Lắp cánh tay giả đi tiêm vaccine, người đàn ông nhận cái kết đắng

Đeo cánh tay giả đến điểm tiêm chủng nhằm lấy thẻ xanh vaccine, người đàn ông Ý đã bị phát hiện và nhận cái kết cực đắng.

Vì muốn có thẻ xanh vaccine mà không phải tiêm chủng, người đàn ông 50 tuổi tới một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở thành phố Biella, vùng Piemonte, miền bắc Italy, vào tối 2/12. Ông tuân thủ mọi quy trình thủ tục, được nhân viên y tế hỏi về tiền sử dị ứng rồi ký vào biên bản đồng ý tiêm trước mặt bác sĩ.
Tuy nhiên khi ông chìa cánh tay ra để tiêm, nhân viên y tế chạm vào và phát hiện dấu hiệu bất thường nên yêu cầu ông cởi áo để kiểm tra. Họ phát hiện đây là cánh tay giả phủ silicone và có màu da y như thật.
Lap canh tay gia di tiem vaccine, nguoi dan ong nhan cai ket dang
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Covid-19 cho người dân. Ảnh: Unplash. 
Nhân viên y tế quyết định báo cảnh sát. Người đàn ông cho hay động cơ của mình là để có được thẻ xanh vaccine mà không phải tiêm chủng. Giới chức vùng Piemonte cho biết sẽ truy tố hình sự ông này vì hành vi gian lận.
Filippa Bua, y tá chịu trách nhiệm tiêm cho người đàn ông trên, cho rằng người đàn ông này đã có cách né tiêm vaccine rất liều lĩnh. Theo Bua, trong nhiều tuần qua, các y tá như cô đã phải đối diện với nhiều người giận dữ vì không muốn tiêm vaccine nhưng buộc phải tiêm. Cô nói: “Tôi và đồng nghiệp cố giảm căng thẳng bằng các tránh các hành vi khiêu khích. Nhưng tôi thực sự mệt mỏi và thấy tiếc khi thấy những người này không hiểu vaccine cần thiết thế nào để bảo vệ sức khỏe và người thân họ”.
Italy từ tháng 8 áp dụng quy định xuất trình thẻ xanh, chứng minh một người đã được tiêm vaccine, mới khỏi Covid-19 hoặc xét nghiêm âm tính với nCoV để được vào dùng bữa trong nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát và tham dự các sự kiện thể thao.
Tuy nhiên, kể từ ngày 6/12, chỉ những người có "siêu thẻ xanh", cấp cho những người đã tiêm vaccine hoặc mới khỏi Covid-19, mới được thực hiện những hoạt động trên.
Quyết định siết hạn chế được đưa ra sau đợt bùng phát Covid-19 mới khiến các cuộc biểu tình quy mô nhỏ nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Italy vào cuối tuần, trong bối cảnh biến chủng Omicron xuất hiện và gây lo ngại.

Thót tim khoảnh khắc người đàn ông bị cá mập truy đuổi trên biển

Có những giây phút, người xem có cảm giác "sát thủ đại dương" chỉ cách người đàn ông vài bước chân.

Sự việc xảy ra ngoài khơi bãi biển Middles, Isabela, ở Puerto Rico, vùng quốc hải thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Theo đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội, anh Rolando Montes khi đang lướt sóng bỗng phát hiện chiếc vây lưng của một con cá mập - loài được mệnh danh là "sát thủ đại dương".
Nhận thấy nguy hiểm cách mình chỉ vài bước chân, anh Rolando Montes vội vã quay đầu, chèo ván vào bờ. Con cá mập dường như cũng cảm nhận được "con mồi" đang trốn thoát nên cũng tăng tốc đuổi theo. "Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi nhìn thấy cá mập, anh Rolando Montes chia sẻ sau khi trốn thoát thành công khỏi cuộc truy đuổi của cá mập.

Chồng không chịu tiêm vắc xin, vợ Tổng thống Brazil sang Mỹ tiêm chủng

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro - người nghi ngờ vaccine Covid-19 - thông báo vợ ông đã được tiêm vaccine trong chuyến tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.

Việc tiêm phòng của bà Bolsonaro được ông Jair Bolsonaro tiết lộ hôm 23/9 sau khi họ trở về nhà, New York Times đưa tin ngày 27/9.

“Cô ấy tới và hỏi tôi về chuyện có nên tiêm vaccine hay không”, ông nói trên mạng xã hội. “Và cô ấy đã tiêm phòng”.

“Thẻ xanh COVID-19“: Bao nước áp dụng?

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu áp dụng "thẻ xanh COVID-19" để hướng đến cuộc sống bình thường mới.

"Thẻ xanh COVID-19" đang nổi lên như một công cụ cần thiết tại nhiều quốc gia khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại và hướng đến cuộc sống bình thường mới. Ảnh: EN.
 "Thẻ xanh COVID-19" đang nổi lên như một công cụ cần thiết tại nhiều quốc gia khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại và hướng đến cuộc sống bình thường mới. Ảnh: EN. 

“Thẻ xanh COVID-19” hay “hộ chiếu vaccine” là giấy chứng nhận sức khỏe hoặc mã QR ghi lại tình trạng tiêm chủng của chủ sở hữu, kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của họ trong thời gian gần nhất hoặc xác nhận họ đã từng mắc COVID-19 và phục hồi. Ảnh: EN.
 “Thẻ xanh COVID-19” hay “hộ chiếu vaccine” là giấy chứng nhận sức khỏe hoặc mã QR ghi lại tình trạng tiêm chủng của chủ sở hữu, kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của họ trong thời gian gần nhất hoặc xác nhận họ đã từng mắc COVID-19 và phục hồi. Ảnh: EN. 

Israel lần đầu giới thiệu hệ thống thẻ xanh tạm thời vào đầu năm nay. Đây là một mã QR mà người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc in ra để chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ. Ảnh: Reuters.
 Israel lần đầu giới thiệu hệ thống thẻ xanh tạm thời vào đầu năm nay. Đây là một mã QR mà người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc in ra để chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ. Ảnh: Reuters. 

Thẻ xanh tại Israel có hiệu lực trong tối đa 6 tháng sau khi tiêm đủ liều vắc xin, hoặc trong vòng 72 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Người sở hữu thẻ xanh được phép tham gia các sự kiện lớn và vào những địa điểm công cộng nhất định như phòng gym, khách sạn, nhà hát, nhà hàng và quán bar, điểm du lịch và nơi thờ phụng. Ảnh: Reuters.
 Thẻ xanh tại Israel có hiệu lực trong tối đa 6 tháng sau khi tiêm đủ liều vắc xin, hoặc trong vòng 72 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Người sở hữu thẻ xanh được phép tham gia các sự kiện lớn và vào những địa điểm công cộng nhất định như phòng gym, khách sạn, nhà hát, nhà hàng và quán bar, điểm du lịch và nơi thờ phụng. Ảnh: Reuters. 

Nhiều quốc gia Châu Âu vẫn trên lộ trình áp dụng chương trình "thẻ xanh COVID". Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha là những quốc gia đã công bố về các hình thức của “thẻ xanh COVID-19”. Ảnh: AP.
Nhiều quốc gia Châu Âu vẫn trên lộ trình áp dụng chương trình "thẻ xanh COVID". Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha là những quốc gia đã công bố về các hình thức của “thẻ xanh COVID-19”. Ảnh: AP.   

Chính phủ Italy thông qua sắc lệnh áp dụng chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 vào ngày 17/6/2021. Theo sắc lệnh này, kể từ ngày 6/8, người dân bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh" tại các quán bar, nhà hàng, các phòng tập thể thao, bể bơi, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các cơ sở lưu trú…Ảnh: Reuters.
 Chính phủ Italy thông qua sắc lệnh áp dụng chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 vào ngày 17/6/2021. Theo sắc lệnh này, kể từ ngày 6/8, người dân bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh" tại các quán bar, nhà hàng, các phòng tập thể thao, bể bơi, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các cơ sở lưu trú…Ảnh: Reuters.

Sắc lệnh cũng quy định mức phạt lên tới 400 Euro (khoảng 470 USD) đối với các trường hợp không có chứng nhận kỹ thuật số này và xử phạt hành chính, đóng cửa các cơ sở không chấp hành quy định kiểm tra "thẻ xanh". Ảnh: SC.
 Sắc lệnh cũng quy định mức phạt lên tới 400 Euro (khoảng 470 USD) đối với các trường hợp không có chứng nhận kỹ thuật số này và xử phạt hành chính, đóng cửa các cơ sở không chấp hành quy định kiểm tra "thẻ xanh". Ảnh: SC. 

Một số tiểu bang của Đức yêu cầu “thẻ xanh COVID-19” đối với việc ăn trong nhà hàng. Ảnh: Reuters.
 Một số tiểu bang của Đức yêu cầu “thẻ xanh COVID-19” đối với việc ăn trong nhà hàng. Ảnh: Reuters. 

Tại Pháp, kể từ đầu tháng 8, chứng nhận sức khỏe cũng đã trở thành thứ bắt buộc phải có đối với người muốn vào nhà hàng, quán bar, đi máy bay, tàu điện hay tham gia các hoạt động công cộng khác. Từ cuối tháng 9, “thẻ xanh COVID-19” sẽ được mở rộng với tất cả những người trên 12 tuổi. Ảnh: Le Monde.
 Tại Pháp, kể từ đầu tháng 8, chứng nhận sức khỏe cũng đã trở thành thứ bắt buộc phải có đối với người muốn vào nhà hàng, quán bar, đi máy bay, tàu điện hay tham gia các hoạt động công cộng khác. Từ cuối tháng 9, “thẻ xanh COVID-19” sẽ được mở rộng với tất cả những người trên 12 tuổi. Ảnh: Le Monde. 

Đan Mạch áp dụng “thẻ xanh COVID-19” vào tháng 4 nhưng hiện nay, với 80% dân số trên 12 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, chính phủ nước này đã không còn áp dụng chương trình này. Ảnh: EPA.
Đan Mạch áp dụng “thẻ xanh COVID-19” vào tháng 4 nhưng hiện nay, với 80% dân số trên 12 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, chính phủ nước này đã không còn áp dụng chương trình này. Ảnh: EPA.  

Tháng 3/2021, Trung Quốc bắt đầu triển khai "thẻ xanh COVID" phiên bản điện tử, chứa thông tin về tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm của chủ sở hữu, dường như chủ yếu dành cho các chuyến du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận này được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
 Tháng 3/2021, Trung Quốc bắt đầu triển khai "thẻ xanh COVID" phiên bản điện tử, chứa thông tin về tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm của chủ sở hữu, dường như chủ yếu dành cho các chuyến du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận này được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Hôm 1/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo, nước này sẽ áp dụng thẻ xanh vắc xin và nới lỏng các hạn chế đi lại do COVID-19 từ tuần này. Ông Ramaphosa cho rằng, tiêm chủng là yếu tố quan trọng để giúp Nam Phi mở cửa hoàn toàn kinh tế cũng như tránh làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp theo. Ảnh: Reuters.
Hôm 1/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo, nước này sẽ áp dụng thẻ xanh vắc xin và nới lỏng các hạn chế đi lại do COVID-19 từ tuần này. Ông Ramaphosa cho rằng, tiêm chủng là yếu tố quan trọng để giúp Nam Phi mở cửa hoàn toàn kinh tế cũng như tránh làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp theo. Ảnh: Reuters.