãm của một chính khách đẳng cấp, vị tổng thống này vẫn phạm một lỗi cơ bản “rất đàn ông”: thỉnh thoảng vô ý vô tứ trước những chuyện mà họ xem là nhỏ nhặt. Đàn ông xem những chuyện đại loại như vậy là nhỏ, nhưng phụ nữ lại thấy nó lớn và không “dằn” được sự khó chịu.

Trong cuộc sống hàng ngày, kiểu vô ý của đàn ông này xảy ra khá phổ biến. Có đôi vợ chồng đều trạc tuổi 50 vào quán ăn. Ông vui vẻ nói với cô phục vụ chừng đôi mươi: “Em lấy trước cho anh chai bia nhé”. Cô phục vụ: “Dạ, em lấy liền, anh”. Cô lại quay sang bà vợ: “Dạ, cô gọi món giúp con”. Người vợ sa sầm nét mặt, đứng phắt dậy: “Thôi, về, khỏi ăn uống gì nữa”. Ông chồng gãi đầu, chạy theo giải thích: “Tại con bé đó vô ý vô tứ, đã gọi anh là anh rồi mà còn gọi em là cô”. Bà vợ giận dữ: “Anh vô duyên trước thì có. Đã bao nhiêu lần rồi, gặp mấy cô gái trẻ, cứ anh với em. Anh xưng là anh thì được, chứ làm sao tôi xưng là chị với con bé kia? Cái tật không bỏ”. Người chồng hài hước để xoa dịu: “Rút kinh nghiệm, lần sau vào quán, anh sẽ bảo “cháu - em cho chú - anh một chai bia”. Vợ bật cười, nhưng bữa tối coi như đã hỏng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Một câu chuyện khác. Tiệc cưới, người chồng xăng xái gắp đồ ăn cho những người phụ nữ trong bàn, rồi xới qua xới lại đĩa gà luộc để tìm miếng đùi gà cho vợ. Người vợ trừng mắt nhìn chồng. “Sao vậy em?”- Chồng ghé tai hỏi nhỏ. Vợ rít thầm: “Anh vô duyên quá, gắp đùi gà cho em, người ta nghĩ sao? Em là kẻ phàm ăn tục uống à?”. 

Chồng không nhận khuyết điểm: “Anh biết em thích miếng đùi mới tìm cho em, em quá đáng với anh đó nha, để ý từng ly từng tí vậy?”. Mất hứng, vợ đòi về sớm, chồng cũng đứng dậy luôn. Suốt quãng đường về, người vợ xâu chuỗi thêm một danh sách dài những lần chồng vô ý. Nào là giữa đám đông, đang đứng cạnh vợ mà chồng sốt sắng làm quen, cười nói vui vẻ với một người phụ nữ khác; gặp phụ nữ lạ thì lăng xăng kéo ghế, trong khi chẳng bao giờ kéo ghế cho vợ; rồi chuyện không biết giữ khoảng cách cần thiết với các cô em họ bên nhà vợ trong những lần đi ăn đám giỗ... Càng nghe, anh chồng càng tự ái. Theo như cách “quy kết” của vợ, thì anh quá vô duyên. Anh cố gắng giữ không phản ứng lại. Chỉ đến khi vợ bật ra một câu, anh mới thực sự thấm: “Ngày mới quen nhau, em thấy anh ý tứ, biết trước biết sau lắm. Nhưng, khi đã là vợ chồng, anh vô tư không tả hết. Anh nghĩ, đằng nào em cũng là vợ rồi nên không cần giữ ý, không cần lấy lòng nữa phải không?”. Nói đến đây, cô vợ khóc.

Liệu có thể thay đổi sự “vô tâm vô tính” của đàn ông không? Nhiều nhà tâm lý đã chứng minh: đàn ông thì đại cương, đàn bà thì chi tiết. Đặc tính nghĩ xa, nghĩ rộng, nhìn bao quát của đàn ông dễ khiến họ xem nhẹ tiểu tiết. Mà để đảm bảo được sự tinh tế, ý tứ “trên từng cây số”, đàn ông phải để ý đến từng chuyện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, bản tính kỹ lưỡng của đàn bà khiến họ liên tục nhận thấy sự vô ý của đàn ông, và thường xuyên bực bội với điều đó. Có lẽ, khó mà thay đổi triệt để được thực tế này.

Nếu một bên cứ xem nhẹ mọi chuyện, bên còn lại mãi theo xu hướng trầm trọng hóa vấn đề, sự tôn trọng dành cho nhau chắc chắn sẽ dần mai một. Một số phụ nữ đã tự tìm cách hóa giải nỗi bực tức bằng cách chấp nhận thực tế theo kiểu: “Ổng vô tâm vậy đó, hơi đâu mà để bụng”.

“Đàn ông nông nổi giếng khơi”, những vô ý vụn vặt ấy thường khiến họ mất điểm bước đầu, nhưng nếu phụ nữ hiểu được điều đó mà bỏ qua, sẽ “khai thác” được sự quan tâm có chiều sâu sau đó. Nói nôm na là họ chỉ sơ ý quên lãng nhiệm vụ với bà xã thôi. Bằng chứng là khi bị vợ khó chịu về sự vô ý ấy, người đàn ông tìm ngay cách để lấy lại lòng tin yêu của vợ đó thôi. Đàn ông dễ làm phật lòng phụ nữ, nhưng lại cũng rất biết cách khiến phụ nữ nhanh chóng nở nụ cười trở lại. Có chị thử chiếc váy mới để đi dự tiệc, nhờ chồng nhận xét. Anh chồng vừa xem ti vi, vừa lơ đễnh buông một câu: “Nhìn như trẻ con, chả khác nhân vật trong phim hoạt hình”. Vợ cau mày. Biết mình nói hớ, anh chữa cháy ngay: “Nói chơi vậy thôi, chứ em mặc váy này đẹp như một nàng công chúa ấy”. Vừa nói, anh vừa đứng lên xăng xái giúp vợ chuẩn bị đồ đạc, dắt xe ra cho vợ. Nếu người vợ cứ chấp nhặt, sẽ “ghim” câu nói vô tâm của chồng, rồi ghét hờn, không thèm để ý đến những hành động chuộc lỗi dễ thương của chồng nữa.

Thế nhưng, bắt đàn bà không chấp nhặt cũng khó chẳng kém bắt đàn ông luôn phải tập trung để không sơ sẩy, vô ý. Xem ra, chỉ còn cách là cả hai phía tập chấp nhận “lỗi tạo hóa” của nhau để nhìn vấn đề nhẹ nhàng hơn.

Muốn nói thật, sợ hiểu lầm

(Kiến Thức) - Cô ấy luôn miệng kể cho em nghe về bạn trai, khen cậu ấy là một người tuyệt vời, rằng cô ấy thật may mắn đã gặp được một người như cậu ấy.

Mỗi lần nghe cô ấy nói vậy em thấy rất khó chịu, bức bối trong người vì em biết cậu ta không hề được như vậy. Em quen cậu ta trước cô ấy, với những gì đã trải nghiệm thì hiểu cậu ta hoàn toàn không tốt đẹp như những gì cô ấy nghĩ. 
Cô ấy luôn miệng kể cho em nghe về bạn trai, khen cậu ấy là một người tuyệt vời, rằng cô ấy thật may mắn đã gặp được một người như cậu ấy. Mỗi lần nghe cô ấy nói vậy em thấy rất khó chịu, bức bối trong người vì em biết cậu ta không hề được như vậy. Em quen cậu ta trước cô ấy, với những gì đã trải nghiệm thì hiểu cậu ta hoàn toàn không tốt đẹp như những gì cô ấy nghĩ. Cậu ta từng có thời gian dài yêu đương chơi bời, phụ bạc cả người có thai với cậu ta.