Lào Cai: Thông tin mới nhất vụ 9 cửu vạn mất tích, tử vong

(Kiến Thức) - Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể nạn nhân thứ 6 trong vụ tai nạn thương tâm trên. Hiện lực lượng chức năng vẫn tích cực tìm kiếm…

Thông tin mới nhất vụ việc thương tâm 9 cửu vạn bị đuối nước trên sông Hồng (địa bàn xã biên giới Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chiều 13/3, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 6. Thượng tá Trần Văn Khoa - Lãnh đạo đồn biên phòng A Mú Sung xác nhận thông tin này.
Để tìm kiếm thi thể các nạn nhân, từ sáng 13/3, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã huy động 117 cán bộ, chiến sỹ cùng 2 chiếc xuồng phối hợp với lực lượng công an, dân quân địa phương lập 7 điểm trên sông Hồng để tích cực tìm kiếm.
Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
 Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
Theo thông tin từ ông Vương Trinh Quốc – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai tại buổi họp báo thông tin vụ tai nạn đuối nước làm 9 người chết và mất tích trên, vào khoảng 15h chiều ngày 11/3, một số nhân công của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Bắc Sông Hồng (thành phố Lào Cai) tham gia vận chuyển hàng tạm nhập - tái xuất qua biên giới tới khu vực cột mốc 93 (2) + 3.500 m theo hợp đồng với Công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) trên 3 thuyền vỏ sắt. Đến khoảng 6 giờ cùng ngày, sau khi bàn giao hàng hóa xong, thì 9 nhân công đi trên 1 thuyền không may bị ngã khỏi thuyền sắt. Do thiếu kỹ năng bơi lội, nên đã có 5 nạn nhân được xác định là tử nạn do đuối nước.
Hiện, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang phối hợp với Công an Biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tích cực mở rộng phạm vi và biện pháp tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn lại.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, danh tính các nạn nhân đã tử vong gồm Châu A Dế (sinh năm 1972), trú tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Giàng A Dơ (sinh năm 1995) và Giàng A Tếnh (sinh năm 1997), trú tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; Thào A Lâu (sinh năm 1990) và Thào A Giàng (sinh năm 2002) cùng trú tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Cả 5 nạn nhân xấu số trên đều là dân tộc Mông.
Các nạn nhân hiện mất tích sau khi ngã xuống nước gồm: Tráng Văn Long (sinh năm 1993), Vàng Văn Thắng (sinh năm 1992), cùng trú tại huyện Mường Khương; Thầu A Hòa (sinh năm 1992), trú tại huyện Bát Xát và Lò Nam Nan (sinh năm 1994), trú tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Trong đó, một thi thể đã được tìm thấy vào chiều 13/3.
Tại cuộc họp báo, Đại tá Nguyễn Trọng Ngữ, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã huy động 117 cán bộ, chiến sỹ cùng thuyền của nhân dân, lực lượng công an biên giới và phối hợp với trạm biên phòng Pả Sa (Trung Quốc) tìm kiếm cứu nạn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cũng đã hỗ trợ mỗi nạn nhân được tìm thấy 2 triệu đồng, hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ đối với người nhà 4 công nhân hiện đang mất tích cùng phối hợp tìm kiếm.
“Đối với thi thể các nạn nhận được tìm thấy đã xác định được danh tính, hiện đã giao cho gia đình người thân mang về quê mai táng theo phong tục”, Đại tá Ngữ cho biết.
Một số hình ảnh về hiện trường tìm kiếm các nạn nhân mất tích:
 
 
 
 
 
 

Cứu ba mẹ con đuối nước lúc thả cá chép, nam sinh tử vong

Thấy ba mẹ con nữ giáo viên vùng vẫy dưới nước, nam sinh quê Thanh Hóa bơi ra cứu và đuối nước tử vong.

Hiện trường nơi xảy ra sự việc. Ảnh: N.D.
 Hiện trường nơi xảy ra sự việc. Ảnh: N.D.
Thấy có người vùng vẫy kêu cứu, em Hoàng Đức Hải (ở thôn Hồng Kỳ, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia) nhảy xuống sông, bơi ra cứu.
Sau khi đưa được ba mẹ con chị Loan vào bờ, Hải bị đuối nước bởi kiệt sức do lạnh cóng và chìm dần.
Thượng tá Đỗ Thái Vĩnh, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy số 2 Thanh Hóa, cho biết sau khi nhận tin, đơn vị đã điều hai xe cứu nạn cứu hộ cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường tìm kiếm nạn nhân bị đuối nước.
"Chúng tôi gặp nhiều khó khăn do thời tiết giá rét, nước sông lên cao. Đến 15h30 cùng ngày, các chiến sĩ mới tìm thấy thi thể em Hải và bàn giao cho gia đình", thượng tá Vĩnh nói.
Theo chính quyền địa phương, em Hoàng Đức Hải là sinh viên năm tư của một trường đại học ở Hà Nội. Thời điểm xảy ra sự vụ đuối nước, Hải về quê nghỉ Tết.
Cầu Ghép, huyện Tĩnh Gia - Nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Google Maps.
 Cầu Ghép, huyện Tĩnh Gia - Nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Google Maps.

Hé lộ nguyên nhân nữ giáo viên tử vong tại viện K

(Kiến Thức) - Bệnh viện K (cơ sở 3 Tân Triều, Hà Nội) vừa thông tin chính thức về sự việc nữ giáo viên tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc cản quang vào ngày 29/9/2017.

Liên quan đến vụ việc chị T.T.L. (45 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) tử vong bất thường sau khi tiêm thuốc cản quang tại Bệnh viện K, chiều 3/10, bệnh viện K đã thông tin chính thức.

Theo bệnh viện K, bệnh nhân L. bị mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và phần phụ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (tỉnh Nghệ An) vào tháng 5/2017.

Tuy nhiên khi giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn trên ½ lớp cơ, hạch chậu âm tính, parameche âm tính và sau mổ 4 tháng bệnh nhân có triệu chứng ra máu âm đạo nên đến khám lại tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Lúc này nghi ngờ bệnh ung thư tái phát, bệnh viện đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện K (ngày 21/9/201).

He lo nguyen nhan nu giao vien tu vong tai vien K
 Khu vực bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều (Hà Nội).

Ngày 28/9/2017, Bệnh nhân đến Bệnh viện K khám và chẩn đoán theo dõi ung thư cổ tử cung tái phát, được chỉ định làm xét nghiệm chỉ điểm khối u (định lượng CEA125, SCC, HE4), X-Quang phổi thẳng, siêu âm tử cung phần phụ, chụp cắt lớp vi tính bụng – tiểu khung thường quy (16 dãy) có tiêm thuốc cản quang. Đến 9h5 ngày 29/9/2017, bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang Ultravist 80ml tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện K. Chụp xong bệnh nhân được theo dõi tại khoa.

Đến 10h05 ngày 29/9/2017, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tức ngực, khó thở, da ngứa, mẩn đỏ. Bệnh nhân tỉnh, da đỏ, xung huyết, phù nề, khó thở, nhịp thở 26 lần/phút, không tiếng rít thanh quản, mạch 100 lần/phút, huyết áp 80/60 mmHg, SpO2 95%, tim đều, phổi rì rào phế nang rõ, không rales. Chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc cản quang/ Ung thư cổ tử cung đã phẫu thuật. Bệnh nhân ngay lập tức được xử trí tại chỗ và vận chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân được xử trí thở oxy, adrenalin truyền tĩnh mạch, Corticoide, kháng H1.

Theo bệnh viện, sau 5h cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, da đỡ đỏ, xung huyết, còn tức ngực, mạch 100 lần/phút, huyết áp 105/80 mmHg, SpO2 95 %, tim đều, phổi không rales. Bệnh nhân được hội chẩn trong khoa Hồi sức cấp cứu với kết luận tình trạng bệnh nhân nặng, chưa thoát sốc, cần được duy trì điều trị và theo dõi sát. Chỉ định cận lâm sàng, công thức máu, khí máu, sinh hóa máu, điện tim đồ.

Trong đêm, bệnh nhân được duy trì adrenalin 0,2 µg/kg/phút. Tình trạng hô hấp huyết động tạm ổn định. Huyết áp 85-110/60-70 mmHg, mạch 90-115 lần/phút, SpO¬2 98-100%, không sốt, tiểu 2.000 ml/23h.

Tuy nhiên đến 8h ngày 30/9/2017, bệnh nhân xuất hiện khó thở nhiều, ho khạc đờm bọt hồng, phổi nhiều rales ẩm lan đến đỉnh, tim nhanh đều 160 lần/phút, huyết áp 40/20 mmHg, SpO2 60%. Tiến hành cấp cứu hô hấp tuần hoàn, tình trạng bệnh không cải thiện và bệnh nhân tử vong lúc 9h30’ ngày 30/9/2017.

Trao đổi với PV Kiến Thức lãnh đạo UBND xã Quỳnh Châu (Nghệ An) - cho biết, gia đình chị L. rất vất vả, vì chồng chị L. bị mù một mắt vĩnh viễn không nhìn thấy gì, mắt còn lại cũng đang mờ dần.

Trước khi xảy ra sự việc, chị L. đang là giáo viên dạy học tại trường tiểu học trên địa bàn xã, còn chồng ở nhà buôn bán nhỏ. Hai vợ chồng chị L. hiện có hai người con.

“Ngay sau khi gia đình nạn nhân đưa thi thể chị L. về, chính quyền xã đã phối hợp với thôn xóm đã tổ chức an táng cho chị L. theo đúng tập tục của địa phương”,vị lãnh đạo xã Quỳnh Châu thông tin.