Lắp chung 1 điều hoà cho 2 phòng ngủ để tiết kiệm điện: "Liệu có hiệu quả?"

Cách lắp đặt điều hòa kỳ lạ kiểu 'chia đôi hạnh phúc' này được nhiều người quan tâm trước hết vì sự sáng tạo của chủ nhà.

Đây không phải là một hình ảnh của một vụ hỏng hóc điều hòa hay do 1 anh công nhân sửa tắc trách nào đó khiến tình trạng lơ lửng mỗi bên một nửa này đâu. Mà đây là một cách làm được cho là sáng tạo của chủ nhà trong mùa hè.

Cụ thể, vì hóa đơn tiền điện tăng cao do thường xuyên sử dụng điều hòa nên chủ nhân của hai căn phòng này đã nghĩ ra cách "phối kết hợp" anh tôi cưa đôi hạnh phúc với chiếc điều hòa để hai bên cùng mát mà tiền điện thì chỉ mất cho 1 chiếc điều hòa thôi.

Lap chung 1 dieu hoa cho 2 phong ngu de tiet kiem dien:
Gia chủ vì muốn tiết kiệm tiền điện mà thiết kế sáng tạo chia đôi chiếc điều hòa cho cả hai không gian phòng.
Lap chung 1 dieu hoa cho 2 phong ngu de tiet kiem dien:
 Một nửa nằm ở phòng bên này, một nửa sẽ ở phòng bên kia.
Lap chung 1 dieu hoa cho 2 phong ngu de tiet kiem dien:

Tương tự, trước đây cũng đã có một gia đình ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc lắp đặt điều hòa kiểu như vậy để mát hai phòng cùng một lúc gây xôn xao trên mạng. Nguồn video: South China Morning Post.

Cách lắp điều hòa độc đáo này không phải chỉ để cho sáng tạo và đẹp thôi đâu. Mục đích cuối cùng là để tiết kiệm tiền điện tối đa trong mùa nóng.

Tuy nhiên nếu phân tích kỹ lưỡng ra thì hai vị chủ nhà trên đây đang làm một công việc tốn nhiều công sức nhưng thực chất lại chẳng đem lại hiệu quả gì nhiều, thậm chí còn gây mất mỹ quan cho cả không gian sống hai bên.

Cùng phân tích thật chi tiết cái chưa được mà hai vị chủ nhà ở đây đã "công cốc" là gì?

1. Công suất điều hòa

Nếu làm mát hai căn phòng một lúc bằng cách chia như trên thì bạn phải sử dụng chiếc điều hòa có công suất phù hợp với tổng thể tích của 2 căn phòng. Như vậy mới có thể đảm bảo khả năng làm mát và tiết kiệm điện.

Ví dụ:Căn phòng A và B có tổng thể tích 70 mét khối sẽ cần chiếc điều hòa có công suất 18.000BTU để làm mát. Cách tốt nhất là mua 2 chiếc điều hòa công suất 9000BTU để lắp riêng ở 2 phòng. Tổng 2 chiếc 9000BTU giá còn rẻ hơn cả 1 chiếc 18000BTU mà hiệu quả làm mát chắc chắn tốt hơn.

Còn nếu lắp chia đôi như trên mà điều hòa có công suất bé hơn như 12000 BTU hay 9000 BTU thì phòng chẳng những không được mát mà còn rất tốn điện.

Lap chung 1 dieu hoa cho 2 phong ngu de tiet kiem dien:

2. Cách lắp chưa hợp lý

Theo thợ lắp đặt điều hòa khuyến khích đặt tại chính giữa căn phòng để làm mát nhanh và hiệu quả nhất. Bởi luồng gió mát sẽ tỏa đều hai bên, phía trước và bên dưới, giúp không gian mát nhanh hơn. Còn nếu chia đôi điều hòa như trên thì luồng khí mát sẽ tỏa từ góc phòng khiến bạn cảm thấy lâu mát hơn và quá trình này sẽ dẫn đến tốn điện.

3. Cục lạnh tỏa hơi mát cũng bị cản trở

Cục lạnh của điều hòa thường có dạng dùng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra ngoài. Quạt này không kéo dài đến toàn bộ cục nóng như cánh cửa gió điều hòa mở ra, nếu các bạn soi vào bên trong để nhìn thì sẽ thấy độ dài của quạt chỉ bằng 2/3 độ dài của cục lạnh. Do khoảng không gian còn lại là để bộ điều khiển điện tử và động cơ.

Như vậy lắp điều hòa chia đôi hai phòng thì phần cánh quạt này sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách giữa 2 phòng dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh mà hai bên vẫn bị làm mát chậm.

Lap chung 1 dieu hoa cho 2 phong ngu de tiet kiem dien:

4. Trường hợp phòng bên kia không có người sử dụng thì lại càng lãng phí

Lắp chung như vậy nếu phòng này cần dùng mà phòng kia lại không có ai dùng thì quả thật là quá lãng phí. Không gian có người cần dùng thì điều hòa làm mát quá chậm, trong khi phòng bên kia thì bỏ trống.

Như vậy là việc lắp chia đôi điều hòa như cách trên tưởng sáng tạo như trên không tiết kiệm được chút nào. Còn với trường hợp bạn chỉ đủ tiền lắp 1 chiếc điều hòa mà muốn cả hai căn phòng đều mát thì cũng không nên vì so với việc hoạt động liên tục ảnh hưởng tới tuổi thọ máy, tiền điện không tiết kiệm được bao nhiêu thì lắp riêng sẽ còn kinh tế hơn.

Điều hòa nhà bạn đã hoạt động đúng cách trong ngày nắng nóng chưa?

4 mẹo dưới đây giúp bạn sử dụng điều hòa vừa mát, vừa tiết kiệm trong những ngày hè nắng nóng đỉnh điểm.

Lo lắng bố mẹ tiếc tiền điện không dám bật điều hòa, anh Nguyễn Văn Lanh (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tặng ông bà một chiếc máy lạnh Inverter cao cấp hiệu Panasonic.

“Tôi chọn dòng điều hòa cao cấp Panasonic Aero series CU/CS-XU12UKH-8 để bố mẹ có thể thoải mái dùng điều hòa hơn. Trước nay, dù nhiều lần bảo tiền điện cứ để con trả nhưng bố mẹ tôi vẫn vì tiếc tiền mà cố chịu nóng. Nóng quá đổ bệnh thì còn mệt và tốn kém hơn nữa”, anh nói.

Quảng cáo sai sự thật về thiết bị tiết kiệm điện mùa dịch COVID-19

Trên mạng xã hội Facebook thời gian vừa qua xuất hiện hàng loạt quảng cáo về các loại “thiết bị siêu tiết kiệm điện” và “thẻ tiết kiệm điện thông minh” giúp người dùng giảm từ 30-40% lượng điện tiêu thụ.
 
 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, kiểm chứng thực tế cho thấy, các thiết bị tiết kiệm điện nói trên hoàn toàn không thể giảm điện năng tiêu thụ ở mức lớn như vậy. Các thiết bị cũng không được Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công Thương hoặc đơn vị chuyên ngành về tiết kiệm năng lượng có uy tín trên thị trường chứng nhận về hiệu quả tiết kiệm điện như quảng cáo.

Ngôi nhà sử dụng gió trời và ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện năng

Ngôi nhà 40 tuổi ở TP.HCM đã có màn thay đổi diện mạo đến không tưởng nhờ sự bố trí và thiết kế tài tình của nam kiến trúc sư trẻ, cũng là một thành viên đang sinh sống tại đây.

Ngôi nhà tại Quận 5 (TP.HCM) của gia đình kiến trúc sư Đức Minh được xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trước.

Đến nay, cả 3 thế hệ trong gia đình anh Đức Minh đều chung sống ở đây. Bởi vậy, nhu cầu tạo ra một không gian đáp ứng cuộc sống hiện tại và có gắn kết các thành viên được đặt lên hàng đầu.