Lật tẩy thủ đoạn che đậy thảm sát Mỹ Lai của Nixon

Tổng thống Mỹ Nixon đã chỉ đạo sử dụng "những thủ đoạn bẩn thỉu" để che giấu sự thật thảm sát Mỹ Lai với công chúng Mỹ.

Tháng 11/1969, hơn một năm từ khi vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai diễn ra, báo chí Mỹ mới đồng loạt đưa tin về sự việc cùng những hình ảnh nạn nhân bị giết hại kinh hoàng. Vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai diễn ra dưới thời tổng thống Lyndon Johnson nhưng người kế nhiệm Richard Nixon phải nỗ lực giảm thiểu hậu quả vì sự việc có thể tác động đến uy tín của chính quyền mới.
Theo New York Post, tổng thống Nixon đã thành lập một "nhóm chuyên trách Mỹ Lai" gồm các chuyên viên quân sự, chính trị và tuyên truyền. Những cộng sự thân tín của tổng thống Nixon gồm chánh văn phòng Nhà Trắng khi đó, ông H.R. Bob Halderman; liên lạc viên với quốc hội, Franklyn Lyn Nofziger; cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger...
3 nhân vật tâm điểm trong các phiên tòa xét xử vụ thảm sát Mỹ Lai: (từ trái qua): "Người hùng" Hugh Thompson, Tổng thống Richard Nixon và trung úy William Calley, quân nhân duy nhất bị kết tội giết hại thường dân ở thôn Mỹ Lai. Ảnh: New York Post.
3 nhân vật tâm điểm trong các phiên tòa xét xử vụ thảm sát Mỹ Lai: (từ trái qua): "Người hùng" Hugh Thompson, Tổng thống Richard Nixon và trung úy William Calley, quân nhân duy nhất bị kết tội giết hại thường dân ở thôn Mỹ Lai. Ảnh: New York Post.  
Những tài liệu lưu trữ trong thư viện cho thấy Nhà Trắng âm mưu che đậy sự thật vụ thảm sát Mỹ Lai đối với dư luận Mỹ, đồng thời phá hoại các phiên tòa quân sự muốn luận tội những binh sĩ trực tiếp giết hại người dân Việt Nam. Phần lớn các tài liệu đều là ghi chú chép tay về nội dung cuộc họp giữa tổng thống Nixon với ông Halderman, theo trang CBS News.
Một tài liệu do Halderman ghi chép vội trong cuộc họp ngày 1/12/1969 (tức gần 2 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai) vạch ra danh sách những việc cần làm để đối phó với thảm họa truyền thông lớn nhất bấy giờ của chính quyền Nixon.
Một trong những chỉ đạo đầu tiên của Nixon là giảm thiểu tổn hại đối với uy tín quân đội. Nội dung Nixon đề cập gồm "các thủ đoạn bẩn thỉu" và "làm mất uy tín các nhân chứng" để "tiếp tục giải quyết sự cố". "Chúng ta có thể nhờ cậy một hoặc hai thượng nghị sĩ", ông Nixon nói.
"Các ghi chú của Halderman là một bằng chứng quan trọng cho thấy tổng thống Nixon đã can thiệp vào phiên tòa truy cứu tội ác chiến tranh của binh sĩ Mỹ", Ken Hughes, nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia, nhận định.
Lat tay thu doan che day tham sat My Lai cua Nixon-Hinh-2
 Ghi ghép tay về chỉ đạo của tổng thống Nixon để che đậy sự thật vụ thảm sát ở Mỹ Lai, đề cập đến "các thủ đoạn bẩn" và "hạ uy tín nhân chứng". Ảnh: CBS. 
Thủ đoạn bẩn thỉu
Mendel Rivers, chủ tịch Ủy ban quân lực tại Hạ viện Mỹ khi đó, là một trong những đồng minh thân thiết của tổng thống Nixon. Ông là người phản đối kịch liệt việc truy tội binh sĩ Mỹ trong vụ thảm sát Mỹ Lai.
Rivers đã thành lập một tiểu ban điều tra trực thuộc ủy ban do chính ông phụ trách. Việc thành lập ủy ban nhằm điều tra độc lập những cáo buộc tội trạng "diệt chủng" mà lính Mỹ gây ra. Tuy nhiên, mục đích thực sự chính là ngầm phá hoại các phiên tòa quân sự muốn kết tội các bị cáo.
Quân đội cũng tự tiến hành điều tra riêng, họ không ngừng phàn nàn về sự can thiệp không phù hợp từ quốc hội.
Theo New York Post, tiểu ban của ông Rivers đã sử dụng quyền hạn để thu giữ toàn bộ lời khai từ các binh sĩ biết về vụ thảm sát, sau đó bí mật giấu nhẹm các bằng chứng quan trọng này. Họ không chia sẻ bằng chứng với giới công tố và các luật sư.
Một trường hợp đã không thể tiếp tục xét xử vì sự can thiệp của tiểu ban. Đại tá William Eckhardt, một trong những công tố viên của tòa án quân sự, nói: "Hebert và Rivers cho rằng các phiên tòa quân sự gây phương hại đến lợi ích của Mỹ. Do vậy họ nỗ lực phá hoại chúng".
Bộ trưởng Lục quân bấy giờ, ông Stanley Resor, hoàn toàn biết rõ về những hành động của ông Rivers. Stanley phản đối mạnh mẽ rằng họ đang phá hoại hệ thống tư pháp của quân đội.
Khi chắc chắn Rivers sẽ tiếp tục can thiệp vào những phiên tòa sắp tới, ông Stanley viết 3 lá thư gửi F. Edward Hebert, đồng chủ tịch tiểu ban điều tra với Rivers, để yêu cầu Hebert tạm ngưng các phiên điều trần đến khi những phiên tòa của quân đội kết thúc. Hebert hiển nhiên không đáp lại đề nghị này.
Đây là tình tiết gây tranh cãi trong giới nghiên cứu sử tại Mỹ, rằng liệu hành động này có phải là "thủ đoạn bẩn thỉu" mà Nixon đề cập với Halderman trong cuộc họp cuối năm 1969 hay không. Nhà sử học Ken Hughes cho rằng, bối cảnh lịch sử khi đó khiến những nghi vấn trở nên thuyết phục. Ông Ken nhận định vụ thảm sát Mỹ Lai là "mối đe dọa chính trị đối với Nixon".
Làm giảm uy tín nhân chứng
Theo các chuyên gia sử học, "nhân chứng" mà Nixon muốn nhắm tới là hai quân nhân Hugh Thompson và Larry Colburn. Họ là hai thành viên còn sống sau nhiệm vụ trinh sát từ một trực thăng Mỹ, cũng là nhân chứng của toàn bộ quá trình thảm sát ở thôn Mỹ Lai vào tháng 3/1968.
Nếu không nhờ nỗ lực giải cứu người dân Việt Nam của các phi công Mỹ, số nạn nhân thiệt mạng có thể còn cao hơn nhiều. Khi về nước, Thompson và Colburn đều kể rằng họ vô cùng kinh hoàng khi chứng kiến những đồng đội giết hại thường dân không tấc sắt trong tay. Năm 1998, 30 năm sau vụ thảm sát, chính phủ Mỹ mới ghi nhận công lao của các phi công.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu về nước, Thompson và Colburn không xuất hiện như những người hùng. Trang CBS cho biết chính phủ Mỹ rêu rao về họ như những kẻ phản bội.
Một trong những "đòn" mà Rivers nhằm vào nhân chứng Thompson là cố gắng quy tội ngược cho ông. Theo đại tá Eckhardt, Rivers cố gắng hạ uy tín Thompson bằng việc bắt ông phải ra hầu tòa quân sự vì cáo buộc ông đe dọa đến tính mạng của đồng đội khi cố gắng ngăn chặn chiến dịch của lính Mỹ.
Ông Trent Angers, tác giả cuốn "Những anh hùng bị lãng quên trong vụ Mỹ Lai", cho biết ông Rivers và Hebert tiếp tục ém nhẹm lời khai của Thompson để phá hoại phiên tòa.
Một trong những thủ đoạn của Rivers và Hebert là gây sức ép lên Thompson để buộc ông phải thừa nhận việc chỉ đạo chiến sĩ pháo thủ nhằm vào mục tiêu là một lính Mỹ để ngăn cản anh ta giết người dân tại Mỹ Lai. Tuy nhiên, Thompson đã chứng tỏ ông là một "nhân chứng chuyên nghiệp" khi liên tục khẳng định quan điểm chống lại việc thảm sát người dân.
Sau khi những phiên tòa quân sự kết thúc, duy nhất trung úy William Calley phải nhận hình phạt vì tội giết hại 22 thường dân. Hơn 20 bị cáo còn lại được trắng án. Mức án của Calley là tù chung thân, nhưng nhờ sự can thiệp của tổng thống Nixon nên ông này chỉ phải chịu 3 năm giam lỏng tại gia.
Vào thời điểm trung úy William Calley bị kết tội, tỷ lệ ủng hộ của Nixon cũng giảm tới 10 điểm.
Hai phi công Thompson và Colburn vẫn duy trì liên lạc và mối quan hệ bạn bè sau khi về nước. Thompson qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2006. Ông Colburn đã ở bên Thompson trong những phút cuối. Colburn không hối hận vì đã giúp đỡ những người Việt bị thương do hành động của đồng đội, dù ông phải đối mặt với nhiều khó khăn khi trở về quê hương.

Sự thật về 7 tuyệt sắc giai nhân của Tôn Quyền

(Kiến Thức) - Cả đời Tôn Quyền có 7 vị phu nhân, có người xuất thân con nhà danh giá, có người là quả phụ, nhưng đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. 

Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen
 Cả đời Tôn Quyền có 7 vị phu nhân, có người xuất thân con nhà danh giá, có người là quả phụ thậm chí có người vốn là quan nô trong cung. Bảy người mỗi người một vẻ nhưng đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Ngôi cao hoàng hậu chỉ có một người, giai nhân nơi hậu cung nhiều không kể xiết vì thế cuộc chiến nơi thâm cung lúc nào cũng rất vô tình thảm khốc.
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-2
 Vị phu nhân đầu tiên họ Tạ là con gái một gia thế tại huyện Sơn Âm, quận Kê, nhan sắc và thiên chất của nàng nổi tiếng Giang Đông nên được coi là môn đăng hộ đối với nhà Tôn gia. Chủ trì cho cuộc hôn nhân này chính là mẹ của Tôn Quyền Ngô Thái phu nhân. Nhưng không may Tạ phu nhân qua đời quá sớm khi chưa kịp sinh quý tử cho Tôn gia. Cái chết của Tạ phi nhân chính là do sự sủng ái của Tôn Quyền  dành Từ phu nhân nên nàng  bị ghẻ lạnh ấm ức mà chết.
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-3
Vị phu nhân thứ 2 là Từ phu nhân người huyện Phú Xuân, Ngô quận. Cha của nàng là Từ Côn, là danh gia vọng tộc quận Ngô, từng cùng Tôn Kiên, Tôn Sách Nam chinh Bắc phạt, sau này chết trận trong khi chinh phạt Hoàng Tổ.  Khi Tôn Quyền quyết định lập người con gái này làm phu nhân đã gặp rất nhiều trắc trở, bởi vì vấp phải sự phản đối của hầu hết các đại thần trong triều. Đầu tiên, thân phận của hai người không phải, nàng là cháu gái của cô mẫu Tôn Quyền cũng có nghĩa Tôn Quyền là biểu thúc (chú họ) của nàng vì thế là họ hàng cận huyết. Nhưng đây không phải là trở ngại lớn nhất mà nếu lấy nàng thì khi họ hàng thân thích gặp nhau phải xưng hô thế nào. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-4
 Hơn nữa nàng là quả phụ, chồng của nàng vốn là Lục Thượng, chính là cháu trai của Lục Khang bị Tôn Sách bức tức mà chết. Sau khi Lục Thượng mất, Tôn Quyền từng nghe đến sắc đẹp của nàng từ lâu nên vội vàng phái người đón nàng về cung. Đám quần thần trong triều đã nổ ra vụ tranh cãi nảy lửa vì sao lại lấy một quả phụ. Nhưng Tôn Quyền cũng không vừa, để có thể chiến thắng "trận chiến" này, trong triều có đại thần tên Trương Chiêu phản đối mạnh mẽ nhất nên bèn nghĩ cách điều ông ta ra ngoài lo việc, khi ông ta trở về thì Tôn Quyền đã cưới xong Từ phu nhân. Lúc này gạo đã nấu thành cơm Trương Chiêu chỉ còn cách ấm ức trong lòng.
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-5
Vượt qua rất nhiều trở ngại mới cưới được người trong mộng nhưng tiếc rằng cuộc hôn nhân này lại không hạnh phúc. Từ phu nhân là người ghen tuông đố kỵ, đầu tiên là bức chết Tạ phu nhân, rồi không cho Tôn Quyền được gần gũi ai. Dần dần Tôn Quyền cũng không chịu nổi tính ghen tuông  của nàng, không lâu sau Bộ phu nhân tiến cung, Từ phu nhân bị lạnh nhạt Tôn Quyền cho nàng đến Ngô quận (này là Tô Châu) sống ở đó mấy chục năm và không muốn gặp mặt nàng. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-6
Vì nàng đã từng nuôi dưỡng thái tử Tôn Đăng cho nên thái tử luôn thỉnh cầu Tôn Quyền đưa nàng quay trở về Kiến Khang. Các đại thần cũng thỉnh cầu Tôn Quyền lập Từ phu nhân làm hoàng hậu.Nhưng Tôn Quyền không đồng ý vì người ông đang sủng ái chính là Bộ phu nhân. Trái ngược hẳn với Từ phu nhân, Bộ phu nhân vừa đẹp lại không ghen tuông ích kỉ, ưu điểm lớn nhất của nàng là thường xuyên tiến cử gái đẹp cho Tôn Quyền. Tôn Quyền thấy nàng là người độ lượng, tấm lòng bao dung không hẹp hòi thì lại càng yêu quý nàng. Tuy chỉ sinh cho Tôn Quyền hai nàng công chúa là Tôn Lỗ Ban, Tôn Lỗ Dục nhưng ông coi như minh châu, bảo bối và yêu thương hết mực.
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-7
Tôn Quyền luôn luôn tìm cách lập nàng làm hoàng hậu nhưng việc này vô cùng khó khăn bởi vì không chỉ vấp phải sự phản đối của tất cả các đại thần mà còn có cả thái tử. Hơn nữa nàng lại không có con trai nên không có lý do để lập hoàng hậu. Nàng tiến cung sau, theo quy định phải lập Từ phu nhân làm hoàng hậu. Vì muốn thể hiện tấm chân tình mà mình dành cho Bộ phu nhân ông ta cũng cương quyết từ chối yêu cầu của đám quần thần, việc lập hậu cứ thế mà kéo dài  đến 10 mấy năm cho đến khi Bộ phu nhân qua đời. Tôn Quyền vô cùng đau lòng nên đã truy phong cho nàng làm hoàng hậu. Tấm chân tình của Tôn Quyền đã  lay động được tất cả các đại thần nên tất cả đều thông qua. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-8
Vị phu nhân thứ 4 là Viên thị, con gái của Viên Thuật. Sau khi Viên Thuật bại trận chết, nàng vốn có nhan sắc nên được Tôn Quyền đưa vào cung. Nàng vốn đẹp như trăng lại đức hạnh nhưng tiếc rằng nàng không có con, Tôn Quyền đã từng muốn lập nàng làm hoàng hậu nhưng nàng biết mình không thể có con nên đã từ chối. Tôn Quyền còn có một phu nhân nữa tên là Vương phu nhân là người quận Lang Từ, bà chính là mẹ đẻ của thái tử bị phế truất Tôn Hòa vì thế mà buồn rầu mà chết. Ngoài ra còn có một vị Vương phu nhân người quận Nam Dương cũng sinh được một con trai tên Tôn Hưu và sau này trở thành hoàng đế. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-9
Nhưng vị phu nhân nổi tiếng nhất cũng chính là vị hoàng hậu duy nhất của Tôn Quyền là Phan thị - mẹ đẻ của Tôn Lượng. Phan thị là người Hội Kê, cuộc đời nàng cũng rất bi thương. Do cha phạm pháp nên bị xử tội chết, nàng và chị gái chịu hình phạt trở thành cung nô, bị chia đến “phòng dệt” của hoàng cung. Hàng ngày vất vả dệt vải đan áo. Nhưng lạ thay, Phan thị càng lớn càng đẹp nghiêng nước nghiêng thành, mấy trăm cung nữ cùng sống trong cung với nàng đều không dám giao thiệp với nàng mà chỉ ngưỡng mộ từ xa bởi vì mọi người đều nói rằng nàng là tiên nữ giáng trần chứ không phải người phàm. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-10
 Có thuyết cho rằng, trong một lần Tôn Quyền rảnh rỗi dạo qua phòng dệt nhìn thấy Phan thị và bị sắc đẹp của nàng mê mẩn vội vàng triệu vào cung. Có cách giải thích khác cho rằng lời đồn đại về nàng lan xa đến tai Tôn Quyền, vì tò mò nên đã cho người đến vẽ tranh Phan thị. Vì nỗi buồn chất chứa trong lòng nên nét mặt nàng đầy u sầu, tranh vẽ như thật nên vừa nhìn thấy đã vô cùng kinh ngạc, nàng buồn rầu mà còn đẹp thế huống hồ lúc nàng vui sẽ thế nào vì thế vội vã cho triệu vào cung. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-11
Sau mấy mùa xuân, Phan thị hạ sinh cho Tôn Quyền một hoàng tử tên Tôn Lượng sau được lập là thái tử. Phan thị được lập làm hoàng hậu, nàng trở thành vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống. Vốn cũng là phận nữ nhi nên không tránh được ghen tuông đố kị. Tôn Quyền tuổi cao sức yếu hầu như việc gì cũng thuận theo ý nàng. Vì được được sủng ái nên càng kiêu ngạo, Tôn Quyền càng bệnh nặng càng vui mừng vì con trai có thể sớm đăng cơ hoàng vị. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-12
Vốn xuất thân hèn kém, lại không được học hành, không được đọc sách thách hiền nên dù có làm đến hoàng hậu thì tiếc rằng cũng không có khí chất của con nhà khuê tú. Nói đúng ra nàng chỉ là một mỹ nhân hung hãn, độc ác. Từ ngày được sủng ái, Phan hoàng hậu đối xử rất tàn bạo với đám cung nữ trong cung. Đám cung nữ suốt ngày sống trong lo sợ. Bọn họ lo lắng nếu một ngày Tôn Lượng đăng cơ trở thành hoàng thái hậu thì bà ta càng tàn bạo, ắt phận cung nữ sẽ chết không có đất mà chôn. 
Su that ve 7 tuyet sac giai nhan cua Ton Quyen-Hinh-13
Thế là một người, hai người rồi tất cả mọi người hợp sức dùng vải bông thắt cổ bà ta đến chết, kết thúc một đời truyền kì của Phan hoàng hậu. Phan hoàng hậu sống bên Tôn Quyền gần 10 năm. Cái chết của bà ta là cú đánh cuối cùng vào Tôn Quyền đã già yếu bệnh tật, chỉ vài tháng sau Tôn Quyền cũng bị bệnh mà chết. 

Thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước, cả gia đình 6 người bị giết

(Kiến Thức) - Một vụ thảm sát kinh hoàng tại Bình Phước vừa xảy ra rạng sáng nay khiến 6 người trong một gia đình tử vong.

Theo thông tin ban đầu, vào rạng sáng 7/7, tại trụ sở Công ty chế biến gỗ Quốc Anh (xã Minh Hưng, Huyện Chơn Thành, Bình Phước), nhiều người phát hiện cả gia đình 6 người bị sát hại gồm ông Lê Văn Mỹ (SN 1967); vợ ông Mỹ là Nguyễn Thị Ánh Nga (SN 1971); con trai Lê Quốc Anh (SN 2000), con gái Lê Ánh Linh (SN 1993); 2 cháu họ là Dư Ngọc Tố Như (SN 1997) và Dư Minh Vĩnh (SN 2001) bị trói tay, giết chết thảm hại. Một cháu bé được phát hiện chỉ bị xây xát nhẹ, hiện chưa xác định danh tính và mối quan hệ với nạn nhân.
Nhận tin báo, Công an tỉnh Bình Phước đã nhanh chóng có mặt để bảo vệ hiện trường, đoàn điều tra của Bộ Công an cũng đã đến nơi xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng tại Bình Phước để thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường và điều tra thủ phạm.