Lầu Năm Góc nêu chiến lược đối phó "mối đe dọa" quân sự từ Trung Quốc

Lầu Năm Góc nêu chiến lược đối phó "mối đe dọa" quân sự từ Trung Quốc

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhưng khẳng định Mỹ sẽ vẫn duy trì ưu thế nhờ vào công nghệ quân sự.

Lầu Năm Góc đặt mục tiêu chế tạo hàng loạt UAV và các vũ khí tấn công tự động.

Lầu Năm Góc sẽ triển khai hàng ngàn máy bay không người lái (UAV) và các thiết bị quân sự công nghệ cao trong hai năm tới, với mục tiêu xây dựng "hệ thống vũ khí tấn công tự động" để đối phó ưu thế của Trung Quốc về số lượng vũ khí và nhân lực, quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói, theo đài Al-Jazeera của Qatar.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks đưa ra tuyên bố tại một hội nghị về công nghệ quân sự diễn ra ở thủ đô Wahington, DC vào ngày 28/8.

Bà Hicks nói về tầm quan trọng của việc “bắt buộc phải đổi mới” trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ mô tả Trung Quốc rất khác so với các quốc gia đối thủ mà Mỹ từng đương đầu trong quá khứ.

"Trong khi quân đội Mỹ tham gia chiến đấu trong 20 năm ở Iraq và Afghanistan, Trung Quốc đã tập trung xây dựng lực lượng quân đội hiện đại, làm giảm ưu thế mà Mỹ đã tạo lập trong hàng thập kỷ", bà Hicks phát biểu tại hội nghị.

Trong bài phát biểu nhấn mạnh quan điểm của Mỹ về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, bà Hicks nói Washington sẽ dựa vào "khả năng làm chủ trong chiến tranh tương lai" để tiếp tục tạo ra ưu thế.

"Ưu thế của Trung Quốc là số lượng. Họ có rất nhiều tàu chiến, rất nhiều tên lửa, vũ khí và có nguồn nhân lực đáng kể", bà Hicks nói.

"Chúng tôi đối phó với Trung Quốc theo cách riêng. Mục tiêu của chúng tôi là chế tạo hàng loạt UAV và vũ khí tấn công tự động, triển khai hàng ngàn thiết bị vũ khí như vậy trong 18 - 24 tháng tới".

Theo bà Hicks, các vũ khí tấn công tự động và UAV sẽ đóng vai quan trọng trong môi trường chiến tranh tương lai nhờ chi phí sản xuất rẻ và "giúp giảm bớt thương vong ở tuyến đầu".

"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc luôn phải cân nhắc thiệt hơn nếu đối đầu quân sự với Mỹ. Điều đó không chỉ bây giờ, mà còn trong tương lai, từ nay đến năm 2027, từ nay đến năm 2035 và xa hơn thế nữa", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.

Tháng 10/2022, Lầu Năm Góc coi Trung Quốc tạo ra "thách thức ngày càng gia tăng" và việc tăng cường năng lực răn đe Bắc Kinh là cần thiết.

Washington đặc biệt quan ngại năng lực của Trung Quốc trong việc "tái định hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" và quan ngại việc Trung Quốc đặt mục tiêu thống nhất đảo Đài Loan.

Miền Bắc và Hà Nội sắp lạnh thấu xương, băng giá xuất hiện

Dự báo thời tiết hôm nay đến hết ngày 14/1, khắp Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ xảy ra rét đậm, vùng núi rét hại và băng giá.

Mời độc giả xem clip "Dự báo thời tiết hôm nay": (Nguồn Truyền hình Nhân dân)
Theo dự báo thời tiết hôm nay của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, đêm nay tới rạng sáng ngày mai, bộ phận không khí lạnh cực mạnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta, sau đó dồn sâu xuống các tỉnh Trung Bộ khi liên tiếp được tăng cường vào các ngày kế tiếp.

Bamboo Airways 'sinh sau đẻ muộn', dính 'bão' Covid-19... gặp khó thêm khó?

(VietnamDaily) - Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, dính “bão” Covid-19 gặp thêm khó khăn nhưng hãng hàng không Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết vẫn có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng ở cả thị trường nội và ngoại địa.

Ngành hàng không Việt Nam đang bị điêu đứng, thiệt hại lên đến hai con số là do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh virus Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này buộc hầu hết các hãng hàng không trong nước phải giảm tần suất khai thác, hủy chuyến hoặc ngừng khai thác bay giữa Việt Nam đến thành phố của các nước đang có ổ dịch Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại do vắng khách.
Bamboo Airways “sinh sau de muon”, dinh “bao” Covid-19... gap kho them kho?
 Bamboo Airways hiện chưa khai thác đường bay nào đến Trung Quốc đại lục.
Trong khi, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ “phá sản”, thì hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng.