Chồng không chịu tiêm vắc xin, vợ Tổng thống Brazil sang Mỹ tiêm chủng

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro - người nghi ngờ vaccine Covid-19 - thông báo vợ ông đã được tiêm vaccine trong chuyến tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ.

Việc tiêm phòng của bà Bolsonaro được ông Jair Bolsonaro tiết lộ hôm 23/9 sau khi họ trở về nhà, New York Times đưa tin ngày 27/9.

“Cô ấy tới và hỏi tôi về chuyện có nên tiêm vaccine hay không”, ông nói trên mạng xã hội. “Và cô ấy đã tiêm phòng”.

“Cô ấy đã trưởng thành, 39 tuổi rồi. Cô ấy biết mình đang làm gì”, ông Bolsonaro, 66 tuổi, nói thêm.

Điều này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Nó không chỉ cho thấy quan điểm không đồng nhất giữa hai vợ chồng tổng thống về chủ đề này, mà đối với nhiều người, đây là sự thiếu tôn trọng của đệ nhất phu nhân Brazil đối với hệ thống sức khỏe của đất nước.

Văn phòng tổng thống đã tìm cách làm rõ và giải thích thêm trong một tuyên bố vào tối 24/9. Tuyên bố cho biết tất cả thành viên trong đoàn tùy tùng của ông Bolsonaro phải làm xét nghiệm Covid-19 trước khi lên máy bay trở về Brazil. Trong quá trình này, một bác sĩ đã hỏi liệu bà Bolsonaro có muốn tiêm chủng hay không, và bà đã đồng ý.

Chong khong chiu tiem vac xin, vo Tong thong Brazil sang My tiem chung

Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã đến dự Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần trước. Ảnh: New York Times.

Tuyên bố không nêu loại vaccine bà đã tiêm. Thượng nghị sĩ Omar Aziz, người đứng đầu ủy ban quốc hội xem xét quá trình ứng phó đại dịch của ông Bolsonaro, cho rằng vợ tổng thống có thể thực hiện nghĩa vụ yêu nước bằng cách tiêm vaccine tại đất nước mình.

“Xin chúc mừng bà Michelle, người không giống như chồng bà, đã tiêm phòng”, ông nói. “Nhưng ai đó lẽ ra phải nói với bà ấy loại vaccine dùng ở Mỹ cũng giống như ở Brazil”.

Ngoài các loại vaccine được chấp thuận ở Mỹ, Brazil sử dụng thêm vaccine Coronavac và AstraZeneca.

Cả ông và bà Bolsonaro đều có kết quả âm tính vào ngày 26/9, văn phòng của ông cho biết thêm.

Trong khi đó, bốn thành viên trong đoàn tùy tùng của tổng thống Brazil tới New York đã mắc Covid-19. Những người này bao gồm Pedro Duarte Guimaraes - nhà kinh tế học và là Giám đốc điều hành của tổ chức ngân hàng hàng đầu Brazil Caixa Economica Federal; Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga; con trai ông Bolsonaro là Eduardo và một nhà ngoại giao.

Cả ông Guimaraes và ông Queiroga đã tiêm phòng đầy đủ. Ông Bolsonaro, người kiên quyết hạ thấp đại dịch, từ chối nhận liều vaccine Covid-19. Ông cho rằng sự hồi phục sau khi mắc Covid-19 trước đây của bản thân sẽ giúp ông có khả năng miễn nhiễm.

Tính tới nay, gần 600.000 người Brazil đã tử vong vì Covid-19, chỉ sau Mỹ. Khoảng 41% dân số nước này đã tiêm phòng đầy đủ.

“Đột nhập” điểm nóng COVID-19 mới ở Mỹ

(Kiến Thức) - Louisiana nằm trong số những bang ghi nhận số ca nhập viện vì COVID-19 nhiều nhất ở Mỹ hiện nay.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My
Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh. Bang Louisiana nằm trong số những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-2
 Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, bang Louisiana có mức trung bình về số ca mắc mới tính theo đầu người trong 7 ngày cuối tháng 7/2021 cao nhất cả nước. Ước tính, cứ 100.000 người dân thì có 77 ca mắc mới mỗi ngày trong 1 tuần.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-3
 Số người nhập viện do mắc COVID-19 tại Louisiana cũng tăng vọt dẫn đến tình trạng quá tải trong các bệnh viện, thiếu hụt nhân viên chăm sóc y tế.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-4
 Được biết, Trung tâm Y tế Khu vực Our Lady of the Lake đã phải dừng việc phẫu thuật không khẩn cấp cho các bệnh nhân khác để ưu tiên giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-5
Giám đốc Trung tâm y tế Khu vực Our Lady of the Lake, Catherine O'Neal, cho biết trung tâm y tế này lớn nhất tiểu bang nhưng không có đủ nhân viên để điều trị cho tất cả mọi người vì số lượng bệnh nhân nhập viện quá lớn. Trung tâm đã phải điều động các nhân viên dự bị và đóng cửa các khoa khác. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-6
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 mới tại bang Louisiana, trong đó có sự xuất hiện biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tiêm chủng thấp. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-7
 Louisiana là một trong những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ. Địa phương này đứng thứ 5 trong danh sách những bang có tỷ lệ tiêm chủng dưới 38%.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-8
Bà Joan Bronson được điều trị COVID-19 tại Trung tâm y tế Ochsner ở Jefferson Parish, bang Louisiana, ngày 10/8. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-9
 Jerome Batiste, đến từ Westwego, Louisiana, cũng đang được điều trị COVID-19 tại Ochsner.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-10
 Bác sĩ Stephen Kantrow thảo luận về việc chăm sóc bệnh nhân với các nhân viên y tế khi họ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế Ochsner ngày 10/8.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-11
 Mary Lubrano, một nữ y tá đến từ Chalmette, bị mắc COVID-19 và đang được điều trị.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-12
Một người dân tự lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19 tại địa điểm xét nghiệm ở New Orleans, Louisiana, ngày 6/8 trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh khắp bang này. 

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-13
 Các binh sĩ Mỹ có mặt tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở New Orleans.

“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-14
 Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm y tế North Oaks ngày 5/8.

Nguy cơ nửa dân số có thể sẽ mắc COVID-19, Myanmar “quay cuồng” sao?

(Kiến Thức) - Myanmar đang "quay cuồng" đối phó với làn sóng COVID-19. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward cảnh báo, một nửa dân số của quốc gia Đông Nam Á này có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới.

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?
 Theo số liệu chính thức được công bố, tính đến ngày 30/7, Myanmar ghi nhận tổng cộng gần 290.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 8.500 người tử vong. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Ảnh: Getty. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-2
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward mới đây cảnh báo rằng một nửa dân số Myanmar, tương đương khoảng 27 triệu người, có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới, nếu tình hình không được cải thiện. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-3
Myanmar đang phải "quay cuồng" đối phó với dịch bệnh COVID-19 khi số ca mắc tăng nhanh trong khi cơ sở y tế bị quá tải. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-4
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại, Myanmar chỉ còn khoảng 40% cơ sở y tế đủ năng lực hoạt động, trong đó nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị nghiêm trọng và thiếu nguồn nhân lực. Ảnh: AP.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-5
 Trưởng phái đoàn tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Myanmar, ông Joy Singhal, cho biết nhu cầu oxy và dịch vụ y tế đang tăng cao vì số bệnh nhân tăng vọt trên cả nước. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-6
 Các lò hỏa táng đang hoạt động hết công suất trong khi tình nguyện viên hỗ trợ việc thu gom thi thể những người tử vong tại nhà. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-7
 Được biết, đến nay, mới chỉ có khoảng 1,75 triệu trong tổng số 54 triệu dân Myanmar được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-8
Trước tình hình hiện nay, chính quyền quân sự Mynamar đang tìm kiếm sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-9
Lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing (ảnh) ngày 28/7 đã chỉ đạo tại cuộc họp điều phối rằng phải tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, và Myanmar nên đề nghị quỹ ứng phó khẩn cấp với COVID-19 của ASEAN hỗ trợ. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-10
Được biết, nỗ lực phòng chống COVID-19 tại Myanmar bắt đầu bị gián đoạn kể từ sau biến cố chính trị hôm 1/2, với việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) cùng các quan chức Đảng NLD cầm quyền bị bắt giữ, quân đội lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Getty.   

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-11
Irrawaddy News đưa tin, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar có xu hướng tăng kể từ cuối tháng 5/2021 khi chính quyền nới lỏng các hạn chế, cho phép chùa chiền, bãi biển và các địa điểm công cộng khác mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters. 

Anh: Lái xe sắp hết xăng có thể bị phạt tới 155 triệu Đồng

Các chuyên gia cảnh báo, điều khiển phương tiện trong tình trạng sắp hết xăng giữa cuộc khủng hoảng nhiên liệu có thể bị phạt rất nặng, thậm chí ngồi tù nếu làm cản trở giao thông hoặc gây ra tai nạn.

Trước cuộc khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng, những người điều khiển phương tiện ở Anh hiện còn có thể phải đối mặt với nguy cơ phải lãnh án phạt nặng nếu cố tình lái xe khi sắp hết xăng
Do thiếu tài xế xe bồn, các công ty xăng dầu tại Anh đang chật vật tìm cách vận chuyển nhiên liệu đến các trạm xăng trên cả nước. Vấn đề này đã dẫn đến việc người dân đổ xô “mua hàng hoảng loạn” để tích trữ, hàng dài tài xế xếp hàng chờ đổ xăng trước các siêu thị và trạm xăng. Nhiều người thậm chí còn mạo hiểm lái xe sắp hết xăng hoặc dầu đến để mua được nhiều nhiên liệu nhất có thể.